Tag

Quy hoạch Bảo vệ môi trường đảm bảo phát triển bền vững

Môi trường 15/11/2020 00:00
aa
TTTĐ - Quy hoạch bảo vệ môi trường (QHBVMT) sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc định hướng các giải pháp khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ, bảo tồn và bố trí hạ tầng xử lý môi trường phù hợp với quá trình thực hiện các phương án phát triển, đảm bảo phát triển bền vững.
Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường: Lan tỏa lối sống đẹp Thị xã Sơn Tây (Hà Nội): Nhiều chuyển biến tích cực trong công tác quản lý môi trường Những giá trị vàng từ môi trường sống xanh Xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường: Đẩy mạnh ý thức tự giác của người dân Việt Nam luôn nhất quán với chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường
Quy hoạch bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo phát triển hài hòa trên 3 trụ cột kinh tế - xã hội – môi trường
Quy hoạch bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo phát triển hài hòa trên 3 trụ cột kinh tế - xã hội – môi trường

Quy hoạch bảo vệ môi trường nhìn từ Bắc Giang, Thái Nguyên

Theo thống kê, từ năm 2016 đến nay, tỉnh Bắc Giang đã huy động được hơn 513 tỷ đồng từ các nguồn vốn để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường, xử lý và thu gom nước thải.

Bắc Giang đã và đang triển khai thực hiện Dự án phát triển đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Công (GMS) lần thứ 2 do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ, trong đó có hạng mục cải tạo, nâng cấp hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại xã Tân Tiến, từ 10.000 lên 20.000 m3/ngày-đêm.

Việc thu hút nguồn vốn để đầu tư vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải của TP Bắc Giang đã phần nào giải quyết được bài toán ô nhiễm nguồn nước tại khu vực nông thôn hiện nay.

Hay như việc tỉnh Bắc Giang chấp thuận đầu tư Dự án công viên nghĩa trang tại huyện Lục Nam, tổ chức khảo sát lập quy hoạch Dự án công viên nghĩa trang tại huyện Yên Thế chính là tín hiệu tích cực giúp giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường khi người dân vẫn mai táng tại các nghĩa trang nhỏ, lẻ theo phong tục, tập quán.

Song song với đó, tỉnh Bắc Giang cũng đã chỉ đạo đưa nội dung vệ sinh môi trường vào quy chế, hương ước, quy ước của thôn, bản, tổ dân phố và các khu dân cư. Đến nay, đã rà soát và ban hành 1.800 hương ước, quy ước có nội dung bảo vệ môi trường, phân loại rác thải tại nguồn. Việc làm này đã định hướng cho mỗi người dân hiểu và nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường,

Hiện này, tỉnh Bắc Giang có 2.498 khu dân cư đã thành lập tổ tự quản về môi trường; có 89% số hộ gia đình ký cam kết giữ gìn vệ sinh môi trường. Tỉnh tiếp tục đầu tư, cải tiến công nghệ sản xuất, dây chuyền xử lý khí thải, nước thải phù hợp, bảo đảm vận hành đúng quy chuẩn tại các khu, cụm công nghiệp, nhà máy; tập trung kiểm soát khí thải, nước thải của Nhà máy phân đạm và hóa chất Hà Bắc, Nhà máy nhiệt điện Sơn Động, Nhà máy xi-măng Hương Sơn, Nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời, khu cụm công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải rắn.

Cùng với đó, Bắc Giang thực hiện kiểm kê nguồn khí thải, thống kê tải lượng phát sinh và các công nghệ, giải pháp xử lý khí thải đang áp dụng; tăng cường kiểm soát nguồn thải liên vùng, liên tỉnh để cải thiện chất lượng nước sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, chất lượng không khí tại khu vực huyện Yên Dũng do ảnh hưởng của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại…

Tại tỉnh Thái Nguyên, theo báo cáo của Sở TN&MT về tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 đối với lĩnh vực tài nguyên nước cho thấy: Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước tiếp tục được quan tâm, đã kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quản lý nhà nước về công tác quy hoạch, triển khai đồng bộ xây dựng cơ sở dữ liệu, số liệu phục vụ công tác quản lý, góp phần bảo vệ tài nguyên nước phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội tỉnh.

Trong những năm qua, Sở tiếp tục tham mưu cho tỉnh thực hiện các dự án thành phần trong Dự án “Quy hoạch phân bổ, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước mặt tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2030: Quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất khu vực phía nam tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Lập quy hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2030

Từ thực tiễn về công tác quy hoạch bảo vệ môi trường tại tỉnh Bắc Giang và Thái Nguyên cho thấy việc Quy hoạch Bảo vệ môi trường (BVMT) có vai trò chủ đạo trong việc thực hiện quản lý, giám sát, BVMT, bảo tồn đa dạng sinh học.

Trong đó, cần phải phân vùng môi trường đưa ra các định hướng về quản lý và BVMT, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các gía trị văn hóa, lịch sử; đồng thời xác lập các tiêu chí chung nhằm quản lý thống nhất về môi trường, tạo hành lang để các quy hoạch phát triển phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên, sinh thái, đảm bảo hài hòa giữa các định hướng và giải pháp thực hiện dựa trên 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường (kinh tế - xã hội – môi trường).

Quy hoạch bảo vệ môi trường theo luật định là việc phân vùng môi trường để bảo tồn, bảo vệ, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững. Có thể thấy, quy hoạch bảo vệ môi trường cần được tiến hành song song với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong từng công đoạn và là một quy trình không đảo ngược. Quy hoạch bảo vệ môi trường là một phương thức phòng ngừa ô nhiễm và sự cố môi trường một cách tích cực nhất, đồng thời tiết kiệm chi phí đầu tư xử lý môi trường và khắc phục sự cố môi trường.

Theo đó, việc phân tích hiện trạng môi trường, điều kiện địa lý, tự nhiên, xã hội và sinh thái trong vùng quy hoạch, phân vùng môi trường sẽ đưa ra các định hướng về quản lý và BVMT, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các giá trị văn hóa, lịch sử trong vùng quy hoạch. Đồng thời, xác lập các tiêu chí chung nhằm quản lý thống nhất về môi trường, tạo hành lang để các quy hoạch phát triển phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên, sinh thái, đảm bảo hài hòa giữa các định hướng và giải pháp thực hiện dựa trên 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường.

Việc thực hiện quy hoạch BVMT sẽ tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả của đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) trong vai trò là công cụ phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của các quy hoạch phát triển trong quá trình lập quy hoạch và đánh giá mức độ phù hợp của các định hướng, mục tiêu, giải pháp phát triển với các yêu cầu về quản lý và BVMT nhằm đảm bảo phát triển bền vững.

Vào tháng 2/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt chi tiết nội dung, dự toán của dự án và lựa chọn đơn vị lập quy hoạch theo đúng quy định hiện hành. Đồng thời yêu cầu nguyên tắc quy hoạch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia; chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Nhà nước về quy hoạch, về phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường; bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa đối tượng, nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia và đối tượng, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Đồng thời, định lượng các mục tiêu cụ thể về xác lập vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải; thiết lập các khu bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; hình thành các khu quản lý chất thải rắn, nguy hại tập trung; thiết lập mạng lưới quan trắc và cảnh báo về chất lượng môi trường trên phạm vi cả nước cho giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2050.

Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về cơ sở lý luận và phương pháp luận về quy hoạch môi trường/ quy hoạch bảo vệ môi trường (BVMT) khẳng định vai trò của phân vùng môi trường. Ở quy mô tỉnh, nước ta đã có khoảng 20 địa phương nghiên cứu, xây dựng quy hoạch môi trường/ quy hoạch bảo vệ môi trường. Ở quy mô vùng, chúng ta đã có quy hoạch môi trường lưu vực hệ thống sông Cầu, Nhuệ - Đáy, Đồng Nai đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, quy hoạch môi trường đồng bằng sông Hồng. Các quy hoạch này hầu hết đã áp dụng cách tiếp cận tổng hợp, hệ thống và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy các loại hình quy hoạch phát triển hiện nay cũng chưa có sự gắn kết giữa định hướng phát triển kinh tế - xã hội với các yêu cầu về quản lý, bảo vệ môi trường tự nhiên, sinh thái, môi trường sống và các giá trị bảo tồn văn hóa lịch sử; thiếu các cơ chế, công cụ quản lý, bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với từng vùng, từng lĩnh vực, hoạt động cụ thể; thiếu sự phân vùng, định hướng bảo vệ môi trường. Có rất nhiều quy hoạch phát triển trên cùng một vùng lãnh thổ có sự mâu thuẫn, chồng chéo về phạm vi, định hướng và giải pháp thực hiện dẫn đến thiếu khả thi khi triển khai thực tế và thường phải điều chỉnh phương án quy hoạch do không đáp ứng các tiêu chí phát triển được đề xuất khi lập quy hoạch. Dẫn đến sự phá vỡ cân bằng giữa bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giá trị lịch sử văn hóa …

Các quy hoạch ở nước ta hiện nay chưa thống nhất về nội dung, quy trình, cách tổ chức thực hiện… chủ yếu dựa trên cách tiếp cận địa lý, chưa thể hiện được các yếu tố môi trường trong quy hoạch; chủ yếu tập trung vào giải quyết các vấn đề xử lý chất thải, ô nhiễm môi trường nhưng chưa bao quát hết các vấn đề BVMT lãnh thổ, chưa dựa trên sức chịu tải của môi trường; các vấn đề môi trường vẫn bị đặt sau các mục tiêu tăng trưởng. Việc lập quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia sẽ làm giảm sự mâu thuẫn và chồng chéo giữa các quy hoạch phát triển đã, đang và sẽ thực hiện trong cùng một vùng quy hoạch.

* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

Ngày 4/10: Bắc Bộ trời lạnh về đêm và sáng sớm Môi trường

Ngày 4/10: Bắc Bộ trời lạnh về đêm và sáng sớm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 4/10, khu vực Bình Thuận, Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào, dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm, thời gian mưa tập trung vào chiều tối và tối; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Hà Nội "cứu" được hơn 4.100 cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 Môi trường

Hà Nội "cứu" được hơn 4.100 cây xanh gãy, đổ sau bão số 3

TTTĐ - Qua thống kê, cây xanh do TP quản lý có 11.756 cây gãy đổ, cây dựng lại được ngay tại chỗ là 3.513 cây và cây mang về vườn ươm để cứu là 608 cây. Như vậy, tổng số cây trồng tại chỗ và đưa về vườn ươm để cứu là 4.103 cây.
Bắc Bộ sáng sớm và đêm trời lạnh, ngày nắng hanh Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm và đêm trời lạnh, ngày nắng hanh

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 5 đang di chuyển chậm theo hướng Bắc Đông Bắc với tốc độ khoảng 5km/h. Theo dự báo hiện tại, bão không có khả năng ảnh hưởng đến vùng biển ven bờ và đất liền Việt Nam.
Ứng phó với biến đổi khí hậu cần hành động nhanh hơn Môi trường

Ứng phó với biến đổi khí hậu cần hành động nhanh hơn

TTTĐ - Sáng 2/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 (Ban Chỉ đạo COP26) chủ trì Phiên họp lần thứ 5 của Ban Chỉ đạo.
Cuộc sống mới tại Trung Châu Xã hội

Cuộc sống mới tại Trung Châu

Những ngày này, xã Trung Châu (Đan Phượng, Hà Nội) đang tất bật như một công trường trên hành trình tái thiết bởi ảnh hưởng khủng khiếp của cơn bão số 3 vừa qua.
Hà Nội sáng sớm và đêm trời lạnh, trưa chiều trời nắng Môi trường

Hà Nội sáng sớm và đêm trời lạnh, trưa chiều trời nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bão số 5 đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 5km/h; không có khả năng ảnh hưởng đến vùng ven biển và đất liền nước ta.
Lũ ống bất ngờ tại miền núi Nghệ An, nhiều khu vực cô lập Môi trường

Lũ ống bất ngờ tại miền núi Nghệ An, nhiều khu vực cô lập

TTTĐ - Lũ ống xuất hiện bất ngờ trong đêm tại huyện Tương Dương, Nghệ An, khiến hai trường học ngập sâu, nhiều khu vực bị chia cắt, hơn 80 hộ dân phải sơ tán khẩn cấp
Không khí lạnh ảnh hưởng tới Hà Nội gây mưa rào và dông Xã hội

Không khí lạnh ảnh hưởng tới Hà Nội gây mưa rào và dông

TTTĐ - Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ cho biết, sáng sớm nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng tới thành phố Hà Nội gây mưa rào và dông, nhiệt độ giảm.
Hà Nội: Bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi Môi trường

Hà Nội: Bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi

TTTĐ - Cần bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi, hệ thống các cầu trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai.
Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rất to, vùng núi chuyển rét Môi trường

Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rất to, vùng núi chuyển rét

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc tiếp tục di chuyển xuống phía Nam.
Xem thêm