Tag
Liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long - TP Hồ Chí Minh

Phát triển bền vững trên những giá trị xanh

Đô thị 09/02/2024 13:00
aa
TTTĐ - Với vai trò "dẫn dắt" hành trình tăng trưởng xanh, TP Hồ Chí Minh đã mang lại những thành tựu kinh tế nhất định, cùng với sức lan tỏa ngày một mạnh mẽ đến sự phát triển chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, thực tế vẫn ghi nhận rất nhiều hạn chế và khó khăn chung của cả vùng, trương lai sẽ cần nhiều giải pháp đồng bộ và đi vào thực tiễn.
Thu hút đầu tư xanh: Lọc ngành hay giảm phát thải? Hiến kế xây dựng tín chỉ carbon, giảm phát thải ròng bằng 0 Kinh tế xanh là không có ranh giới hành chính Hướng đến sản xuất và tiêu dùng xanh, phát triển kinh tế bền vững

Hướng đi bền vững và tất yếu

Kinh tế xanh đang là xu thế chung toàn cầu và tất nhiên một thành phố năng động, sáng tạo như TP Hồ Chí Minh cũng không nằm ngoài sự chuyển mình cấp thiết này.

Minh chứng, trong năm vừa qua, đầu tàu kinh tế phía Nam cũng như cả nước đã dần chuyển hướng, đang hoàn thiện "Khung chiến lược phát triển xanh”. Đặc biệt là việc Quốc hội thông qua Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh, trong đó cũng có nội dung nhấn mạnh về kinh tế xanh.

Đồng thời, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức thành công “Diễn đàn kinh tế xanh 2023”, với mong muốn tạo động lực mới cho nền kinh tế theo hướng xanh và bền vững, đóng góp quan trọng về thực hiện cam kết và mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia.

Trong bối cảnh xanh hóa nền kinh tế, TP Hồ Chí Minh còn đảm nhiệm vai trò dẫn dắt trong câu chuyện liên kết vùng ĐBSCL. Điều này đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNN) Lê Minh Hoan khẳng định tại diễn đàn Mekong Connect 2023 tổ chức tại TP Hồ Chí Minh mới đây.

Bộ trưởng
Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Lê Minh Hoan phát biểu tại diễn đàn Mekong Connect 2023

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, kinh tế xanh là không có ranh giới hành chính. Thực tế, những thành tựu kinh tế mà TP Hồ Chí Minh đạt được thời gian qua có sự đóng góp rất lớn của ĐBSCL và ngược lại. Hiệu ứng lan tỏa từ sự phát triển của TP Hồ Chí Minh ra cả vùng là không thể phủ nhận. TP Hồ Chí Minh phải là nơi dẫn dắt câu chuyện tăng trưởng và mới nhất đó là tăng trưởng xanh.

Có thể thấy, kết nối chuỗi giá trị vùng ĐBSCL - TP Hồ Chí Minh là một hướng đi bền vững và tất yếu. Mối gắn kết này sẽ góp phần hình thành chuỗi sản xuất liên kết gắn với nhà nông, nhà sản xuất và doanh nghiệp; khuyến khích thiết lập liên kết giữa vùng sản xuất với công nghiệp chế biến sản phẩm.

Khoảng 1.500 đại biểu là doanh nghiệp, các tổ chức định chế tài chính đến từ các nước trên thế giới tham gia Diễn đàn kinh tế TP Hồ Chí Minh 2023
Khoảng 1.500 đại biểu là doanh nghiệp, các tổ chức định chế tài chính đến từ các nước trên thế giới tham gia Diễn đàn kinh tế TP Hồ Chí Minh 2023

Nhìn lại năm vừa qua, TP Hồ Chí Minh cùng 38 tỉnh, thành trên cả nước đã tổng kết, ký thỏa thuận và xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn đến năm 2025 với mục tiêu phát huy thế mạnh của từng địa phương, đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế cả nước.

Trong đó, TP Hồ Chí Minh cùng 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã ký Thỏa thuận hợp tác đến năm 2025 với 6 lĩnh vực trọng tâm: Phát triển hạ tầng giao thông; phát triển du lịch; kết nối cung - cầu, xúc tiến đầu tư - thương mại; hợp tác thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số; phát triển lĩnh vực giáo dục, y tế, đào tạo nguồn nhân lực.

Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Lê Minh Hoan
Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan tham quan gian hàng tại triển lãm "Nền kinh tế xanh và bền vững của Việt Nam"

“Điều đó cho thấy thành phố xác định mối tương quan liên kết vùng chặt chẽ giữa thành phố và các tỉnh, thành trong nhiệm vụ phát triển kinh tế hướng đến nền kinh tế xanh và bền vững”, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan nhấn mạnh.

Hướng đi nào cho cả vùng?

Cần thẳng thắn nhìn nhận, trên thực tế, việc kết nối giữa TP Hồ Chí Minh và ĐBSCL được đánh giá vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển chung và chưa tương xứng với tiềm năng của cả khu vực.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm TP Hồ Chí Minh chỉ ra thực tế rằng, hiện tại mối liên kết giữa nguồn cung ứng nguyên liệu từ ĐBSCL và doanh nghiệp sản xuất chế biến (đặc biệt lương thực, thực phẩm) tại TP Hồ Chí Minh còn rời rạc và chưa có sự phối hợp đồng bộ với nhau.

Để giải quyết vấn đề này, Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm TP Hồ Chí Minh kiến nghị ĐBSCL nên có kho dữ liệu dùng chung về mùa vụ, thời điểm thu hoạch, sản lượng... để các doanh nghiệp thu mua, tính toán việc tiêu thụ.

Về giải pháp chung cho cả vùng, bà Chi đề xuất, có nên chăng Hội đồng tư vấn về thực hiện Nghị quyết 98 của TP Hồ Chí Minh xây dựng một chương riêng cho liên kết vùng. Đơn cử về kho lạnh, ngân sách của địa phương này đầu tư qua địa phương khác có được hay không và chương này sẽ ưu tiên cho những ngành cần tập trung, cần liên kết vùng để cho chính sách dễ dàng đi vào thực tế.

Trong khi đó, đại diện doanh nghiệp cho rằng, muốn thực hiện việc liên kết vùng thì trước hết cần có cơ chế chính sách hỗ trợ cụ thể cho 3 mặt hàng thế mạnh ở ĐBSCL là lúa gạo, trái cây và hải sản…

Lúa gạo là ĐBSCL
Lúa gạo là một trong những thế mạnh của ĐBSCL (Ảnh: Thanh Liêm, Thanh Cường)

Riêng đối với TP Hồ Chí Minh, KTS. Ngô Viết Nam Sơn đề xuất giải pháp tháo gỡ “điểm nghẽn” như: Trung ương cần có chính sách ưu đãi cho TP Hồ Chí Minh có thể giữ lại một vài phần trăm số tiền nộp ngân sách để chi cho kinh tế xanh; hoặc cần khuyến khích dự án của các doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội hay các dự án hợp tác minh bạch.

Đồng thời, TP cần định hướng phát triển các ngành sản xuất ít rác thải như công nghệ cao, du lịch... để cân bằng, điều hướng lại cơ cấu nền kinh tế mang lại lợi nhuận cao.

Tương tự, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho rằng cần xây dựng khung chương trình hợp tác giữa TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL trong lĩnh vực phát triển hạ tầng xanh, tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực phát triển kinh tế xanh.

Cùng với đó, theo ông Trường còn phải hợp tác xúc tiến thương mại sản phẩm và lĩnh vực liên quan kinh tế xanh trên quy mô toàn vùng; hình thành các cơ chế và chính sách phát triển trong vùng và liên vùng. Từ cách tiếp cận kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn của từng địa phương, cần tăng cường các hoạt động liên kết, cọ sát và đối chiếu, chia sẻ kiến thức thị trường và hợp tác thay cho cạnh tranh bằng mọi giá. Trong đó, TP hết sức chú ý các tiêu chuẩn và sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng, kêu gọi hành động vì hình ảnh ĐBSCL và thương hiệu quốc gia chất lượng.

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực của vùng, ưu tiên các hoạt động liên kết chuỗi, liên ngành, kịp thời lấp đầy những khiếm khuyết khi chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế xanh, khắc phục những điểm yếu từ sản xuất, logistics đơn lẻ sang đầu tư hỗn hợp tạo lực đẩy trên thị trường.

Phát triển bền vững trên những giá trị xanh

Về thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa TP Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành vùng ĐBSCL giai đoạn 2024 - 2025, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cần phải triển khai hiệu quả các giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội, tập trung vào các dự án giao thông trọng điểm kết nối với các vùng.

Tiếp đến, hợp tác phát triển 4 hành lang kinh tế: Hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp từ TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ đến Long An - Tiền Giang; Hành lang dọc sông Tiền - sông Hậu với tiềm năng lớn và kết nối, giao thương quốc tế về đường thủy nội địa và hàng hải; Hành lang kinh tế ven biển từ TP Hồ Chí Minh với 7 tỉnh: Long An - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau - Kiên Giang; Hành lang biên giới từ Tây Ninh - TP Hồ Chí Minh - Long An - Đồng Tháp - An Giang - Kiên Giang…

Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan cũng cho rằng sự phát triển của TP Hồ Chí Minh phải luôn gắn liền với sự phát triển của các địa phương khác; trong đó xây dựng chuỗi cung ứng xanh, chuỗi cung ứng bền vững từ nuôi, trồng, thu hoạch, lưu trữ, sơ chế, chế biến, sản xuất... đến tiêu dùng.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cũng dẫn lại lời lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh rằng “kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu hướng không thể đảo ngược”. Ông cho rằng vấn đề là chúng ta chủ động đón nhận hay thụ động đón nhận nó mà thôi. “Nếu chúng ta tự nghĩ rằng nó quá khó thì mãi mãi sẽ không bao giờ làm được.

Chúng ta phải thay đổi tâm thức. Tôi vừa đi Châu Âu, 80% nhãn hàng đều gắn với nhãn xanh. Tức là tâm thức tiêu dùng xanh, tăng trưởng xanh đã ăn sâu vào suy nghĩ của người ta. TP Hồ Chí Minh sẽ là nơi dẫn dắt câu chuyện này", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Đọc thêm

Tổng rà soát các "điểm đen", "điểm tiềm ẩn" tai nạn giao thông Đô thị

Tổng rà soát các "điểm đen", "điểm tiềm ẩn" tai nạn giao thông

TTTĐ - Các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, rà soát hệ thống kết cấu hạ tầng, tổ chức giao thông trên hệ thống đường bộ; tổng rà soát các “điểm đen”, "điểm tiềm ẩn" tai nạn giao thông và các bất hợp lý trong tổ chức giao thông trên địa bàn thành phố để đề ra phương án, kế hoạch, lộ trình giải quyết.
Đông Triều là thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh Đô thị

Đông Triều là thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

TTTĐ - Sau cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Quảng Ninh chính thức có thành phố thứ 5 là Đông Triều cùng với các thành phố như Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái.
Bình Dương thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ sáng tạo Đô thị

Bình Dương thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ sáng tạo

TTTĐ - Quy hoạch tỉnh Bình Dương, mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là một trong những trung tâm phát triển năng động và toàn diện của khu vực Đông Nam Á, dẫn đầu về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo động lực để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.
Thẻ vé ảo: Tiện ích cho hệ thống vận tải hành khách công cộng Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Thẻ vé ảo: Tiện ích cho hệ thống vận tải hành khách công cộng

TTTĐ - Sau gần 6 tháng triển khai hình thức vé ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống xe buýt, đến nay, đã có 48.221 vé xe buýt phi vật lý được đăng ký, chiếm 47% số thẻ vé tháng. Việc sử dụng thẻ ảo giúp tiết kiệm chi phí phát hành thẻ vật lý, khách hàng không tốn thời gian và chi phí đi lại để nhận và dán tem trên thẻ vé tháng.
Hà Nội triển khai thẻ ảo offline xe buýt trên toàn thành phố Đô thị

Hà Nội triển khai thẻ ảo offline xe buýt trên toàn thành phố

TTTĐ - Từ ngày 20/9, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội triển khai thẻ vé tháng ảo offline (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô.
Thị xã Kinh Môn (Hải Dương) được công nhận là đô thị loại III Đô thị

Thị xã Kinh Môn (Hải Dương) được công nhận là đô thị loại III

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị xã Kinh Môn (Hải Dương)​ là đô thị loại III​​ (phạm vi gồm toàn bộ ranh giới thị xã Kinh Môn, diện tích khoảng 165,34 km2​). Trong đó khu vực nội thị bao gồm 14 phường hiện hữu và xã Hoành Sơn (dự kiến sáp nhập vào phường Duy Tân).
EVN huy động nhân lực phục hồi lưới điện tại Quảng Ninh Đô thị

EVN huy động nhân lực phục hồi lưới điện tại Quảng Ninh

TTTĐ - Để nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, khẩn trương khôi phục cung cấp điện cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã huy động gần 500 cán bộ, thợ điện từ các Tổng công ty để hỗ trợ khôi phục lưới điện tại tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm Đô thị

Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

TTTĐ - Nhằm kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang cùng đoàn công tác đã trực tiếp khảo sát hiện trường dự án Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
EVN khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng Đô thị

EVN khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng

TTTĐ - Tính đến sáng 16/9, EVN khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão Yagi và lũ lụt (tương ứng với tỷ lệ 98%).
Hải Phòng: Đến ngày 26/9, phải di chuyển hết tài sản của dân khỏi chung cư cũ Đô thị

Hải Phòng: Đến ngày 26/9, phải di chuyển hết tài sản của dân khỏi chung cư cũ

TTTĐ - Chỉ đạo khẩn của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, đến ngày 25/9, phải di chuyển hết tài sản của các hộ dân tại các chung cư cũ A7, A8 Vạn Mỹ ra khỏi toà nhà.
Xem thêm