Tag

Phát huy hiệu quả mô hình đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã

Xã hội 20/09/2020 06:05
aa
TTTĐ - Với phương châm “Giảm nhẹ rủi ro thiên tai bắt đầu từ cộng đồng”, 30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã thành lập các đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã, với sự tham gia của 64.948 người. Nhờ có lực lượng này nên nhiều địa phương đã giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Khởi tranh Vòng chung kết toàn quốc cuộc thi “Xung kích phòng chống thiên tai” Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống thiên tai Dân quân tự vệ: Lực lượng nòng cốt trong công tác phòng chống thiên tai Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đẩy mạnh thực hiện phương châm “bốn tại chỗ” trong phòng chống tràn đê Cần nâng cao vai trò của Chủ tịch UBND cấp huyện trong việc quản lý đê điều Xây dựng kế hoạch truyền thông về phòng chống thiên tai

100% xã, phường, thị trấn có đội xung kích

Hà Nội là một trong những tỉnh, thành phố đầu tiên của cả nước hoàn thành việc xây dựng các đội xung kích phòng, chống thiên tai ở cấp xã (đội xung kích). Đây được coi là lực lượng phản ứng nhanh, kịp thời xử lý các tình huống khẩn cấp đầu tiên tại cơ sở. Nhờ có lực lượng này nên nhiều địa phương đã giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội cho biết: Hiện 30 quận, huyện, thị xã của thành phố đã thành lập các đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã, với sự tham gia của 64.948 người gồm lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, đoàn thanh niên, lao động nông nhàn có sức khỏe, biết bơi...

Đội xung kích phòng chống thiên tai có nhiệm vụ hỗ trợ các cấp chính quyền sơ tán dân, tìm kiếm cứu nạn, sơ cấp cứu tại chỗ ngay từ giờ đầu khi xảy ra thiên tai, giúp dân sửa chữa nhà cửa vệ sinh môi trường, khôi phục sản xuất và ổn định đời sống... Ngoài ra, trong năm 2019, 20/26 quận, huyện, thị xã có đê đã thành lập lực lượng quản lý đê nhân dân với tổng số 157 người…

Phát huy hiệu quả mô hình đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã
Các chiến sĩ quân đội cùng người dân hộ đê tả Bùi thuộc địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội

Nhận thức được sự nguy hiểm của thiên tai nên nhiều người dân Thủ đô đã ủng hộ chính quyền cơ sở và tự nguyện tham gia công tác phòng ngừa, ứng phó với thiên tai bằng những việc làm cụ thể như: Tự giác chằng chống, gia cố nhà cửa, giúp đỡ các thành viên trong cộng đồng sơ tán người và tài sản khi có lệnh báo động lũ trên các sông... Nhờ đó, năm vừa qua, thành phố Hà Nội đã hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai, nhanh chóng ổn định đời sống người dân vùng bị ảnh hưởng...

Tuy nhiên, có một điểm bất cập là lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai ở cấp xã trên địa bàn thành phố tuy “đông” nhưng “chưa mạnh”. Lý giải thực tiễn này, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng, lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã hiện nay phần lớn đều trong độ tuổi lao động, thường đi làm ăn ở xa địa phương... Vì vậy, khi xảy ra tình huống thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã sẽ gặp khó khăn để huy động đủ lực lượng.

Mặt khác, lực lượng này chưa được trang bị phương tiện phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn... nên đã ít nhiều làm giảm năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai ở cấp xã...

Tập trung kiện toàn lực lượng xung kích cơ sở

Với phương châm “Giảm nhẹ rủi ro thiên tai bắt đầu từ cộng đồng”, 30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã thành lập các đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã. Trong đó, nhiều địa phương đã hoàn thành xây dựng các đội xung kích, góp phần giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra thiên tai.

Đơn cử như huyện Thanh Trì (Hà Nội), một trong những địa phương được đánh giá là làm tốt công phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Hà Nội trong thời gian vừa qua. Đến nay, UBND huyện Thanh Trì đã kiện toàn Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn với 37 thành viên, 78 đồng chí tham gia lực lượng xung kích tập trung, lực lượng tăng cường.

Huyện cũng đã xây dựng phương án phòng chống thiên tai và ứng phó khẩn cấp, phương án tìm kiếm cứu nạn, phương án cứu trợ và khắc phục hậu quả mưa bão, lũ, thiên tai đảm bảo đời sống của Nhân dân trên địa bàn huyện…

Phát huy hiệu quả mô hình đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã
Hà Nội tập trung phát huy hiệu quả mô hình đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã

Cùng với đó, huyện cũng hướng dẫn các xã hoàn thành việc xây dựng, củng cố Đội phòng chống thiên tai cấp xã... đồng thời chuẩn bị đủ vật tư dự trữ phòng, chống lụt bão tại các điếm canh đê. Giao vật tư cho các xã dự trữ cho công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn gồm: 5.400 cây, rong tre 2.500 bó, rơm 19 tấn, 2.200 bao tải, 1.000m3 đất dự trữ...

Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Văn Hưng cho biết: Để hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, huyện đề xuất thành phố kiểm tra và xử lý cấp bách, khắc phục sự cố lún sụt toàn bộ kè Duyên Hà; Kè chống sạt lở bờ Hữu sông Hồng đoạn từ K84+600 đến K86+389 trên địa bàn xã Vạn Phúc; Đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch thoát lũ các xã vùng bãi theo quyết định 257 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với sông Nhuệ, huyện kiến nghị thành phố kè cứng hóa toàn bộ tuyến bờ sông qua địa bàn xã Hữu Hòa và xã Tả Thanh Oai. Đắp tôn cao chống tràn, cứng hóa mặt bờ kết hợp đường giao thông, gia cố thân bờ, mái, cơ bờ đê hai phía thượng và hạ lưu đoạn qua địa bàn xã Đại Áng. Đầu tư nạo vét, kè cứng hóa hai bên bờ sông Tô Lịch đoạn qua địa bàn huyện Thanh Trì với chiều dài 7.250m...

Để nâng cao năng lực phòng, ngừa, ứng phó thiên tai từ cấp cơ sở, ông Sơn cho biết, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Hà Nội đã tham mưu UBND thành phố chỉ đạo các quận, huyện, thị xã tiếp tục quán triệt đầy đủ, kịp thời chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Bên cạnh đó, các địa phương cần rà soát, rút kinh nghiệm để củng cố, kiện toàn bảo đảm về số lượng, chất lượng lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã... Các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch và tổ chức huấn luyện nghiệp vụ, kỹ năng, bảo đảm tốt nhất khả năng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ngay tại cơ sở...

Đọc thêm

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Môi trường

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 4 hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.
Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Xem thêm