Tag

Thu hút đầu tư xanh: Lọc ngành hay giảm phát thải?

Môi trường 05/12/2023 15:21
aa
TTTĐ - Đây là chủ đề của buổi hội thảo về đầu tư gắn với kinh tế xanh, bảo vệ môi trường do báo Thanh Niên tổ chức sáng ngày 5/12 tại trụ sở toà soạn báo.
Kinh tế xanh là không có ranh giới hành chính Diễn đàn Mekong Connect 2023: Liên kết vùng, phát triển kinh tế xanh Liên kết kinh tế xanh, hướng đến phát triển bền vững Thúc đẩy kinh tế xanh gắn với bảo vệ môi trường
Quang cảnh buổi hội thảo sáng 5/12
Quang cảnh buổi hội thảo "Thu hút đầu tư xanh: Lọc ngành hay giảm phát thải?" sáng 5/12

Nên hay không cấm các ngành "gây ô nhiễm"?

Phát biểu mở đầu, Tổng Biên tập báo Thanh Niên Nguyễn Ngọc Toàn cho biết, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn... là vấn đề được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng vừa tham dự lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới tại Dubai cách đây không lâu. Đây là một trong những hội nghị quốc tế lớn nhất và quan trọng nhất trong năm 2023.

Tại đó, Việt Nam đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính; tiếp tục thúc đẩy việc giảm mạnh phát thải khí nhà kính và đưa phát thải ròng về 0 vào giữa thế kỷ, thông qua xây dựng các tiêu chuẩn, biện pháp giảm phát thải mang tính khả thi.

Ông Nguyễn Ngọc Toàn cho biết: "Trong bức tranh tổng thể đó, chúng tôi chọn một lát cắt, phát sinh từ thực tiễn trong quá trình áp dụng tăng trưởng xanh ở nhiều địa phương, ở nhiều khu công nghiệp trên cả nước và có thể ở nhiều cơ quan có thẩm quyền trong cấp phép đầu tư. Đó là lọc thẳng các ngành có thể gây ô nhiễm hay yêu cầu phải giảm phát thải có lộ trình?".

Tổng Biên tập báo Thanh Niên phát biểu
Tổng Biên tập báo Thanh Niên Nguyễn Ngọc Toàn phát biểu tại hội thảo "Thu hút đầu tư xanh: Lọc ngành hay giảm phát thải?"

Lý giải, ông Nguyễn Ngọc Toàn cho rằng: Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài phản ánh đến báo chí rằng họ gặp khó khăn khi làm thủ tục đầu tư vào Việt Nam do lãnh đạo một số địa phương có tâm lý nghe thấy ngành nào "có vẻ ô nhiễm" là không mặn mà, thậm chí gạt luôn.

"Nếu việc này xảy ra ở nhiều địa phương, liệu có hay không việc chúng ta phải lên một danh sách các ngành nghề không khuyến khích, thậm chí không cấp phép đầu tư vào Việt Nam để rõ ràng, minh bạch ngay từ đầu trong thu hút đầu tư nói chung", ông Nguyễn Ngọc Toàn đặt vấn đề.

Theo Tổng Biên tập báo Thanh Niên Nguyễn Ngọc Toàn, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về thu hút đầu tư giữa các nước trong khu vực hiện nay, nếu không thống nhất quan điểm, không có một bộ tiêu chí cụ thể, không minh bạch trong thông tin thì rất có thể sự cẩn trọng cũng như áp lực tăng trưởng xanh lại khiến Việt Nam mất đi các dự án lớn vào các ngành quan trọng để phát triển đất nước.

"Xanh" từ doanh nghiệp

Chia sẻ tại hội thảo, ông Đỗ Văn Sử, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, tăng trưởng xanh vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều, nên ứng xử với nó như thế nào, phạm vi ở đâu, chiến lược phát triển như thế nào cho phù hợp là câu hỏi của nhiều quốc gia?

Ông Đỗ Văn Sử nhấn mạnh, trong quá trình thực hiện hướng tới tăng trưởng xanh, có hai chủ thể chính là Nhà nước và các tổ chức, các doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất. Nhà nước gặp thách thức gì, cần làm gì? Bản thân các doanh nghiệp gặp thách thức khó khăn gì?

Thu hút đầu tư xanh: Lọc ngành hay giảm phát thải?
Ông Đỗ Văn Sử - Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài nêu ý kiến tại hội thảo

Ông Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh, chúng ta phải tránh được bẫy lọc ngành, hãy chú trọng công nghệ vì hệ thống kinh tế là một chuỗi giá trị mà chúng ta đang khuyến khích phát triển hệ sinh thái, công nghiệp hỗ trợ, đồng thời phải tránh cái bẫy xanh hóa ngay lập tức, có lộ trình phù hợp để phát triển kinh tế xanh là bài toán của Việt Nam.

Lộ trình trong các ngành năng lượng, giao thông, sản xuất vật liệu xây dựng như thế nào là quan trọng vì mục tiêu giảm phát thải carbon về 0 vào năm 2050 là không ai bàn cãi nữa.

Ông Vũ Tiến Lộc đề xuất, Việt Nam cần phải quan tâm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ để có chính sách phù hợp, hỗ trợ về nhận thức, quản trị để thực hiện chuyển đổi xanh. Quá trình phát triển kinh tế xanh, giảm phát thải của Việt Nam sẽ không thể thành công nếu không thúc đẩy được các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia mạnh mẽ.

Ông Lê Viết Phúc, Phó Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho hay, vấn đề khó khăn trong việc thu hút dự án xanh là các nhà đầu tư khi làm việc với chủ đầu tư hạ tầng rất quan tâm đến vị trí nhà máy thuận lợi, muốn dự án đầu tư phải gần khu vực cảng, gần vị trí giao thông mặc dù đã được phân khu chức năng và quy hoạch cụ thể.

"Đây có thể nói là một khó khăn trong việc phát triển xanh. Nếu đáp ứng theo yêu cầu của các chủ đầu tư thì chúng ta không thể giữ vững định hướng phân vùng, phá vỡ quy hoạch trong quá trình thu hút đầu tư, còn không đáp ứng được đòi hỏi họ lại đi tìm chỗ khác. Đây là vấn đề khiến các chủ đầu tư rất khó xử", ông Lê Viết Phúc nhìn nhận.

Ông Lê Viết Phúc, Phó Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chia sẻ (Ảnh: Nhật Thịnh)
Ông Lê Viết Phúc, Phó Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Thảo Nhi, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Thanh Bình Phú Mỹ góp ý, các cơ quan quản lý phải định nghĩa lại phát triển xanh. Không thể chỉ nghe thấy doanh nghiệp sản xuất vật liệu cơ bản, hóa chất cơ bản là "auto" xếp vào ngành ô nhiễm.

Bà Thảo Nhi nhận định, từ lợi thế địa phương, cơ quan quản lý xác định phát triển ngành nghề gì, kêu gọi ngành nghề gì từ đó đặt ra mục tiêu giảm phát thải. Nhà đầu tư phát triển khu công nghiệp là cánh tay nối dài của Nhà nước, đưa những quy chế để yêu cầu các nhà đầu tư vào sản xuất trong khu công nghiệp tuân thủ, cùng thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh.

Ngoài ra, còn rất nhiều các ý kiến đóng góp từ những cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam cho câu chuyện nên hay không lọc ngành "ô nhiễm" khỏi Việt Nam. Tất cả được báo Thanh Niên ghi nhận, từ đó có biện pháp góp ý, tuyên truyền đến chính quyền, người dân TP Hồ Chí Minh và cả nước.

Đọc thêm

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Xem thêm