Tag
Hợp tác xã Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp Đoàn kết

Nỗ lực đưa sản phẩm đạt OCOP xuất ngoại

Nông thôn mới 08/11/2020 10:08
aa
TTTĐ - Với sự nỗ lực không ngừng, Hợp tác xã Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp Đoàn kết (xã Phương Tú, Ứng Hòa, Hà Nội) gặt hái được nhiều thành công với thương hiệu “Gạo chất lượng Khu Cháy”. Mô hình này không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn tạo việc làm cho bà con nông dân.
Chị Cao Thị Thủy, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp Đoàn kết kiểm tra chất lượng lúa J02
Chị Cao Thị Thủy, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp Đoàn kết kiểm tra chất lượng lúa J02

Xây dựng thương hiệu

Được thành lập từ năm 2017, hiện Hợp tác xã Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp Đoàn kết (Hợp tác xã Đoàn kết) có 30 thành viên. Trong đó, Hội đồng Quản trị gồm 7 thành viên.

Hợp tác xã được huyện Ứng Hòa giao quản lý, xây dựng nhãn hiệu gạo Khu Cháy với sản phẩm lúa, gạo J02. Đây là loại gạo ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Riêng năm 2019, Hợp tác xã tiêu thụ khoảng 5.000 tấn gạo J02.

Theo chị Cao Thị Thủy, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp Đoàn kết, giống lúa J02 (Japonica) có nguồn gốc từ Nhật Bản, có nhiều ưu thế trong sản xuất lúa hàng hóa và có khả năng thích ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệp như: Khả năng chịu rét tốt, sinh trưởng, phát triển cao, ít nhiễm sâu bệnh hại.

Đặc biệt, giống lúa J02 chịu thâm canh, thích ứng rộng, hạt gạo trong, cơm ngon, mùi thơm dịu… cho thấy rõ hiệu quả, ưu điểm vượt trội về chất lượng, năng suất, giá thành so với giống lúa truyền thống.

Vì vậy, chủ thể Hợp tác xã Đoàn kết đã mạnh dạn thuê lại cánh đồng của các hộ dân trong huyện Ứng Hòa không còn mặn mà với đồng ruộng để cải tạo, tạo nên cánh đồng mẫu lớn. Hợp tác xã cũng mạnh dạn đầu tư máy móc cơ giới hóa đồng bộ vào thâm canh khép kín từ cấy máy đến sấy thóc, sát thóc gạo bằng máy.

Bên cạnh đó, chủ thể Hợp tác xã Đoàn kết đã không ngừng tuyên truyền cho các hợp tác xã khác trong huyện Ứng Hòa tập trung cấy giống lúa Japonica, J02 và nhận được sự hưởng ứng của bà con nông dân. Trong đó, từ vụ chiêm xuân năm 2018, diện tích cấy giống lúa này trên 3.000ha. Hợp tác xã Đoàn kết sẽ thu mua lúa từ các hộ để chế biến và đưa ra thị trường.

“Gạo J02 ở Ứng Hòa ngon hơn những nơi khác bởi đây là vùng chiêm chũng, đất đai phì nhiêu, nước luôn được cấp đầy đủ. Điều đó làm cho cây lúa không bị mất năng lượng, hạt gạo tròn căng mọng. Gạo J02 không những thơm ngon tự nhiên mà còn giàu dinh dưỡng hơn các loại gạo thông thường khác nên được người tiêu dùng ưa chuộng”, chị Cao Thị Thủy, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp Đoàn kết chia sẻ.

Mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Vietgap của Hợp tác xã Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp Đoàn kết
Mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Vietgap của Hợp tác xã Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp Đoàn kết

Năm 2018, được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa, Hợp tác xã Đoàn Kết đã phối hợp với Viện nghiên cứu và phát triển cây trồng xây dựng thành công nhãn hiệu “Gạo chất lượng Khu Cháy” gắn liền với địa danh Khu Cháy.

Đây là điển hình tiêu biểu của căn cứ kháng chiến chống Pháp, nơi hoạt động cách mạng của nhiều cán bộ cao cấp. Khu Cháy trở thành biểu tượng chói lọi của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, niềm tự hào của quân dân Ứng Hòa. Vì vậy, việc đăng kí nhãn hiệu hàng hóa gắn với địa danh này trở nên vô cùng ý nghĩa, không những khẳng định chất lượng mà còn là cả tên đất, tình người, góp phần tạo nên uy tín, giá trị kinh tế cao của sản phẩm.

Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Nhận thức vai trò, ý nghĩa của chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nông dân, năm 2019, Hợp tác xã Đoàn kết đã đăng ký tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của thành phố Hà Nội với sản phẩm gạo Khu Cháy và đã được xếp hạng 4 sao.

Chị Cao Thị Thủy, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp Đoàn kết cho biết: “Sau khi sản phẩm gạo Khu Cháy đạt chứng nhận OCOP 4 sao thị trường tiêu thụ được mở rộng. Đặc biệt, từ chỗ sản phẩm chỉ tiêu thụ trong dân, chưa có nhãn mác, thương hiệu, nay đã có mặt tại nhiều cửa hàng nông sản an toàn và các siêu thị”.

Chị Thủy cho biết thêm để đạt tiêu chí sản phẩm OCOP, ngoài sự hỗ trợ của cơ quan chức năng, chủ thể tham gia cần nỗ lực không ngừng củng cố chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm… đáp ứng bộ tiêu chí của chương trình.

Mỗi sản phẩm sau khi được chứng nhận sẽ có thị trường tiêu thụ tốt, góp phần tăng thu nhập cho người dân và các chủ thể tham gia. Tuy nhiên, các hợp tác xã rất cần có sự kết nối với các doanh nghiệp nhằm tạo chuỗi liên kết bền vững, qua đó, nâng cao thương hiệu đặc sản địa phương, tạo ra các sản phẩm OCOP chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Đây cũng là tiền đề, điều kiện để sản phẩm có thể đạt chứng nhận OCOP 5 sao trong thời gian tới.

Sản phẩm gạo của Hợp tác xã đạt chứng nhận OCOP 4 sao
Sản phẩm gạo của Hợp tác xã đạt chứng nhận OCOP 4 sao

Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn được coi là yêu cầu cần thiết, nhất là việc nỗ lực tập trung triển khai xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, các hợp tác xã nông nghiệp cần có sự thích ứng, dám nghĩa dám làm để vươn ra biển lớn.

Với suy nghĩ này, Hợp tác xã Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp Đoàn kết sẽ đẩy mạnh việc tập huấn kiến thức cho người nông dân trong sản xuất, nâng cao chất lượng để đưa sản phẩm gạo Khu Cháy sang thị trường khó tính như Nhật Bản, Đài Loan…

“Dự kiến, thời gian tới chúng tôi sẽ phối hợp với các đối tác Nhật Bản tập huấn kiến thức cho nông nhân công tác theo quy trình của Nhật. Đây sẽ là bước đệm để sản phẩm của Hợp tác xã có mặt tại thị trường Nhật Bản; Đồng thời nâng cao đời sống cho người nông dân, nhất là các thành viên trong hợp tác xã”, chị Cao Thị Thủy, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp Đoàn kết chia sẻ.

Đọc thêm

Nhiều giải pháp góp phần nâng cao chất lượng canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long Nông thôn mới

Nhiều giải pháp góp phần nâng cao chất lượng canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long

TTTĐ - Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa phối hợp với Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) và Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền tổ chức hội thảo quốc gia “Đất và phân bón” lần thứ nhất năm 2024 với chủ đề “Thực trạng độ phì nhiêu đất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác lúa”.
Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1057/QĐ-TTg ngày 30/9/2024 công nhận huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu Nông thôn mới

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Có thể thấy, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, việc nghiên cứu đưa ra các phương pháp canh tác nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai Nông thôn mới

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai

TTTĐ - Sau khi bão và hoàn lưu bão đi qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã và đang chuẩn bị mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả, khôi phục lại sản xuất nông nghiệp sau khi nước lũ rút nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trong thời gian sớm nhất.
Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3 Nông thôn mới

Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

TTTĐ - TP Hà Nội đã triển khai một số chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất với tổng số kinh phí trong giai đoạn 2024-2025 là 2.346,18 tỷ đồng.
Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ Nông thôn mới

Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ

TTTĐ - Từng là nhữn g vùng quê trù phú, giờ đây, nhiều cánh đồng, trang trại, bãi bồi… tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trở nên tan hoang, xơ xác sau cơn bão số 3 và trận mưa lũ lịch sử. Phần lớn lúa, hoa màu, cây cảnh, vật nuôi… của bà con nông dân đều ra đi sau cơn thịnh nộ của đất trời. Ước tính thiệt hại của ngành nông nghiệp Thủ đô sau trận bão, lũ vừa qua lên tới trên 2.286 tỷ đồng.
Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ Nông thôn mới

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ

TTTĐ - Hơn hai tuần kể từ khi cơn bão số 3 (YAGI) đổ bộ vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nền nông nghiệp Thủ đô dường như trở về “con số 0”. Lúa, hoa màu, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm… đều bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, kéo theo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung hàng hóa, thực phẩm cho người dân Thủ đô trong những tháng cuối năm. Vậy thành phố, các ban, ngành có giải pháp, chính sách như thế nào trong công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, giúp ngành nông nghiệp“vượt bão”, tiếp tục giữ vững vai trò là lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô?
Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Với những lợi thế sẵn có tỉnh Quảng Nam hoàn toàn có thể xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.
Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ Nông thôn mới

Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, đề xuất nhu cầu hỗ trợ để phát triển sản xuất cây vụ Đông, khôi phục sản xuất, bù đắp sản lượng lương thực, thực phẩm bị thiếu hụt do ảnh hưởng của bão, lũ.
Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước Nhịp sống phương Nam

Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước

TTTĐ - Tỉnh Bạc Liêu đã đứng đầu cả nước về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm (Khu công nghệ cao phát triển tôm) với mục tiêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.
Xem thêm