Tag
Hà Nội

Tăng cường kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết

Tin Y tế 05/10/2023 15:46
aa
TTTĐ - Tại Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết vẫn tiếp tục tăng. Các quận huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống sốt xuất huyết.
Cả nước có hơn 87.000 ca sốt xuất huyết, nhiều ca biến chứng nặng Gần 95% xã, phường ở Hà Nội có bệnh nhân mắc sốt xuất huyết Gần 2.600 ca mắc sốt xuất huyết trong một tuần Sốt xuất huyết lan mạnh ở nhiều châu lục

Chuyên gia lý giải nguyên nhân

Theo thống kê, tuần 38/2023 cả nước ghi nhận 5.758 trường hợp mắc sốt xuất huyết. So với tuần trước số mắc giảm 4,3%. Trong đó, số nhập viện so với tuần trước giảm 5,6%.

Tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 93.814 trường hợp mắc, 26 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2022 (228.490/117) số mắc giảm 58,9%, tử vong giảm 91 trường hợp.

kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh

Tại Hà Nội, theo thống kê, trong tuần này, trên địa bàn thành phố tiếp tục có thêm gần 2.600 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 1,5 lần so với tuần đầu của tháng 9/2023).

Như vậy, cộng dồn 9 tháng năm 2023, thành phố đã ghi nhận 15.354 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có nhiều ổ dịch phức tạp kéo dài. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 557/579 xã, phường, thị trấn.

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, theo thống kê, từ tháng 9, số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tăng lên đáng kể. Hiện tại, cơ sở y tế này đang điều trị cho hơn 200 bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhiều khoa. Các bệnh nhân được chuyển đến từ nhiều tỉnh thành miền Bắc, trong đó phần lớn là Hà Nội.

TS Vũ Trọng Dược, Trưởng Văn phòng sốt xuất huyết phía Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: "Hà Nội ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất là xu thế chung về dịch tễ của cả khu vực, vì thông thường Hà Nội cũng như các tỉnh của khu vực miền Bắc thường ghi nhận ca mắc bắt đầu tăng từ tháng 7, 8 và đạt đỉnh vào tháng 9, 10.

Ngoài ra, năm nay còn có các yếu tố về thời tiết nắng nóng, mưa nhiều rất thuận lợi cho đàn muỗi véc tơ phát triển với mật độ cao, làm phát tán virus Dengue ở cộng đồng mạnh hơn.

Hà Nội có những đặc thù làm cho sốt xuất huyết có yếu tố tăng nhanh hơn so với các tỉnh khác thuộc khu vực miền Bắc, đó là giao thương đi lại nhiều, mật độ dân cư đông đúc làm cho muỗi dễ phát tán virus Dengue hơn. Nếu như có muỗi nhiễm virus thì sẽ có "điều kiện" lây lan mạnh hơn các khu vực khác".

Dự báo tình hình dịch sốt xuất huyết thời gian tới, Cục Y tế dự phòng cho biết, theo Tổ chức Y tế Thế giới, trong năm 2023 và 2024 hiện tượng biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino có thể thúc đẩy muỗi sinh sản, làm gia tăng sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết và các bệnh do muỗi truyền.

Do đang vào cao điểm mùa mưa nên số mắc tiếp tục có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là các hoạt động diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy tại các địa phương.

Giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh

Trước đó, chiều 4/10, TS Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Trưởng đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết Sở Y tế đã có buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh quận Tây Hồ về công tác phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại dãy nhà trọ số 55C, ngõ 23 Xuân La.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại dãy nhà trọ số 55C, ngõ 23 Xuân La

Đoàn đã kiểm tra thực tế công tác phòng chống sốt xuất huyết tại ngõ 23, phố Xuân La, phường Xuân La đối với các hộ gia đình: ông Phương Văn Hoàn, ông Nguyễn Văn Dũng, dãy nhà trọ số 55C, nhà số 10 ngõ 23 Xuân La.

Qua kiểm tra, đoàn phát hiện tại bể nước ngầm, bể cảnh ngoài trời, xô, chậu của các hộ dân có chứa ổ bọ gậy; Khi được hỏi người dân còn có tâm lý chủ quan, lơ là, chưa nhận thức được đầy đủ về mức độ nguy hiểm của dịch sốt xuất huyết.

Tại buổi làm việc, theo báo cáo của UBND quận Tây Hồ, lũy tích từ ngày 1/1 đến 3/10/2023, toàn quận Tây Hồ ghi nhận 354 ca mắc sốt xuất huyết/20 ổ dịch, xếp thứ 21/30 quận, huyện về số ca mắc.

Số ca mắc phân bố tại 8/8 phường, các phường có số ca mắc cao như Xuân La 96 ca; Yên Phụ 89 ca; Thụy Khuê 37 ca. Hiện tại 13 ổ dịch đã kết thúc, còn 7 ổ dịch đang hoạt động, không ghi nhận ca tử vong.

Bể nước tại công trình đang xây dựng của hộ gia đình tại ngõ 23 Xuân La có chứa bọ gậy.
Bể nước tại công trình đang xây dựng của hộ gia đình tại ngõ 23 Xuân La có chứa bọ gậy

Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết trong thời gian qua, tuy nhiên đoàn kiểm tra nhận định tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn quận Tây Hồ tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát dịch cao. Nguyên nhân chính do công tác diệt bọ gậy, xử lý ổ dịch và giám sát dịch chưa triệt để.

Tại buổi làm việc, PGS.TS Trần Đắc Phu, chuyên gia cao cấp Bộ Y tế cho biết, cùng với cả nước, Hà Nội luôn có sự lưu hành của nhiều bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay thì quan tâm hàng đầu của thành phố phải là phòng, chống dịch sốt xuất huyết.

Bởi lẽ hiện nay điều kiện thời tiết nắng, mưa đan xen, kết hợp với hiện tượng El Nino thuận lợi cho việc thúc đẩy muỗi sinh sản, làm gia tăng sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết. Do đó, cần quyết liệt triển khai các hoạt động diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy tại các địa phương.

Đoàn làm việc với Ban chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh quận Tây Hồ.
Đoàn làm việc với Ban chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh quận Tây Hồ

Phát biểu tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà nhấn mạnh, quận Tây Hồ cần tập trung tuyên truyền để từng người dân, từng hộ gia đình nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết; Kết hợp tuyên truyền với xử lý nghiêm, nhất là đối với chủ các công trình xây dựng, chủ nhà trọ nếu như vi phạm quy định về phòng chống dịch.

Đồng thời, các đơn vị giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm, xử lý triệt để khi phát hiện ca bệnh, ổ dịch, tuyệt đối không bỏ sót ổ dịch, ca bệnh để ngăn chặn nguồn lây, không để dịch bệnh bùng phát lan rộng…

Đọc thêm

Tập trung xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh Tin Y tế

Tập trung xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các đơn vị y tế trong toàn ngành tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt sau bão, đặc biệt là tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường, ổn định đời sống người dân.
VinBrain bứt tốc thông qua việc hợp tác với các hệ thống y tế lớn tại Việt Nam Tin Y tế

VinBrain bứt tốc thông qua việc hợp tác với các hệ thống y tế lớn tại Việt Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần VinBrain, startup AI công nghệ y tế được đầu tư bởi Vingroup, tiếp tục củng cố vị thế trên thị trường nội địa với các thỏa thuận hợp tác mới nhất cùng Medlatec và Vikomed.
Tăng cường nhân lực điều trị các nạn nhân của bão số 3 Tin Y tế

Tăng cường nhân lực điều trị các nạn nhân của bão số 3

TTTĐ - Ngày 16/9, Bộ Y tế đã có công văn số 5481/BYT-KCB gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ và bệnh viện thuộc trường Đại học Y Dược; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt.
Hoàn Mỹ hợp tác cùng chuyên gia nước ngoài điều trị các ca khó về thay khớp háng, khớp gối Tin Y tế

Hoàn Mỹ hợp tác cùng chuyên gia nước ngoài điều trị các ca khó về thay khớp háng, khớp gối

TTTĐ - Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình và Cột sống Hoàn Mỹ, Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ - hệ thống y tế tư nhân hàng đầu tại Việt Nam vừa tổ chức hội thảo “Thay khớp háng ca khó, hội chẩn cùng chuyên gia” nhằm mang đến các giải pháp tiên tiến trong chăm sóc và điều trị các trường hợp thay khớp háng, khớp gối phức tạp.
Hỗ trợ các trạm y tế thiệt hại do cơn bão số 3 Tin Y tế

Hỗ trợ các trạm y tế thiệt hại do cơn bão số 3

TTTĐ - Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Phó Bí thư Ban cán sự, Bí thư Đảng ủy Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn công tác đã đến xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, trao quà cho người dân chịu ảnh hưởng cơn bão số 3.
Sẽ bàn giao Trung tâm Y tế về UBND cấp huyện quản lý Tin Y tế

Sẽ bàn giao Trung tâm Y tế về UBND cấp huyện quản lý

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã ban hành kế hoạch 4266/KH-SYT triển khai thực hiện Quyết định số 4365/QĐ-UBND và Đề án số 09/DA-UBND ngày 21/8/2024 của UBND thành phố Hà Nội về việc chuyển các TTYT thuộc Sở Y tế về UBND các quận, huyện và thị xã quản lý.
Cứu sống bệnh nhân chảy máu ồ ạt sau đẻ do rau tiền đạo Tin Y tế

Cứu sống bệnh nhân chảy máu ồ ạt sau đẻ do rau tiền đạo

TTTĐ - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã tiếp nhận và cấp cứu kịp thời một ca bệnh nặng, cứu sống bệnh nhân Lò Thị B (huyện Sóc Sơn, Hà Nội).
Đau lưỡi lâu ngày không khỏi bất ngờ phát hiện bị ung thư Tin Y tế

Đau lưỡi lâu ngày không khỏi bất ngờ phát hiện bị ung thư

TTTĐ - Nhập viện trong tình trạng đau lưỡi lâu ngày, tự uống thuốc không đỡ, cụ bà ở Hà Nội được các bác sĩ Bệnh viện E phát hiện bị ung thư bờ lưỡi nguy hiểm.
Hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu hỗ trợ người dân sau bão Yagi Tin Y tế

Hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu hỗ trợ người dân sau bão Yagi

TTTĐ - Hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu đang triển khai kế hoạch hỗ trợ 10 tấn thuốc, tương đương 2,5 tỷ đồng cho đồng bào khu vực bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.
Tăng cường tổng vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ Sức khỏe

Tăng cường tổng vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 6 đến 13/9), toàn thành phố ghi nhận 227 ca mắc sốt xuất huyết, 52 ca mắc tay chân miệng, 1 ca sởi.
Xem thêm