Tag

Cần nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai

Môi trường 15/09/2024 18:26
aa
TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa ra những lưu ý đối với các địa phương chịu ảnh hưởng sau mưa lũ nhằm sớm khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống Nhân dân, khôi phục sản xuất nông nghiệp.
Thủ tướng chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, thiên tai tại Yên Bái Triệu trái tim miền Nam hướng về miền Bắc yêu thương Tuổi trẻ Yên Bái hỗ trợ bà con khắc phục hậu quả thiên tai Hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả bão lũ sớm nhất Huy động 10.307 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ Nhân dân tổng vệ sinh

Tập trung chống lũ, đảm bảo an toàn đê điều

Để sớm khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống Nhân dân, khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão lũ ở miền Bắc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản lưu ý các địa phương.

Cụ thể, đối với vùng đồng bằng, ven biển, tập trung chống lũ, đảm bảo an toàn đê điều sông Hồng - Thái Bình và khắc phục ngay các sự cố trên các tuyến đê sau lũ vì hiện nay, lũ trên các triền sông vẫn ở mức rất cao nhiều nơi vẫn còn ở mức báo động 3 và trên báo động 3, uy hiếp đến an toàn hệ thống đê điều.

Các địa phương tiếp tục triển khai công tác hộ đê, xử lý kịp thời các sự cố đê. Tránh tình trạng chủ quan, lơ là vì khi lũ rút cũng sẽ phát sinh rất nhiều sự cố gây mất an toàn đê; khẩn trương khắc phục hậu quả do bão gây ra; đảm bảo cung cấp, hỗ trợ đủ lương thực, thực phẩm, nước sạch, tuyệt đối không để người dân bị đói, rét.

Cùng với đó, các địa phương cần huy động lực lượng hỗ trợ người dân sửa chữa nhà ở, dọn dẹp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; vận hành các trạm bơm và hệ thống công trình thuỷ lợi để tiêu úng cứu diện tích lúa và hoa mầu bị ngập; chuẩn bị sẵn sàng nguồn giống để khôi phục sản xuất ngay sau bão; tập trung khắc phục sớm sự cố hệ thống lưới điện, thông tin,...

Cần nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai
Các địa phương chịu ảnh hưởng sau mưa lũ cần sớm khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống Nhân dân, khôi phục sản xuất nông nghiệp.

Đối với khu vực miền núi phía Bắc, tập trung lực lượng tìm kiếm người mất tích tại sự cố cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và mất tích do lũ, lũ quét, sạt lở đất (Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng,…); khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ; đảm bảo cung cấp, hỗ trợ đủ lương thực, thực phẩm, nước sạch, tuyệt đối không để người dân bị đói, rét.

Huy động lực lượng hỗ trợ người dân sửa chữa nhà ở, dọn dẹp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; rà soát, sẵn sàng sơ tán người dân tại khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn (nguy cơ cao có thể xảy ra sạt lở sau thời gian mưa lớn kéo dài, đất bão hoà nước...

Đồng thời tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố thông tuyến giao thông.

Cần thiết phải lập bản đồ cảnh báo thiên tai

Về lâu dài, các địa phương thực hiện nghiêm Chỉ thị số 42 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, Luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản hướng dẫn; Chiến lược phòng, chống thiên tai quốc gia, kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia,…

Tăng cường dự báo, cảnh báo, giảm thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, trong đó tập trung nâng cao chất lượng công tác dự báo mưa định lượng mưa phục vụ cảnh bảo lũ quét, sạt lở đất; hoàn thành phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, nhất là bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất chi tiết đến cấp thôn, bản; rà soát, sửa đổi các bất cập trong Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình (thời gian mùa lũ, quy định về tích nước sớm, quy định, quy trình trong tình huống khẩn cấp).

Củng cố, nâng cấp bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước, xây dựng hệ thống cảnh báo xả lũ hồ chứa. Vận hành hiệu quả, an toàn công trình hồ chứa và vùng hạ du, nhất là các hồ chứa quan trọng đặc biệt: Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang theo quy định; xây dựng công trình phòng, chống lũ quét, sạt lở đất tại các khu vực trọng điểm, xung yếu; xây dựng, lắp đặt các trạm cảnh báo lũ quét tự động tại những vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét.

Cần nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai
Các địa phương cần quan tâm tu bổ, nâng cấp hệ thống đê điều, hồ chứa thuỷ lợi, nhất là các công trình xung yếu, bị thiệt hại trong đợt mưa lũ

Các địa phương cần quan tâm tu bổ, nâng cấp hệ thống đê điều, hồ chứa thuỷ lợi, nhất là các công trình xung yếu, bị thiệt hại trong đợt mưa lũ; củng cố, nâng cấp các tuyến đê biển đảm bảo chống chịu được với các trận bão rất mạnh như bão số 3 và kiểm tra, rà soát, có phương án xử lý các trọng điểm đê điều xung yếu, các vị trí bị sự cố trong đợt mưa lũ vừa qua.

Bảo vệ không gian thoát lũ trên các lưu vực sông, lòng sông theo quy định của Luật Đê điều và Nghị Quyết 24 của Ban Chấp hành trung ương: “Bảo vệ không gian thoát lũ trên các lưu vực sông, lòng sông, trước hết cho sông Hồng, sông Cửu Long, sông Cầu và các sông lớn khác”.

Cùng với đó, rà soát, bố trí sắp xếp, di dời người dân vùng có nguy cơ cao thiên tai, nhất là sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi đến nơi an toàn, đồng thời tạo sinh kế bền vững cho người dân ở nơi ở mới; quản lý chặt chẽ việc xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng lấn chiếm lòng sông, suối, bạt sườn dốc làm gia tăng rủi ro thiên tai; rà soát quy định về việc để người trên các tàu vận tải, nhất là tàu pha sông biển trong các tình huống bão rất mạnh như bão số 3 vừa qua để đảm bảo an toàn cho người trên phương tiện.

Mở rộng khẩu độ thoát lũ các công trình qua sông, suối không đảm bảo khả năng thoát lũ; thanh thải vật cản dòng chảy trên sông, suối để phòng ngừa nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét; tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng tự nhiên, phòng hộ; tăng cường công tác thông tin truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng…

Đọc thêm

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp Môi trường

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang có hướng di chuyển phức tạp.
Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9 Môi trường

Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9

TTTĐ - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 120,9 độ Kinh Đông, trên đất liền đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15-20km/h.
Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông tiếp tục di chuyển theo hướng Tây.
Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây khoảng 15km/h Môi trường

Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây khoảng 15km/h

TTTĐ - Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 13h ngày 16/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (39-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15km/h.
Người đứng đầu chịu trách nhiệm về kết quả khắc phục bão số 3 Môi trường

Người đứng đầu chịu trách nhiệm về kết quả khắc phục bão số 3

TTTĐ - Thường trực Thị ủy Sơn Tây yêu cầu người đứng đầu cấp ủy, chính quyền chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả khắc phục hậu quả sau bão số 3 và ảnh hưởng của lũ trên địa bàn.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines).
Sóc Trăng: Không để thất thoát tài nguyên cát Môi trường

Sóc Trăng: Không để thất thoát tài nguyên cát

TTTĐ - Chia sẻ khó khăn với nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long về cát đắp nền làm đường cao tốc, tỉnh Sóc Trăng đề xuất và được phép thực hiện cơ chế đặc thù khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông.
Xem thêm