Tag

Rau cần Khai Thái: Từ cải thiện bữa ăn đến OCOP 4 sao

Nông thôn mới 19/10/2020 09:58
aa
TTTĐ - Với việc được công nhận đạt chứng nhận OCOP 4 sao sản phẩm rau cần Khai Thái (Phú Xuyên, Hà Nội) được nhiều người biết đến. Đây cũng là cơ hội để Hợp tác xã rau cần Khai Thái phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Quảng Ninh: Từ "người tìm đường" đến ngày "hái quả ngọt" OCOP Sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và Nam Bộ diễn ra ngày 30/10 Bế mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh đồng bằng sông Hồng Quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh đồng bằng sông Hồng Hội chợ OCOP Quảng Ninh diễn ra từ ngày 30/10 - 4/11 Khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP và đặc sản các vùng miền gắn với văn hóa các tỉnh đồng bằng sông Hồng
Người dân xã Khai Thái thu hoạch rau cần
Người dân xã Khai Thái thu hoạch rau cần

Loại rau đặc sản

Theo anh Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Hợp tác xã Rau cần Khai Thái, những năm 1990, một số gia đình ở thôn Khai Thái trồng rau cần để cải thiện bữa ăn gia đình.Thấy rau hợp đất và cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa, người dân lựa chọn để nhân rộng và phát triển.

Thời gian đầu, các hộ trồng rau cần thường là tự phát nên chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Vì vậy, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Tuy nhiên, khi xác định đây là cây trồng chủ lực, giúp nông dân làm giàu, xã đã quy hoạch 30 ha đất trồng rau cần theo chương trình sản xuất rau an toàn.

Để hỗ trợ nông dân phát triển cây rau cần đặc sản, xã Khai Thái và huyện Phú Xuyên đã hoàn thành việc xây dựng thương hiệu, quản lý chặt chẽ quy trình, kỹ thuật sản xuất. Năm 2017, huyện Phú Xuyên hỗ trợ các hộ trồng rau cần xây dựng 160 lều và bể nước sơ chế rau ngay tại ruộng với kinh phí gần 1 tỷ đồng, kè; Rải đá cấp phối hệ thống kênh mương, đường giao thông khu vực trồng rau với kinh phí hàng tỷ đồng.

Theo đó, người dân sẽ chủ động trong quá trình thu hoạch và sơ chế bước đầu thông qua hệ thống lều và bể rửa tại chỗ. Nhờ vậy, chất lượng rau được đảm bảo và mẫu mã bắt mắt hơn.

Năm 2017, Hợp tác xã Rau cần Khai Thái cũng được thành lập với 23 thành viên. Hợp tác xã ra đời nhằm tạo đầu ra thuận lợi cho bà con nông dân, đặc biệt xây dựng thương hiệu cho rau cần Khai Thái.

Người dân xã Khai Thái thu hoạch rau cần
Người dân xã Khai Thái trồng rau cần

“Rau cần Khai Thái được trồng trên mặt ruộng nước lúc nào cũng đạt từ 1-2cm. Vì vậy, thân rau có màu trắng xanh, mình dày và rất giòn. Điều này đã tạo sự khác biệt cho rau cần Khai Thái so với rau cần được trồng ở các vùng khác”, anh Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Hợp tác xã Rau cần Khai Thái chia sẻ.

Bên cạnh đó, rau cần là loại cây trồng ưa các loại phân bón hữu cơ (phân chuồng ủ hoại mục). Đặc biệt loại rau này hầu như không có sâu bệnh nên người dân không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, khi rau trồng được khoảng 5 ngày, để kích thích cây sớm bén rễ, người dân sẽ dùng chế phẩm sinh học để chăm sóc.

Nâng cao đời sống người dân

Là loại rau đặc sản và đã xuất hiện nhiều năm trên thị trường nhưng rau cần Khai Thái lại chưa được nhiều người biết đến. Vì vậy, ngoài việc phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội hướng dẫn kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất rau an toàn và hoàn thiện bộ nhận diện nhãn hiệu tập thể “Rau cần Khai Thái”, Hợp tác xã còn làm hồ sơ để được công nhận sản phẩm đạt OCOP.

Đầu năm 2020 sản phẩm rau cần Khai Thái đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận sản phẩm đạt OCOP 4 sao. “Việc đạt chứng nhận OCOP đã giúp rau cần Khai Thái được nhiều người biết tới hơn. Đó là điều kiện để chúng tôi mở rộng thị trường, tiếp tục đưa Hợp tác xã phát triển hơn nữa”, anh Nguyễn Văn Hùng cho biết.

Rau cần Khai Thái đạt chứng nhận OCOP 4 sao
Rau cần Khai Thái đạt chứng nhận OCOP 4 sao

Để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hiện nay Hợp tác xã rau cần Khai Thái đang tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn bà con xã viên sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn Viet Gap. Hợp tác xã cũng chủ động tìm các đơn vị liên kết để hướng tới nâng cao sản lượng rau cần xuất bán vào các siêu thị, đơn vị uy tín như: Bảo Minh, Aeon mall, Hapro… Điều này giúp người nông dân có thu nhập cao hơn nhiều lần so với cấy lúa và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Rau cần cho thu hoạch liên tục từ tháng 7 cho đến tháng 3 âm lịch năm sau, trung bình khoảng 35 ngày/vụ. Mỗi lứa cho thu hoạch hơn 1 tấn/sào, giá cao điểm như dịp tết nguyên đán Canh Tý 2020 và hiện nay là từ 20 - 25.000 đồng/kg. Trừ các loại chi phí các hộ gia đình sẽ có lãi 50-60%, tính ra hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa 2 vụ/năm nên người dân rất phấn khởi.

Bên cạnh kinh nghiệm trồng và chăm sóc, sản xuất theo tiêu chuẩn Viet GAP các hộ dân xã Khai Thái còn trồng rau cần trái vụ vào mùa hè. Để đảm bảo cho sự phát triển của cây rau, các hộ đã chủ động làm giàn lưới giúp hạn chế nắng nóng và đảm bảo năng suất; Góp phần nâng cao thu nhập, giá trị sản xuất trên diện tích canh tác.

Rau cần Khai Thái đạt chứng nhận OCOP 4 sao
Rau cần Khai Thái đạt chứng nhận OCOP 4 sao

Đặc biệt, để thương hiệu “Rau cần Khai Thái” tiến xa hơn nữa, UBND huyện Phú Xuyên đã hợp tác với Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam thiết kế hệ thống đường ống để lấy nước từ các giếng khoan vào bể chứa phục vụ việc sơ chế rau cho đảm bảo, đồng thời, tiếp tục mở rộng diện tích đất trồng rau.

Đây chính là điều kiện thuận lợi để Hợp tác xã Rau cần Khai Thái phấn đấu đạt mục tiêu đưa rau cần đạt chứng nhận OCOP 5 sao, từ đó nâng cao đời sống cho bà con nông dân.

Đọc thêm

Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1057/QĐ-TTg ngày 30/9/2024 công nhận huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu Nông thôn mới

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Có thể thấy, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, việc nghiên cứu đưa ra các phương pháp canh tác nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai Nông thôn mới

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai

TTTĐ - Sau khi bão và hoàn lưu bão đi qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã và đang chuẩn bị mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả, khôi phục lại sản xuất nông nghiệp sau khi nước lũ rút nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trong thời gian sớm nhất.
Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3 Nông thôn mới

Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

TTTĐ - TP Hà Nội đã triển khai một số chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất với tổng số kinh phí trong giai đoạn 2024-2025 là 2.346,18 tỷ đồng.
Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ Nông thôn mới

Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ

TTTĐ - Từng là nhữn g vùng quê trù phú, giờ đây, nhiều cánh đồng, trang trại, bãi bồi… tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trở nên tan hoang, xơ xác sau cơn bão số 3 và trận mưa lũ lịch sử. Phần lớn lúa, hoa màu, cây cảnh, vật nuôi… của bà con nông dân đều ra đi sau cơn thịnh nộ của đất trời. Ước tính thiệt hại của ngành nông nghiệp Thủ đô sau trận bão, lũ vừa qua lên tới trên 2.286 tỷ đồng.
Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Với những lợi thế sẵn có tỉnh Quảng Nam hoàn toàn có thể xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.
Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ Nông thôn mới

Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, đề xuất nhu cầu hỗ trợ để phát triển sản xuất cây vụ Đông, khôi phục sản xuất, bù đắp sản lượng lương thực, thực phẩm bị thiếu hụt do ảnh hưởng của bão, lũ.
Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước Nhịp sống phương Nam

Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước

TTTĐ - Tỉnh Bạc Liêu đã đứng đầu cả nước về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm (Khu công nghệ cao phát triển tôm) với mục tiêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.
Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025 Nhịp sống phương Nam

Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025

TTTĐ - Nước ta có 21 tỉnh ven biển sản xuất muối và lần đầu tiên, Festival nghề muối Việt Nam- Bạc Liêu “Hành trình trăm năm nghề muối - Đời người” sẽ diễn ra vào quý I/2025 với chủ đề: Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam.
Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia

TTTĐ - Sau 14 năm triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được nhiều thành quả cao với 100% toàn tỉnh đạt Nông thôn mới và không còn hộ nghèo đa chiều chuẩn quốc gia.
Xem thêm