Tag

Nguyễn Văn Học - Cất tiếng nói cho những vùng ký ức

Người Hà Nội 12/10/2020 10:35
aa
TTTĐ - Thăng Long - Hà Nội là Thủ đô văn hiến mà trầm tích văn hóa đã được bồi đắp cả nghìn năm. Trước sự phát triển liên tục, có những di tích, nét đẹp văn hóa của làng ven đô bị phai nhạt. Nhà văn Nguyễn Văn Học (đang công tác tại báo Nhân Dân) đã cất tiếng nói cho những vùng ký ức, những vẻ đẹp còn hiện diện trong đời sống hôm nay bằng cuốn ký sự “Hà Nội thênh thang ký ức”.
Nguyễn Văn Học và những cuốn sách trăn trở với đời

Sách do NXB Dân trí ấn hành. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với nhà văn Nguyễn Văn Học xung quanh cuốn sách và dòng văn chương về Hà Nội.

Đúng 10 năm trước anh đã cho ra mắt cuốn sách “Hoa thở” để đón chào Hà Nội 1000 năm và sau 10 năm khi Hà Nội chuẩn bị bước vào tuổi 1010 anh lại “gói ghém” tình yêu với mảnh đất này bằng tập ký “Hà Nội thênh thang ký ức”. Chắc có lẽ ý tưởng này đã được anh chuẩn bị từ khá lâu rồi?

- Đã là người viết được sinh ra ở Hà Nội thì thường có một khao khát viết về Thủ đô. Tuy nhiên có người viết nhiều, người không viết được và có người thành công hoặc không. Hàng trăm năm qua, Hà Nội vẫn luôn là một siêu đề tài, thu hút nhiều người viết, tạo dựng thành dòng văn chương ẩm thực về Hà Nội, lịch sử Hà Nội, đô thị Hà Nội lúc chuyển giao và hiện đại.

Tôi yêu Hà Nội, từ đó tỉ mỉ lắng nghe cuộc sống, phố phường, cây cối, con ngõ, mái ngói, sự chuyển dịch của bốn mùa… thậm chí quan tâm vào những khoảng khắc, những điều rất đỗi nhỏ bé và bình dị của Hà Nội. Vì thế tôi nghĩ rằng, ở mỗi mốc thời gian quan trọng đều có kỷ niệm. Nên tôi sẽ chuẩn bị đề tài để phù hợp và in thành sách, từ những gì mình đã viết được. Tất nhiên, phải chuẩn bị tâm thế. 10 năm trước một cuốn và năm nay là “Hà Nội thênh thang ký ức”. Mỗi cuốn sách đều kể về Hà Nội theo cách riêng nhưng luôn hiện diện một tình yêu và cả nỗi trăn trở về thành phố nghìn năm văn hiến.

Nguyễn Văn Học - Cất tiếng nói cho những vùng ký ức
Bìa cuốn sách "Hà Nội thênh thang kí ức" của nhà văn Nguyễn Văn Học

Đọc 22 ký của anh trong tập sách “Hà Nội thênh thang ký ức”, tôi thấy đó là 22 nỗi niềm, tâm tư, sự trăn trở về những vấn đề nổi cộm trên mảnh đất ngoại thành Hà Nội và càng đọc nó tôi càng thấy anh phải là người đi thật nhiều, tìm hiểu thật nhiều mới có thể “vun vén”, chắt lọc, gọt rũa tỉ mẩn trong những ký sự hấp dẫn này?

- Hà Nội thênh thang ký ức” viết chung về mảnh đất Hà Nội nhưng tập trung sâu và nhiều hơn về các vùng ven đô - vốn xưa kia là làng cổ, làng văn hóa, các làng ngoại thành.

Để có thông tin viết, tôi phải dành nhiều thời gian tìm hiểu, lấy thông tin, gặp gỡ nhân chứng, chính quyền cơ sở… Bởi đây không phải là cuốn sách khảo cứu. Một phần yếu tố về lịch sử, văn hóa vùng đất được đưa vào chỉ nhằm làm nổi bật vẻ đẹp của vùng đất đó. Mối quan tâm chính của tôi vẫn là hơi thở cuộc sống đương đại, với những làng cổ, làng nghề, vùng quê đã thay da đổi thịt, bị đô thị hóa, nhiều nét đẹp còn giữ được nhưng cũng không ít vẻ đẹp đã bị mai một theo thời gian.

Bản thân anh cũng là người được sinh ra, lớn lên tại mảnh đất ngoại thành Hà Nội và tôi tin rằng những giá trị văn hóa được nhắc đến trong tập sách đã không còn xa lạ với cậu bé Nguyễn Văn Học từ mấy chục năm trước. Viết về những giá trị thân thuộc, gần gũi ấy, hẳn anh rất có nhiều lợi thế?

- Hà Nội nói chung hay vùng Phú Xuyên là quê hương tôi. Viết về quê hương thì chắc chắn là lợi thế rồi. Lợi thế hơn nữa là tôi chịu đi, chịu quan sát, từ 20 năm qua đã len lỏi vào những nếp làng cổ, những ngả đường quê để tìm hiểu, hòa quyện và xúc động trước đất và người. Lợi thế nữa là tôi là nhà văn, lại biết làm thơ, nên khi diễn tả một nếp làng, một vẻ đẹp đang bị vơi dần, con chữ sẽ đầy day trở. Do dung lượng của sách có hạn nên tôi không thể đưa hết một số bài khác, nên sẽ dành để in cuốn sau.

Con người là đối tượng hưởng thụ giá trị văn hóa đồng thời cũng quyết định sự tồn tại lâu hay chóng của các giá trị ấy. Hà thành có nhiều di sản văn hóa, vật thể và phi vật thể, có một kho tàng văn hóa dân gian, hệ thống di tích lịch sử, di tích văn hóa. Thậm chí có những vùng quê có rất nhiều di tích. Tất cả đều là khối tài sản vô vàn tuyệt vời.

Giếng làng cũng là một di sản, một vẻ đẹp làng quê mà ngày xưa giá trị sử dụng rất lớn. Có làng đào cả hệ thống giếng để cung cấp nước sinh hoạt cho xóm, làng. Song, do quá trình đô thị hóa, nhiều giếng bị lấp, không được sử dụng, bị ô nhiễm. Qua thực tế, nhiều giếng nói riêng, hệ thống di tích nói chung bị mất đi, xuống cấp là lỗi của con người. Nên trong mỗi bài viết, thông điệp “cùng bảo vệ” rất rõ.

Dù lớn hay nhỏ, thì mỗi khối tài sản đều cần có cách để bảo vệ, bởi có những thứ mất đi rồi mới thấy tiếc. Có những chiếc giếng bị lấp đi rồi nhưng do tiếc quá nên người ta lại khơi lại. Xét đến cùng, những khối tài sản ấy đều được cha ông chúng ta gây dựng, gìn giữ và mong muốn thế hệ sau giữ lấy, tiếp nối và trao truyền. Hà cớ gì chúng ta, mỗi người dân, cán bộ không có trách nhiệm bảo tồn?

Nhà văn Nguyễn Văn Học đi thực tế tìm hiểu làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội
Nhà văn Nguyễn Văn Học đi thực tế tìm hiểu làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội

Là người có nhiều năm trăn trở với mảnh đất ngoại thành, anh có nhận xét gì về các tác phẩm văn chương viết về khu vực này hiện nay?

- Thật ra, vùng ngoại thành Hà Nội cũng được coi như vùng nông thôn, giống như bao vùng nông thôn nói chung khác. Văn chương viết về nông thôn đang rất thiếu, bởi nhà văn đa số đều định cư ở đô thị. Ở Hà Nội, như đã chia sẻ, chục năm qua có rất nhiều nhà văn khai thác, thậm chí viết cả chục cuốn nhưng đa số khai thác ở mảng đô thị, có thể gọi là nội thành. Một số nhà văn khác thì viết khảo cứu, đa số của ở đô thị. Thật sự vùng trầm tích ngoại thành đang thiếu các cây bút chạm tới.

Tôi thấy thế này, để viết tốt về ngoại thành thì phải đi thực tế, phải đến làng, đến quê, quan sát, xúc động, tìm hiểu thì mới ra vấn đề. Điều đó rất mất thời gian, công sức. Nó không giống làm khảo cứu. Khảo cứu có thể đọc sách, tra cứu, đến thư viện hoặc làm ở nhà. Viết tản mạn về nội thành thì cứ la cà quán xá, ngõ ngách, cà phê… và rất tiện. Ai cũng có thể làm được. Tôi biết, để vươn tay và rong ruổi ngoại thành, bất cứ người phóng viên, người cầm bút nào cũng phải đổ mồ hôi. Tôi tự thấy tình yêu của mình với Hà Nội là tình yêu phải đổ mồ hôi để có sản phẩm, sẽ chẳng bao giờ là thứ tình cảm nói suông.

Xin cảm ơn anh!

Nhà văn Nguyễn Văn Học gửi gắm suy nghiệm gì trong “Nhạc cây”? Nhà văn Nguyễn Văn Học gửi gắm suy nghiệm gì trong “Nhạc cây”?
Con sông, ký ức và môi trường trong Nguyễn Văn Học Con sông, ký ức và môi trường trong Nguyễn Văn Học

Đọc thêm

Ấm áp như người Hà Nội... Nhịp điệu cuộc sống

Ấm áp như người Hà Nội...

TTTĐ - Trong trận bão lịch sử Yagi và đợt ngập lụt diện rộng do hoàn lưu của bão, người Hà Nội ấm áp vô bờ bởi những nghĩa cử vô cùng cao đẹp.
Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội Người Hà Nội

Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội

TTTĐ - Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã góp phần xây đắp những hệ giá trị mới của các công dân đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, khẳng định vốn quý của Hà Nội được gìn giữ, phát huy tích cực trong thời hiện đại.
Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Xem thêm