Tag

Nhiều người lao động “bỏ quên” quyền lợi hỗ trợ học nghề

Lao động - Việc làm 19/05/2023 08:20
aa
TTTĐ - Mặc dù tỉ lệ người lao động nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở mức cao nhưng số người lựa chọn học nghề chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Thực tế cho thấy, nhiều lao động có bảo hiểm thất nghiệp chưa tận dụng tốt chế độ hỗ trợ học nghề khi lỡ mất việc.
Vừa học phổ thông, vừa học nghề nhiều học sinh Hà Nội sớm có việc làm Vừa học phổ thông, vừa học nghề nhiều học sinh Hà Nội sớm có việc làm
Kết nối 2.000 người lao động với doanh nghiệp Kết nối 2.000 người lao động với doanh nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp với nhiều chế độ hỗ trợ

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ an sinh nhằm bù đắp một phần cho người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Trong 3 tháng tính từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, thành để làm thủ tục.

Theo Điều 42 Luật Việc làm năm 2013 chế độ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; Hỗ trợ học nghề; Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người lao động không mấy chú ý và tận dụng chế hộ hỗ trợ học nghề khi lỡ có thất nghiệp hoặc thậm chí rơi vào tình trạng mất việc làm.

Tính trong vòng 3 tháng đầu năm 2023, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tiếp nhận hơn 14.000 hồ sơ đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 23,52% so với cùng kỳ năm 2022. Theo Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội Vũ Thanh Liễu, số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng 23,52% so với cùng kỳ năm ngoái là khá cao. Đầu năm thường ghi nhận người lao động đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp đông hơn so với đầu hoặc cuối năm.

Người lao động tìm việc làm
Người lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm

Tham gia chính sách bảo hiểm thất nghiệp, người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp 60% của bình quân 6 tháng lương liền kề trước khi mất việc. Sau khi nghỉ việc, người lao động không chỉ được nhận một khoản trợ cấp thất nghiệp để bù đắp một phần chi phí, mà còn được thụ hưởng nhiều quyền lợi khác như hỗ trợ học nghề để tìm kiếm công việc phù hợp…

Rất ít người hưởng trợ cấp thất nghiệp chọn học nghề

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số người thất nghiệp lựa chọn học nghề thấp, chỉ chiếm tỉ lệ rất ít trong số người đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Từ năm 2015 đến nay, số người có quyết định hỗ trợ học nghề là gần 30.400 người/năm, chiếm 4% số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp mỗi năm.

Được biết, để hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải nộp đủ bảo hiểm thất nghiệp 12 tháng trở lên nhưng đối với người được hỗ trợ học nghề thì chỉ cần đóng từ đủ 9 tháng trở lên là người lao động có quyền được hỗ trợ học nghề. Tuy nhiên, đây lại là quyền lợi mà nhiều người lao động “bỏ quên”.

Nhiều người lao động nhận trợ cấp thất nghiệp
Người lao động đợi giải quyết bảo hiểm thất nghiệp

Nghỉ việc cách đây một tháng, anh Nguyễn Xuân Sơn (trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) làm hồ sơ đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp. Khi đến Trung tâm Dịch vụ việc làm để làm hồ sơ đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, anh Sơn được tư vấn học nghề để chuyển đổi công việc. Tuy nhiên, anh vẫn lựa chọn hưởng trợ cấp thất nghiệp, cũng như muốn được tư vấn giới thiệu việc làm, để sớm đi làm trở lại.

Anh Sơn bày tỏ: “Có một số nghề phù hợp với bản thân nhưng tôi nghĩ học xong cũng khó tìm được việc làm. Bởi tôi thất nhiều sinh viên, người lao động được đào tạo bài bản từ trong các trường cao đẳng, đại học chuyên nghiệp ra vẫn khó tìm việc nữa là các khoá vài tháng”.

Cùng cảnh mất việc như anh Sơn, chị Hoàng Hồng Hà (trú tại huyện Thanh Trì, Hà Nội) cũng chỉ nhận trợ cấp thất nghiệp mà không tham gia học nghề. Chị Hà cho biết, cuối tháng 3 vừa qua, khi đi làm thủ tục hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp thì chị mới biết được hỗ trợ học nghề miễn phí và chị tìm hiểu các gói học nghề nhưng cảm thấy không phù hợp.

“Tôi ngại học nghề, vừa sợ mất thời gian, lại không biết sau khi học xong có xin được việc đúng nghề đó hay không nên quyết định chỉ nhận trợ cấp thất nghiệp và cố gắng tìm kiếm việc làm sớm nhất có thể”, chị Hà chia sẻ.

Đọc thêm

Long An: Đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm Lao động - Việc làm

Long An: Đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm

TTTĐ - Với quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu đào tạo nghề và giải quyết việc làm, từ đầu năm đến nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Long An đã phối hợp tốt với các ngành, địa phương và các trường đào tạo nghề tập trung thực hiện tốt công tác này; từ đó, góp phần ổn định xã hội, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn tỉnh.
Sôi nổi ngày hội việc làm dành cho sinh viên báo chí, truyền thông Lao động - Việc làm

Sôi nổi ngày hội việc làm dành cho sinh viên báo chí, truyền thông

TTTĐ - Sáng 23/8, trường Cao đẳng Truyền hình tổ chức Ngày hội việc làm thu hút gần 40 cơ quan báo chí, truyền thông, doanh nghiệp với gần 500 sinh viên tham gia.
Giải pháp thoát nghèo bền vững Lao động - Việc làm

Giải pháp thoát nghèo bền vững

TTTĐ - Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động; đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế, xóa đói giảm nghèo.
Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo động lực bứt phá Lao động - Việc làm

Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo động lực bứt phá

TTTĐ - Nguồn nhân lực có chất lượng và kỹ năng nghề có vai trò quan trọng trong phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, những năm gần đây, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
Điều tra tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố Lao động - Việc làm

Điều tra tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố

TTTĐ - Theo kế hoạch điều tra năm 2024 về lao động, tiền lương trong doanh nghiệp của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, việc điều tra sẽ được tiến hành tại 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố, đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước.
Tập trung giải quyết việc làm cho các đối tượng lao động đặc thù Lao động - Việc làm

Tập trung giải quyết việc làm cho các đối tượng lao động đặc thù

TTTĐ - Những năm qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, phát huy các nguồn lực, hỗ trợ vay vốn ưu đãi tạo việc làm, tăng cường kết nối cung - cầu lao động để thêm nhiều nguồn việc làm mới cho người lao động. Nhờ vậy, số lao động được giải quyết việc làm liên tục tăng cao trong những năm gần đây.
Miễn phí học nghề, lao động phi chính thức vẫn thờ ơ Lao động - Việc làm

Miễn phí học nghề, lao động phi chính thức vẫn thờ ơ

TTTĐ - Dù được miễn phí đào tạo nhưng tỉ lệ lao động phi chính thức đăng ký học nghề vẫn rất thấp. Ngoài chính sách chưa đủ hấp dẫn, các chuyên gia cho rằng, cần nâng cao công tác tuyên truyền, đồng thời bổ sung thêm các chế độ hỗ trợ khác để thực sự thu hút người lao động tham gia.
Viện Chiến lược và Chính sách y tế thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024 Lao động - Việc làm

Viện Chiến lược và Chính sách y tế thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024

TTTĐ - Viện Chiến lược và Chính sách Y tế - Bộ Y tế vừa thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024 với số lượng người làm việc ứng với vị trí việc làm cần tuyển là 7 người.
Người lao động là “chìa khóa tương lai” của ngành Công nghệ thông tin Lao động - Việc làm

Người lao động là “chìa khóa tương lai” của ngành Công nghệ thông tin

TTTĐ - ManpowerGroup – công ty cung cấp giải pháp nhân sự hàng đầu thế giới – ra mắt Báo cáo Thị trường lao động ngành Công nghệ thông tin (CNTT) 2024.
Cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi Lao động - Việc làm

Cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 12/2024/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi.
Xem thêm