Tag

Siết chặt quản lý chợ thực phẩm online mùa dịch

Chung tay vì an toàn thực phẩm 31/07/2021 00:00
aa
TTTĐ - Dịch Covid-19 bùng phát đã làm thay đổi phương thức mua hàng của nhiều người tiêu dùng từ trực tiếp sang trực tuyến (online). Đặc biệt, trong thời điểm thành phố yêu cầu tạm dừng một số hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại chỗ, không ra ngoài khi không thực sự cần thiết...thì nhu cầu mua sắm thực phẩm online càng trở nên sôi động.
Giá lương thực, thực phẩm tăng kéo CPI tháng 7 tăng 0,62% VISSAN vẫn tiếp tục cung ứng thực phẩm tươi sống tại TP HCM Thanh thơi mua sắm thực phẩm trong những ngày Hà Nội giãn cách xã hội Bình Thuận: Cung cấp lương thực, thực phẩm đến từng hộ gia đình tại khu phong tỏa

Việc mua bán online trong mùa dịch thuận tiện cho cả người bán và người mua. Tuy nhiên, việc quản lý chợ thực phẩm online vẫn đang bị bỏ ngỏ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng, đã đến lúc cần phải siết chặt.

Bài 1: Chợ online “mọc lên như nấm”

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến việc mua - bán thực phẩm online trên trang web thương mại điện tử, mạng xã hội thu hút người tiêu dùng mọi lứa tuổi vì sự đa dạng và tiện dụng. Chợ thực phẩm online nở rộ, hàng loạt những trang bán hàng thực phẩm ra đời thu hút lượng lớn người tiêu dùng. Vấn đề đáng lo ngại của hầu hết người tiêu dùng là rủi ro về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm… khi việc mở một trang bán hàng thực phẩm online quá dễ dàng.

Nở rộ chợ thực phẩm mùa dịch

Nhập cụm từ "thực phẩm online" trên trang Google, chỉ trong 58 giây đã cho 153 triệu kết quả là các website, mạng xã hội (MXH) rao bán thực phẩm trực tuyến. Còn nếu tỉ mỉ hơn, gõ "thực phẩm online sạch" cũng có tới 34,8 triệu kết quả trong vòng 68 giây.

"Rảo" một vòng "chợ" thực phẩm online, dễ dàng tìm thấy bất cứ loại thực phẩm nào: từ chưa chế biến đến chế biến sẵn, giá từ bình dân đến cao cấp, các món đặc sản ở mọi miền đất nước...

Là một giáo viên mầm non, từ khi học sinh nghỉ học, chị Vũ Thị Kim Dung (Thanh Xuân, Hà Nội) đã sử dụng trang facebook cá nhân của mình thành “chợ thực phẩm online”. Sẵn tài nấu nướng cùng mong muốn kiếm tiền thêm mùa dịch, cách 2 ngày chị lại gom đơn hàng một lần với đủ các chủng loại rau, củ, hoa quả, cho đến thực phẩm tươi sống như gà, vịt, trứng gà…

“Ban đầu tôi chỉ tiện thì đăng gom mua chung. Sau thấy có nhiều người có nhu cầu mua online, vận chuyển tận nơi vì họ ngại đi lại mùa dịch, nhiều người cũng thích ăn đồ quê nên tôi cứ vài ngày lại gom một lần. Tôi tìm các nguồn hàng khác nhau, cố gắng đáp ứng đủ nhu cầu cho mọi người”, chị Dung chia sẻ.

Siết chặt quản lý chợ thực phẩm online mùa dịch

Mua bán thực phẩm online trở nên phổ biến trong mùa dịch Covid-19

Cùng với việc hình thành các khu chung cư cao tầng với số lượng dân cư đông đúc, mô hình chợ dân cư online đã xuất hiện ở hầu hết các khu chung cư trên địa bàn Hà Nội như: Chợ cư dân CT4, CT5, CT6 khu đô thị Hồng Hà Eco City, chợ cộng đồng khu Trung Hòa - Nhân Chính, chợ dân cư Đại Thanh - Xa La, nơi mua sắm của người dân Ecohome… với số lượng thành viên tham gia rất đông và đủ các loại mặt hàng thực phẩm.

Đủ các lời mời chào, rao bán hấp dẫn, nào là: Thực phẩm tươi sống ngon, bổ, rẻ, không sử dụng chất bảo quản; sản phẩm nhà tự trồng, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật...

Chị Nguyễn Thị Lệ Mỹ, cư dân tầng 9 tòa CT6, khu đô thị Hồng Hà Eco City cho biết: “Vào dịp cuối tuần, lượng người giao hàng cho tòa nhà tôi nhiều lắm. Nói thật là tôi cũng hay mua, lướt trong chợ thấy có gì ngon, hay hay là đặt. Từ thịt, cá, trứng, rau củ quả, thậm chí có lúc mua cả đồ ăn sáng như bánh cuốn, bánh giò… đều đủ cả. Nói chung tôi thấy khá thuận tiện và đa số là những đặc sản ở quê nên nhiều người thích”.

Chất lượng thực phẩm online có luôn đúng như lời chào hàng?

Việc mua bán thực phẩm online rõ ràng mang lại một phần sự thuận tiện cho cả người mua lẫn người bán. Tuy nhiên sản phẩm có được chứng nhận an toàn thực phẩm hay không thì rất ít người bán chứng minh được. Hầu hết chỉ là những lời khẳng định chủ quan của người bán rằng, đó là đồ quê hoặc của người nhà trồng được.

Đổi lại, người mua hàng thì dễ dãi, tin tưởng “hàng xóm”, bạn bè và sự tiện lợi của việc giao hàng tận nhà nên dễ dàng bỏ qua yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ. Chất lượng thực phẩm hoàn toàn dựa vào cái tâm của người bán.

Chị Nguyễn Thu Hoàn (Chung cư Hồng Hà Eco City, huyện Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, gọi đồ ăn của người quen trong khu đô thị rất thuận tiện, gần đến giờ ăn, thức ăn được đưa đến nóng hổi, không phải hâm nóng lại. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp rủi ro khi gặp thức ăn kém chất lượng.

“Có lần tôi mua bánh cuốn nóng. Cứ nghĩ là nóng về ăn luôn vì thấy người bán bảo là bánh cuốn nóng sáng mới chuyển ra. Đến lúc nhận hàng thì bánh nguội, thậm chí còn cảm giác như là để từ 1-2 ngày trong tủ lạnh, ăn thấy cứng. Vì là chỗ quen tôi cũng chỉ phản ánh lại cho họ biết và từ lần sau không dám đặt những đồ kiểu như vậy nữa”, chị Hoàn tâm sự.

Chị Nguyễn Thị Ân (chung cư Goldmark City, quận Bắc Từ Liêm) thì cho biết, một lần tiện đường, chị tự qua nhà người bán lấy thức ăn thay vì nhận giao hàng tận nhà như thường lệ thì nhìn thấy gian bếp bừa bộn đồ đạc cùng xoong, chảo… cáu bẩn. Mọi thứ đều không được vệ sinh sạch sẽ, mấy người gói đồ không gang tay, không đeo khẩu trang… Sau lần đó, chị Ân không dám mua đồ ăn sẵn online.

Có lẽ đây chỉ là hai trong số rất nhiều những câu chuyện về việc mua hàng thực phẩm online không rõ nguồn gốc. Phần lớn thực phẩm rao bán không có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, người bán chỉ để lại thông tin sản phẩm, số điện thoại đặt hàng và nhận giao hàng tận nơi.

Siết chặt quản lý chợ thực phẩm online mùa dịch

Thực phẩm online vẫn còn nhiều kẽ hở về quản lý chất lượng an toàn thực phẩm

Thực tế cho thấy, bên cạnh một số doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm online có nhãn mác, có thương hiệu, uy tín và chứng minh được nguồn gốc xuất xứ sản phẩm rõ ràng, vẫn còn không ít cá nhân kinh doanh trực tuyến qua các trang web, mạng xã hội chưa có giấy tờ kiểm nghiệm chất lượng, nguồn gốc thực phẩm từ các cơ quan chức năng nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Theo Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội, qua kiểm tra thực tế một số địa chỉ kinh doanh thực phẩm sạch nhỏ lẻ trên địa bàn, cơ quan chức năng phát hiện nhiều trường hợp không có chứng từ chứng minh nguồn gốc, cũng như chất lượng hàng hóa chưa bảo đảm được tiêu chí sạch, an toàn thực phẩm.

Về thực trạng kinh doanh thực phẩm online hiện nay, bà Trần Thị Phương Lan, quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, khách hàng thường biết đến các địa chỉ bán thực phẩm online thông qua các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook, các trang rao vặt. Điều đáng nói, hầu hết các cơ sở này đều là kinh doanh không có giấy phép, các sản phẩm chế biến không có giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm.

Chất lượng sản phẩm chỉ được chủ cửa hàng... cam đoan bằng miệng, khó kiểm chứng. Chính vì vậy, bên cạnh những tiện ích thì việc mua thực phẩm chế biến sẵn được bán online cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Kinh doanh thực phẩm online càng trở nên phổ biến hơn khi cả nước đang phải đối mặt với sự phức tạp của đại dịch Covid-19. Danh sách cửa hàng cung cấp từ thực phẩm tươi sống đến đồ đã sơ chế, thực phẩm chín ngày càng xuất hiện nhiều trên mạng xã hội như "Sống sạch", "Chợ nông sản thực phẩm sạch Hà Nội", hay "Chợ đồ ăn online siêu rẻ", “Chợ quê”… Người tiêu dùng dù tỏ ý e dè trước chất lượng thực phẩm tại các chợ dân sinh nhưng lại khá dễ dãi khi chọn lựa thực phẩm trên "chợ mạng".

(Còn nữa)

Hà Nội: Đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Đơn hàng trên thương mại điện tử tăng đột biến Nông sản lên sàn, không còn là câu chuyện “giải cứu” Mách nước để không bị lừa khi đi “chợ mạng”

Tin liên quan

Đọc thêm

Phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm sau mưa lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm sau mưa lũ

TTTĐ - Trung tâm y tế quận Hà Đông đã đẩy mạnh các hoạt động nhằm bảo đảm nước sạch, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, quản lý chất thải sau bão số 3 và mưa lũ.
Đảm bảo công tác an toàn thực phẩm sau bão lụt Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo công tác an toàn thực phẩm sau bão lụt

TTTĐ - Sau bão lụt, quận Bắc Từ Liêm đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP); phòng tránh nguy cơ xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm như tả, thương hàn, lỵ trực trùng, tiêu chảy…
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

TTTĐ - Thời gian qua, Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết Trung thu 2024, Sở Y tế Hà Nội và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã liên tục kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu tại nhiều cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố.
Kỳ 2: Cảnh giác với những sản phẩm "nhà làm" Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kỳ 2: Cảnh giác với những sản phẩm "nhà làm"

TTTĐ - Những năm gần đây, thị trường các sản phẩm bánh Trung thu "tự làm" khá sôi động tuy nhiên việc quản lý, kiểm tra lĩnh vực này đang có những khó khăn nhất định.
Thu giữ gần 7.000 chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc Sức khỏe

Thu giữ gần 7.000 chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc

TTTĐ - Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Ninh vừa phối hợp với lực lượng chức năng bắt vụ vận chuyển bánh Trung thu trái phép với số lượng lớn.
Kỳ 1: Liên tiếp thu giữ các sản phẩm“nhiều không” Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kỳ 1: Liên tiếp thu giữ các sản phẩm“nhiều không”

TTTĐ - Càng gần đến dịp Trung thu, thị trường các sản phẩm bánh kẹo, bánh Trung thu càng tiêu thụ mạnh, sức mua cũng tăng lên nhanh chóng. Lực lượng chức năng cũng kịp thời truy xuất, thu hồi các sản phẩm không bảo đảm vệ sinh ATTP, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên địa bàn.
Lựa chọn sản phẩm bánh Trung thu phù hợp với người bị tiểu đường Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lựa chọn sản phẩm bánh Trung thu phù hợp với người bị tiểu đường

TTTĐ - Các loại bánh nướng, bánh dẻo thường chứa hàm lượng đường, chất béo và năng lượng cao, chính vì thế nhiều người mắc bệnh tiểu đường sợ không dám ăn loại bánh này trong dịp Tết Trung thu.
Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm hàng cứu trợ vùng bão lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm hàng cứu trợ vùng bão lũ

TTTĐ - Sở Y tế giao cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội thực hiện biện pháp kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các thực phẩm tài trợ, hỗ trợ, ủng hộ… cho Nhân dân trong vùng lụt bão.
Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh

TTTĐ - Cuối tuần vừa qua, hàng nghìn người dân Hà Nội đổ xô tới các siêu thị, chợ dân sinh mua nhu yếu phẩm, rau củ quả, thịt tươi sống tích trữ trước bão Yagi (bão số 3).
Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng

TTTĐ - Dù việc sản xuất kinh doanh bánh Trung thu handmade mang tính thời vụ, chỉ kéo dài trong khoảng hơn 1 tháng nhưng vấn đề an toàn thực phẩm được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu.
Xem thêm