Tag

Sử dụng vắc xin cần phù hợp với các biến chủng của cúm mùa

Tin Y tế 24/09/2022 13:06
aa
TTTĐ - Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cách phòng, chống hiệu quả nhất bệnh cúm mùa do nhiễm khuẩn đường hô hấp là tiêm phòng vắc xin.
Bảo đảm cung ứng, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc điều trị cúm mùa Khuyến cáo về việc phòng chống bệnh cúm mùa Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh cúm mùa Quản lý mua bán sinh phẩm xét nghiệm, thuốc chữa bệnh cúm mùa

Phát biểu tại Hội thảo khoa học "Cập nhật phòng tránh bệnh cúm mùa đông xuân năm 2022-2023" do Hội Y học dự phòng Việt Nam tổ chức, PGS.TS Bùi Vũ Huy, nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, ở Việt Nam, cúm mùa chủ yếu xảy ra vào mùa đông với bất cứ ai và ở bất kỳ độ tuổi nào.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 hoành hành, mô hình bệnh cúm phần nào được thay đổi nên cúm mùa có thể xảy ra vào các thời điểm khác nhau trong năm. Tuy nhiên, tỉ lệ mắc cúm vào mùa Thu- Đông vẫn sẽ cao hơn nhiều so với các thời điểm khác.

Sử dụng vắc xin cần phù hợp với các biến chủng của cúm mùa
Hội thảo khoa học "Cập nhật phòng tránh bệnh cúm mùa đông xuân năm 2022-2023"

Cũng theo chuyên gia, cúm mùa tuy là bệnh không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng đối với nhóm người có nguy cơ cao, trong một số trường hợp có thể tử vong.

Theo WHO, tiêm chủng là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn nhiễm cúm và các biến chứng nghiêm trọng. Hàng năm, WHO đưa ra khuyến nghị về thành phần vắc xin cần nhắm vào các chủng tiêu biểu nhất đang lưu hành.

Vắc xin cúm mùa tam giá (3 chủng) đang phổ biến hiện bao gồm 2 chủng cúm A và một chủng cúm B. Tuy nhiên, các chủng được khuyến nghị có thể không phản ánh hết những chủng đang lưu hành hiện tại.

Vậy nên, có thể nói, vắc xin cúm mùa 3 chủng hiện nay không phải là tối ưu nhất để bảo vệ mọi người chống lại bệnh cúm mùa.

Việc bổ sung chủng virus cúm B thứ 2 vào các vắc xin cúm mùa tam giá hiện tại sẽ giúp giải quyết các vấn đề không phù hợp trên.

Hiện nay, có nhiều loại vắc xin cúm mùa đang được sử dụng tại các cơ sở tiêm chủng, song các chuyên gia nhận định, vắc xin cúm mùa tứ giá (4 chủng) GCFLU Quadrivalent (2 chủng A và 2 chủng B) là dòng vắc xin có thể giúp phòng 4 chủng cúm mùa mới nhất theo khuyến cáo WHO hàng năm.

Vắc xin cúm mùa tứ giá GCFLU Quadrivalent được chỉ định cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và có thể sử dụng trong tất cả giai đoạn của thai kỳ, mang lại hiệu quả bảo vệ cao, an toàn cho cả mẹ bầu và em bé.

Chuyên gia cũng khuyến cáo các đối tượng nguy cơ cao cần được tiêm phòng vắc xin GCFLU Quadrivalent là người già từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai, mới sinh đến sau sinh 2 tuần, trẻ em.

Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, bên cạnh tiêm phòng vắc xin, để phòng bệnh, mỗi người cần thực hiện các vấn đề liên quan đến vệ sinh tay, sát khuẩn, hạn chế tụ tập, khẩu trang và quan trọng nhất là ý thức người dân.

Tại Hội thảo, ông Kang Jin-Han, thành viên Hội đồng quản trị Liên đoàn Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc đưa ra khuyến cáo, do các chủng virus cúm có thể thay đổi hàng năm nên mỗi năm, tất cả mọi người trên 6 tháng tuổi nên tiêm vắc xin chủng cúm nhắc lại.

Đặc biệt, việc tiêm vắc xin này cần được ưu tiên đối với nhóm trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai và những người mắc các bệnh mãn tính để giảm thiểu tối đa các biến chứng nặng không mong muốn.

Cũng tại Hội thảo PGS.TS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã nhấn mạnh về hệ lụy khi đồng nhiễm cúm với một bệnh truyền nhiễm khác.

Theo ông Thái, nhiều người có thể đồng nhiễm 2-3 bệnh, ví như nhiễm cúm, COVID-19, sốt xuất huyết, khi ấy nguy cơ bị nặng rất cao và gây khó khăn trong việc chỉ định dùng thuốc điều trị.

Theo ông Thái, hiện các vắc xin cúm tại Việt Nam cơ bản các nhà sản xuất cố gắng cập nhất hết các chủng đang lưu hành được WHO khuyến cáo. Tuy nhiên với mỗi công nghệ có ưu và nhược điểm khác nhau.

Và không vắc xin nào đảm bảo 100% vấn đề bảo vệ, nhưng điều quan trọng nhất cho tới thời điểm này là các vắc xin đều đảm bảo phòng các tình trạng nặng, tử vong và nhập viện.

“Tiêm vắc xin không những tránh được bệnh cúm còn giúp tránh các bệnh khác nữa, giúp cho hệ miễn dịch khỏe”, PGS.TS. Phạm Quang Thái nhấn mạnh.

Còn theo ý kiến của TS.BS Lê Kiến Ngãi, Trưởng Khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương, có 4 chủng (còn gọi là týp -types) virus cúm: A, B, C và D.

Trong đó, các virus cúm A và B thường gây ra những đợt bùng phát bệnh ở người theo mùa (nên thường được gọi là cúm mùa).

Các đợt bùng phát cúm chủ yếu xảy ra vào mùa Đông - Xuân (ở Mỹ, cúm hầu như chỉ xảy ra vào mùa Đông).

Virus cúm A là virus cúm duy nhất được biết đến là nguyên nhân gây ra đại dịch cúm, như những lần dịch cúm toàn cầu.

Đại dịch thường xảy ra khi có một loại virus cúm A mới hoặc là khác với trước đây xuất hiện, kèm theo có hai đặc tính lây nhiễm mạnh và lây lan nhanh từ người sang người.

Nhiễm virus cúm C thường gây ra bệnh nhẹ và không được cho là gây dịch ở người. Virus cúm D chủ yếu ảnh hưởng đến gia súc và chưa được ghi nhận là có thể lây nhiễm hoặc gây bệnh cho người.

Vắc xin phòng cúm hiện nay được sản xuất để bảo vệ, chống lại các chủng virus cúm gây dịch theo mùa bao gồm virus cúm A (H1N1), virus cúm A (H3N2), virus cúm B/Victoria và virus cúm B/Yamagata.

Tuy nhiên, tiêm vắc xin cúm cùng với việc dự phòng được các chủng virus cúm khác có đặc tính kháng nguyên tương tự virus được sử dụng để sản xuất vắc xin.

Vì vậy tiêm vắc xin phòng cúm là giải pháp dự phòng cúm chủ động và hiệu quả. Xu hướng hiện nay, cộng đồng đang ghi nhận vai trò của vắc xin phòng cúm tứ giá (mang kháng nguyên của 4 loại virus cúm - 2 loại virus cúm A và 2 loại virus cúm B) cả về khía cạnh hiệu quả phòng bệnh và chi phí y tế trực tiếp cũng như gián tiếp.

Đọc thêm

Quảng Nam: Ô nhiễm Coliforms tại Bệnh viện đa khoa Sài Gòn Tam Kỳ Tin Y tế

Quảng Nam: Ô nhiễm Coliforms tại Bệnh viện đa khoa Sài Gòn Tam Kỳ

TTTĐ - Công an tỉnh Quảng Nam kiểm tra, phát hiện mẫu nước thải tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Tam Kỳ đang ở mức báo động khi chỉ số vi khuẩn Coliforms vượt quy định tới 480 lần.
Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi Tin Y tế

Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Báo động tình trạng giả mạo lương y lừa đảo bán thuốc gia truyền Tin Y tế

Báo động tình trạng giả mạo lương y lừa đảo bán thuốc gia truyền

TTTĐ - Thời gian qua, Cục quản lý Y, Dược Cổ truyền (Bộ Y tế) nhận được nhiều phản ánh, khiếu nại của các cơ sở y học cổ truyền làm ăn chân chính, lương y sở hữu bài thuốc y học cổ truyền bị các đối tượng mạo danh, quảng cáo các bài thuốc công dụng "ảo" trên mạng xã hội
Xử phạt, tước giấy phép hoạt động Công ty TNHH Bệnh viện Mary Nhịp sống phương Nam

Xử phạt, tước giấy phép hoạt động Công ty TNHH Bệnh viện Mary

TTTĐ - Thông tin từ Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, cơ quan này đã ra quyết định xử phạt Công ty TNHH Bệnh viện Mary số tiền 95 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở trong thời hạn 3 tháng vì có nhiều vi phạm trong quá trình hoạt động.
Tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết Tin Y tế

Tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 25/10 đến ngày 31/10), toàn thành phố ghi nhận 612 ca mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong.
Tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện Tin Y tế

Tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội có công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Phẫu thuật bệnh nhi gãy xương đùi bằng phương pháp ít xâm lấn Tin Y tế

Phẫu thuật bệnh nhi gãy xương đùi bằng phương pháp ít xâm lấn

TTTĐ - Bệnh viên Nhi Hà Nội tiếp nhận bệnh nhi (7 tuổi, trú tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội) chuyển từ bệnh viện tuyến dưới đến với tình trạng chân trái không vận động được, đau nhói đùi và không đi lại được đã được nẹp tạm thời.
Hàng loạt doanh nghiệp bị xử lý vi phạm lĩnh vực y tế Tin Y tế

Hàng loạt doanh nghiệp bị xử lý vi phạm lĩnh vực y tế

TTTĐ - Công ty Cổ phần thương mại OPEN PHARMA, Công ty TNHH MTV 120 Armephaco, Công ty Cổ phần Pymepharco, Công ty TNHH Dược phẩm Quốc tế Gia Phú... là những doanh nghiệp vừa bị xử lý vi phạm trong lĩnh vực y tế.
Thành tựu của y học cổ truyền lan tỏa qua những bài thuốc quý Tin Y tế

Thành tựu của y học cổ truyền lan tỏa qua những bài thuốc quý

TTTĐ - Sáng 3/11, Hội thảo khoa học về hiệu quả chữa bệnh bằng phương pháp và các bài thuốc y học cổ truyền” đã diễn ra với sự tham dự đông đảo các lương y, thầy thuốc Nhân dân khắp cả nước tại Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội.
Lâm Đồng ghi nhận 4 trường hợp mắc viêm màng não mô cầu Tin Y tế

Lâm Đồng ghi nhận 4 trường hợp mắc viêm màng não mô cầu

TTTĐ -Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ghi nhận 4 trường hợp mắc viêm màng não mô cầu. Trong đó, có 3 trường hợp xuất phát từ một quán karaoke ở huyện Cát Tiên.
Xem thêm