Tag

Phác đồ “giờ vàng’’ cứu sống hàng trăm trẻ sinh rất non

Tin Y tế 27/02/2024 17:03
aa
TTTĐ - Phác đồ "giờ vàng" với nhiều công nghệ hiện đại tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh đã giúp cứu sống hàng trăm trẻ sinh non, hạn chế đặt nội khí quản, giảm di chứng và chi phí điều trị.
Lấy sự hài lòng của người bệnh làm mục tiêu đổi mới Vắc xin não mô cầu thế hệ mới lần đầu có tại Việt Nam Bộ Y tế ban hành đầy đủ phác đồ điều trị để tối ưu hoá hiệu quả điều trị

Tối 26/2, phác đồ “giờ vàng” của Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Tâm Anh được vinh danh một trong 12 Thành tựu Y khoa Việt Nam năm 2023 do Sở Y tế TP HCM phối hợp Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM (VOH) tổ chức.

Phác đồ “giờ vàng” là tổng thể nhiều kỹ thuật y khoa cao cấp được thực hiện trong 60 phút đầu đời, ngay tại phòng sinh để cứu sống và chăm sóc y tế cho trẻ sinh non và rất non từ 24 tuần tuổi.

Phác đồ bao gồm các yếu tố, như kẹp rốn muộn, phòng ngừa hạ thân nhiệt, truyền tĩnh mạch duy trì đường huyết sau sinh, phòng nhiễm khuẩn huyết, hỗ trợ hô hấp với phương pháp không xâm lấn, cụ thể là thở không xâm lấn (CPAP) tại phòng sinh và liên tục đến khi nhập Hồi sức sơ sinh (NICU) cho nhóm trẻ sinh rất non…

Trẻ sinh rất non được chăm sóc tích cực trong “thời gian vàng” sẽ tăng cơ hội sống, giảm di chứng về sức khỏe.

Phó Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Phước Lộc (thứ tư từ trái qua) trao giải Thành tựu y khoa năm 2023 cho Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP HCM
Phó Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Phước Lộc (thứ tư từ trái qua) trao giải Thành tựu Y khoa năm 2023 cho Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP HCM

Theo TS.BS Cam Ngọc Phượng, Giám đốc Trung tâm Sơ sinh BVĐK Tâm Anh TP HCM cho biết, trẻ sinh non và rất non thường tím tái, không thở được, thân nhiệt hạ rất nhanh, nguy cơ nhiễm trùng cao, nếu không hồi sức cấp cứu ngay tại phòng sinh thì khó giữ tính mạng.

Thập niên trước, thở máy xâm lấn là phương pháp điều trị chính cho trẻ sinh non rất nhẹ cân với hội chứng suy hô hấp. Mặc dù là biện pháp cứu mạng, thở máy xâm lấn lại là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến viêm phổi, bệnh phổi mạn và khiến trẻ lệ thuộc oxy kéo dài.

Năm 2018, bác sĩ Cam Ngọc Phượng sang Australia du học, chứng kiến trẻ sinh non được chăm sóc nhẹ nhàng nhờ can thiệp sớm 60 phút đầu đời. Về nước, bác sĩ cùng đồng nghiệp nghiên cứu, sáng tạo phác đồ “giờ vàng” với mục tiêu giảm nguy cơ đặt nội khí quản, giảm tỷ lệ thở máy xâm lấn, từ đó giúp giảm chi phí điều trị.

“Điều cần thiết nhất là đảm bảo thân nhiệt, giữ ấm, cung cấp áp lực dương liên tục, thông khí ngay sau sinh đến khi bé chuyển về đơn vị hồi sức”, bác sĩ Phượng nói.

Cũng theo bác sĩ Phượng, nguy cơ đặt nội khí quản tại phòng sinh ở trẻ sinh rất non (<33 tuần tuổi thai) đã giảm trong thập niên vừa qua khi trẻ được thở CPAP sớm. Tuy nhiên, phác đồ “giờ vàng” chưa được triển khai rộng rãi tại Việt Nam do nhiều đơn vị còn thiếu các thiết bị máy móc chuyên dụng hiện đại và ê kíp Sản - Hồi sức sơ sinh có kinh nghiệm.

Bác sĩ Phượng cho biết, để thực hiện phác đồ “giờ vàng”, bệnh viện cần xây dựng các đội “giờ vàng” gồm bác sĩ Sản khoa, Sơ sinh, nữ hộ sinh, đội ngũ điều dưỡng sơ sinh lành nghề.

Ekip “giờ vàng” cùng trang thiết bị hồi sức hiện đại tại phòng mổ Bệnh viện đa khoa Tâm Anh kịp thời cứu trẻ sinh non và rất non
Ekip “giờ vàng” cùng trang thiết bị hồi sức hiện đại tại phòng mổ Bệnh viện đa khoa Tâm Anh kịp thời cứu trẻ sinh non và rất non

Mặc dù, phác đồ can thiệp 60 phút đầu sau sinh, song thực tế bệnh viện chủ động triển khai trước sinh. Tại BVĐK Tâm Anh khi tiếp nhận sản phụ dưới 34 tuần có biểu hiện sinh non, bác sĩ khoa Sản báo động bác sĩ Sơ sinh có mặt ngay tại giường sản phụ để tư vấn kịp thời.

Trẻ sinh non phổi chưa trưởng thành. Bác sĩ khám, quyết định thuốc hỗ trợ phổi, giúp bé ra đời sớm có thể tăng cơ hội sống. Sản phụ cũng được truyền magie sulfat để bảo vệ não của thai nhi.

Theo GS.TS.BS Ngô Minh Xuân - Chủ tịch Liên chi Hội Chu sinh và Sơ sinh TP HCM, nguyên Hiệu trưởng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, hiện nay tỷ lệ tử vong trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rất cao không chỉ Việt Nam mà cả thế giới.

Đặc biệt nhóm trẻ sinh rất non nguy cơ tử vong lên tới 64% so với trẻ bình thường. Nhiều trường hợp trước đây chúng ta không thể cứu sống, hoặc trẻ sống sót gặp di chứng rất nhiều.

Phác đồ giờ vàng với điểm nhấn sử dụng phương pháp thở không xâm lấn (CPAP) sớm tại phòng sinh là một trong những bước quan trọng ngay sau sinh giúp trẻ sinh non và rất non giảm suy hô hấp, cải thiện được dư hậu sau sinh, góp phần giảm tỷ lệ tử vong ở nhóm trẻ có nguy cơ, mang lại nhiều giá trị, lợi ích cho cộng đồng, giảm chi phí cho gia đình và xã hội.

“Phác đồ giờ vàng là sự đổi mới về tư duy, cập nhật kỹ thuật hiện đại trong điều trị trẻ sinh non và cực non, đồng thời, các bác sĩ sơ sinh hiện nay đang áp dụng vào bệnh viện, sắp tới có thể triển khai huấn luyện cho tuyến tỉnh, tuyến dưới, nhất là sử dụng thở không xâm lấn sớm ngay giờ đầu sau sinh, giúp cải thiện tỷ lệ tử vong và di chứng cho trẻ được cứu sống”, GS Ngô Minh Xuân đánh giá.

Bác sĩ Sản khoa (phải) kết hợp bác sĩ Sơ sinh (thứ hai từ trái qua) cứu bé sinh non bằng phác đồ “giờ vàng” tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh
Bác sĩ Sản khoa (phải) kết hợp bác sĩ Sơ sinh (thứ hai từ trái qua) cứu bé sinh non bằng phác đồ “giờ vàng” tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh

Hơn ba năm triển khai tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh, phác đồ “giờ vàng” cứu sống và giảm các nguy cơ biến chứng cho trẻ sinh non có thể gặp phải như suy hô hấp, viêm phổi, loạn sản phế quản phổi; viêm ruột, hoại tử ruột, nhiễm trùng máu, tụt huyết áp; chậm phát triển, hệ miễn dịch kém; kém phát triển về thị giác, thính giác; bại não, xuất huyết não và dễ đối diện với hội chứng đột tử trẻ sơ sinh.

Nghiên cứu của TS.BS Cam Ngọc Phượng theo dõi 75 trẻ sinh non và cực non có tuổi thai trung bình 27,5 - 28 tuần chào đời khỏe mạnh tại BVĐK Tâm Anh TP HCM được áp dụng phác đồ này.

Kết quả cho thấy, tỷ lệ trẻ phải đặt nội khí quản giảm từ 62,5% xuống còn 26%; tỷ lệ dùng surfactant (thuốc điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng) giảm một nửa, từ 40% còn 20,9%; tỷ lệ ấn tim, truyền epinephrine (thuốc hỗ trợ hô hấp) và tràn khí màng phổi rất thấp. Ngoài ra, chi phí điều trị trung bình giảm khoảng 30 - 40%.

Cụ thể, bé B.N chào đời vào tháng 10/2023, ở tuổi thai 28 tuần 5 ngày, nặng 1,2kg, được áp dụng phác đồ "giờ vàng". Sau 2 tháng điều trị, bé nặng 2,65kg, xuất viện vào tuần thứ 37. Hiện bé 4 kg, khỏe mạnh như em bé sinh đủ tháng.

Bé H.Đ, sinh ra chỉ vỏn vẹn 460g, là một trong những em bé nhẹ cân nhất Việt Nam chào đời ở tuần thai 24 được nuôi sống thành công (em bé sinh non nhẹ cân nhất Việt Nam được ghi nhận là 400g).

Nhờ phác đồ điều trị tích cực, H.Đ đạt mốc tăng trưởng kỳ tích với khoảng 147g mỗi tuần. Sau 4 tháng được điều trị, chăm sóc, bé Đ ra viện vào tháng 7/2023, đạt cân nặng 2,8kg, tự bú mẹ.

Trước đó, bé B.B sinh vào tháng 4/2021, ở tuần thai thứ 25, nặng 740g được bác sĩ BVĐK Tâm Anh cứu sống bằng phác đồ “giờ vàng” và khỏe mạnh xuất viện sau 3 tháng với cân nặng 2,55 kg.

Anh Huỳnh Nhật Hòa, bố bé B cho biết, trước đó vợ anh sinh non con đầu lòng, bé mất ngay sau khi chào đời. Một năm sau, vợ anh mang thai B.B. Kịch bản sinh non tái diễn, hai vợ chồng suy sụp. Nhờ áp dụng phác đồ “giờ vàng” trong 100 ngày bé được cứu sống. Hiện bé gần 3 tuổi, khỏe mạnh, như các bạn sinh đủ tháng.

“Có những bé đón về chúng tôi tiên lượng chỉ còn khoảng 5 - 10% cơ hội sống. Tuy nhiên, nhờ có sự hỗ trợ của hệ thống máy thở mới cùng trang thiết bị hiện đại, ê kíp bác sĩ có kinh nghiệm nuôi sống nhiều trẻ sinh non mắc bệnh nặng. Đến thời điểm này, các con đều được cứu sống, khỏe mạnh”, bác sĩ Phượng tự hào.

Báo cáo của Viện Quốc gia về Sức khỏe trẻ em và Phát triển con người của Mỹ (NICHD) cho thấy, trẻ sinh non dưới 24 tuần tuổi có ít cơ hội sống sót. Trẻ sinh non sau 24 tuần tuổi có tỷ lệ sống cao hơn, sinh ở tuần thai thứ 26 có cơ hội sống sót khoảng 78%, sinh sau 28 tuần thai khả năng sống sót lên đến 80 - 90%.

Trong khi đó, ghi nhận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm, thế giới có khoảng 15 triệu trẻ sinh non và con số vẫn không ngừng tăng. Tuy nhiên, nếu được hỗ trợ can thiệp y tế sớm, 3/4 trong số những đứa trẻ này có thể tiếp tục sống khỏe mạnh.

Còn tại Việt Nam, theo Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), tỷ lệ trẻ sinh non khoảng 7%. Mỗi năm có khoảng 100.000 - 110.000 trẻ chào đời non tháng và 17.000 trẻ tử vong trong vòng 28 ngày sau khi sinh.

Theo TS.BS Cam Ngọc Phượng, chuyên ngành Sơ sinh ở Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ, tiệm cận với sự phát triển của y học thế giới. Đội ngũ nhân viên y tế không ngừng cập nhật kiến thức mới, phác đồ điều trị mới, nhằm giảm chi phí và tăng hiệu quả điều trị.

“Chúng ta có thể thực hiện được các kỹ thuật chăm sóc chuyên sâu ở mức độ cao nhất, ngang tầm với các nước trong khu vực, dành cho những trẻ sinh rất non ở tuổi thai 23 - 24 tuần, rất nhẹ cân (dưới 1kg). Phác đồ “giờ vàng” có thể triển khai rộng cho các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện, để ngày càng có nhiều trẻ sinh non, rất nhẹ cân được cứu sống”, bác sĩ Phượng nói.

Danh sách 12 Giải thưởng "Thành tựu Y khoa Việt Nam 2023"

1. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới - Chặng đường 30 năm giảm tỉ lệ tử vong bệnh uốn ván.

2. Bệnh viện An Bình - Âm ngữ trị liệu phục hồi giao tiếp sau đột quỵ.

3. Bệnh viện Ung bướu TP HCM - Phẫu thuật bảo tồn sinh sản trong ung thư cổ tử cung.

4. Bệnh viện Nhân dân Gia Định - Can thiệp dị dạng mạch máu bằng phương pháp tiêm cồn.

5. Bệnh viện Quân y 175 - Trung tâm Sinh lý thần kinh chăm sóc từ đột quỵ đến trầm cảm - những căn bệnh thời đại.

6. Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp - Bước đầu ứng dụng in 3D trong chế tạo dụng cụ chỉnh hình cho trẻ em.

7. Bệnh viện đa khoa Tâm Anh - Giảm nguy cơ đặt nội khí quản và chi phí điều trị ở trẻ sơ sinh rất non với phác đồ giờ vàng.

8. Bệnh viện Tai mũi họng TP HCM - Phẫu thuật điều trị bệnh lý xốp xơ tai.

9. Bệnh viện Mắt - Ứng dụng kỹ thuật tối ưu - quà tặng vô giá cho trẻ em Glaucoma.

10. Bệnh viện Đa khoa Mỹ Đức - Chọn lọc phôi không mang gene bệnh bằng xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT-M).

11. Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM - Can thiệp thay van động mạch phổi qua da.

12. Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ - Thông tim xuyên tử cung cứu sống bào thai dị tật tim nặng không lỗ van động mạch phổi.

Đọc thêm

Bé gái 3 tuổi nhập viện do tai nạn trong siêu thị Tin Y tế

Bé gái 3 tuổi nhập viện do tai nạn trong siêu thị

TTTĐ - Các y bác sĩ Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận bé gái (3 tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng búp ngón tay bị đứt lìa do bị kẹp tay vào cửa.
Triển khai hiệu quả nhiều mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Tin Y tế

Triển khai hiệu quả nhiều mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

TTTĐ - Sáng 2/10, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức Hội nghị biểu dương người cao tuổi vận động con cháu thực hiện tốt chính sách dân số, con cháu hiếu thuận với chủ đề “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội”.
Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 33.000 người cao tuổi Tin Y tế

Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 33.000 người cao tuổi

TTTĐ - Trung tâm Y tế (TTYT) Hoài Đức tổ chức truyền thông lưu động trên các trục đường chính trong huyện hưởng ứng Ngày Quốc tế người cao tuổi 1/10 năm 2024 với chủ đề “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội”.
Nâng cao năng lực trong chẩn đoán, điều trị bệnh nhân ung thư Tin Y tế

Nâng cao năng lực trong chẩn đoán, điều trị bệnh nhân ung thư

TTTĐ - Sáng 2/10, tại cơ sở Tân Triều, Bệnh viện K và Công ty TNHH Merck Healthcare Việt Nam đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ giữa hai đơn vị. Hoạt động này hướng tới mục đích tăng cường quan hệ hợp tác trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư.
Tập huấn cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin Công nghệ số

Tập huấn cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin họp và xử lý công việc thành phố (iCabinet).
Thúc đẩy kết nối công nghệ, đổi mới sáng tạo ngành Y tế Công nghệ số

Thúc đẩy kết nối công nghệ, đổi mới sáng tạo ngành Y tế

TTTĐ - Sự kiện "Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024" (Techconnect and Innovation Vietnam) với chủ đề “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo - Động lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững” do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức trong hai ngày 30/9-1/10 tại Hà Nội.
Nam thanh niên yếu liệt cơ sau thời gian "nghiện" bóng cười Tin Y tế

Nam thanh niên yếu liệt cơ sau thời gian "nghiện" bóng cười

TTTĐ - Sa đà vào thú vui hút bóng cười trong suốt 1 năm, nam thanh niên 23 tuổi nhận hậu quả tê bì tay chân, khó vận động và cầm nắm đồ vật, đau đầu, mất ngủ.
Ghi nhận trường hợp thứ 12 bị chó dại cắn Tin Y tế

Ghi nhận trường hợp thứ 12 bị chó dại cắn

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 20/9 đến 27/9), toàn thành phố ghi nhận 279 ca mắc sốt xuất huyết; 65 ca tay chân miệng; 7 ca sởi; 1 ca uốn ván; 1 ca ho gà; 1 trường hợp chó dại cắn...
Phẫu thuật cho bệnh nhân có khối u "khủng" nặng hơn 2kg Sức khỏe

Phẫu thuật cho bệnh nhân có khối u "khủng" nặng hơn 2kg

TTTĐ - Các bác sĩ khoa Ngoại Theo yêu cầu, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội phẫu thuật thành công, cắt bỏ khối u có kích thước lên đến 20 cm choán gần hết lồng ngực cho bệnh nhân 64 tuổi ở Thái Nguyên.
Thu hồi và tiêu hủy sản phẩm RAILEZA không đảm bảo chất lượng Tin Y tế

Thu hồi và tiêu hủy sản phẩm RAILEZA không đảm bảo chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản thông báo đến phòng y tế các quận, huyện, thị xã, các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn thành phố về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi sản phẩm RAILEZA không đảm bảo chất lượng.
Xem thêm