Đoàn kết 30 quận, huyện trong “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”
Đoàn kết, quyết liệt đổi mới, kết nối, phát triển Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Củng cố khối đại đoàn kết từ công tác dân tộc thiểu số |
Tinh thần đoàn kết làm nên lịch sử
Nhìn lại 70 năm qua, ngày Thủ đô “ca khúc khải hoàn”, gợi nhớ lại cho chúng ta thời khắc lịch sử của những ngày sục sôi kháng chiến, khí thế hào hùng, tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường không bao giờ lùi bước trước khó khăn của các thế hệ cán bộ, quân, dân Thủ đô.
Nhớ lại từng dấu mốc lịch sử của Thủ đô trong những ngày thu để cho chúng ta vững tin hơn vào tương lai, để viết tiếp nên những bản hùng ca.
Bạn trẻ Thủ đô giới thiệu đặc sản làng nghề truyền thống của Hà Nội trên sân khấu thực cảnh tại Ngày hội văn hoá vì hoà bình. Ảnh: Hoàng Duy |
TP Hà Nội là một điển hình trong việc chủ động, tích cực triển khai thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, từ đó đưa TP về đích xây dựng Nông thôn mới sớm 1 năm; tích cực vận động Nhân dân thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” có nhiều việc làm thiết thực chăm lo cho người nghèo, người yếu thế trên địa bàn Thủ đô và giúp đỡ nhiều địa bàn khó khăn trên phạm vi cả nước.
Việc tập hợp, đoàn kết các giai cấp, giai tầng xã hội; khơi dậy, phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tự lực, tự cường, tự tin của giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức, doanh nhân, doanh nghiệp, đồng bào tôn giáo, đồng bào các dân tộc... trên địa bàn Thủ đô thời gian qua đã phát huy sức mạnh, chung sức đồng lòng khát vọng xây dựng TP ngày càng phát triển, xứng tầm là Thủ đô ngàn năm văn hiến và xây dựng hình ảnh Người Hà Nội văn minh, thanh lịch.
Hà Nội hôm nay đẹp lắm!
Có thể thấy, tinh thần tinh thần đoàn kết một lòng, ý chí kiên cường đấu tranh kẻ thù xâm lược năm xưa, khí thế hào hùng của Thăng Long, Hà Nội đã được thể hiện sáng tạo, hào hùng ở sân khấu chưa có tiền lệ trên phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm.
Có mặt tại Hồ Gươm theo dõi trực tiếp sự kiện, nhà thiết kế Anh Thư - thương hiệu áo dài Ngân An bày tỏ niềm hân hoan vì đây không chỉ là một chương trình nghệ thuật do các nghệ sĩ trình diễn mà còn là sự hoà lực của mỗi quận, huyện của Hà Nội đều được tham gia.
“Tôi được sinh ra trong một gia đình Hà Nội gốc. Mẹ tôi là con gái Hàng Đào. Cả tuổi thơ tôi lớn lên bên Hồ Gươm và các dãy phố cổ, có thể nói tình yêu Hà Nội và văn hoá Hà Nội đã ngấm vào tôi từ tấm bé và lớn dần theo thời gian và hoà cùng với máu thịt.
Tôi thấy mình thật may mắn khi được chứng kiến nhiều thời khắc lịch sử của Thủ đô như 1000 năm Thăng Long và đặc biệt là không khí hiện nay Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô - Thành phố vì hoà bình”, nhà thiết kế Anh Thư chia sẻ.
"Tôi rất thích cách làm của đạo diễn Hoàng Công Cường bởi đã làm cho tôi và nhiều khán giả xúc động và tự hào khi tái hiện lại không khí của đoàn quân từ 5 cửa ô tiến về Thủ đô. Điều đặc biệt là các diễn viên chào đón đoàn quân chính là người dân thủ đô được cử đi tham gia từ các phường. Mọi người đều như được hoà chung trong không khí của 70 năm về trước giữa quân và dân", nhà thiết kế Anh Thư nói thêm.
Nữ sinh quận Bắc Từ Liêm xinh tươi trong tà áo dài trên sân khấu thực cảnh. Ảnh: Hoàng Duy |
Phần dòng chảy di sản, đạo diễn đã đưa đến giới thiệu trong chương trình rất nhiều lễ hội văn hoá, những di sản phi vật thể của Hà Nội. Thật đặc biệt khi những lễ hội và những di sản phi vật thể đó lại được giới thiệu bởi chính những người dân của địa phương đó với sự hiểu biết và tự hào của họ.
"Thông điệp chúng tôi muốn mang đến cho cho khán giả trong nước và quốc tế đó là những nét văn hóa, lịch sử phong phú nhất của Hà Nội. Sân khấu chính dài 140m và 1,7km khu vực Bồ Hồ của "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" có thể coi là sân khấu đạt kỷ lục của Việt Nam. Đây là chương trình hiếm có huy động 10.000 diễn viên, lực lượng quần chúng Nhân dân tham gia’’, đạo diễn Hoàng Công Cường chia sẻ.