Tag

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm tại các chợ dân sinh tự phát

Chung tay vì an toàn thực phẩm 15/06/2023 17:31
aa
TTTĐ - Mặc dù những loại hình kinh doanh như siêu thị, trung tâm thương mại và các kênh bán lẻ hiện đại rất phát triển nhưng các khu chợ dân sinh vẫn được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Với hình thức bán hàng truyền thống, tại đây vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm khiến người dân lo ngại.
Sai lầm khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh gây mất an toàn thực phẩm

Nỗi lo mất vệ sinh

Chợ dân sinh truyền thống vốn có lợi thế trong cung cấp thực phẩm tươi sống, giá cả phải chăng đến người tiêu dùng. Dù vậy, không chỉ riêng ngoại thành mà tại nội thành Hà Nội, nhiều khu chợ tự phát, có cơ sở hạ tầng yếu kém, tiểu thương ý thức chưa cao từ đó gây nên nỗi lo thực phẩm "bẩn" cho người tiêu dùng.

Các quầy thịt sống được bán khắp các mặt đường đầy bụi
Các quầy thịt sống được bán khắp những tuyến đường đầy bụi

Các chợ tự phát thường được chia thành nhiều khu bán hàng, từ bán hoa quả, rau củ, đồ khô đến thực phẩm tươi sống và giết mổ gia cầm, cá, tôm... Các khu này được xây dựng từ lâu nên đã xuống cấp, nền ẩm thấp, ứ đọng các loại nước thải.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy nhiều khu vực bán thịt lợn được chia thành từng quầy có lắp chậu inox và vòi nước song ít tiểu thương dùng đến. Tại các cửa hàng thịt lợn, thực phẩm đã qua chế biến như giò, chả, mọc, xúc xích… được đặt ngay cạnh thịt sống mà không có tủ bảo quản riêng hay lớp bọc bảo vệ bên ngoài.

Tại chợ, nhiều loại hải sản phải bảo quản trong tủ đông với điều kiện nhiệt độ ổn định mới bảo đảm an toàn nhưng được người bán bày luôn trên thùng xốp. Nhiệt độ ngoài trời nóng bức lại thêm mùi tanh khiến từng đàn ruồi, nhặng bay vờn hoặc đậu lên cá, mực. Người bán hàng có khi chẳng buồn cầm chiếc phất trần phe phẩy, cứ để mặc thế vì... đuổi sao cho xuể.

Tại rất nhiều khu chợ dân sinh tự phát, ngoại trừ dãy hàng thịt lợn được kê bàn cao hẳn so với nền chợ, các mặt hàng còn lại như hải sản, rau, hoa quả… đều được các tiểu thương đặt ngay dưới nền đất. Hàng chục lồng gà, vịt, ngan, chim bồ câu các loại để trên nắp cống thoát nước. Mùi hôi tanh của nước thải từ việc giết mổ quện với mùi phân gia cầm bốc lên nồng nặc. Người đi đường, người mua vừa đứng chờ vừa né, có khi lĩnh trọn cả bãi phân gà, vịt khi người bán giết mổ.

Nhiều hàng thủy sản được bố trí san sát nhau, thành dãy dài với những chậu tôn cỡ lớn đựng đầy nước và sản phẩm khiến cả đoạn đường luôn ngập ngụa nước. Tình trạng trên cũng diễn ra ở nhiều khu chợ dân sinh khác trong khu vực nội thành và ngoại thành.

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm ở các chợ dân sinh tự phát

Ngoài tình trạng bày bán thực phẩm tươi sống, rau củ quả dưới nền đất, hình ảnh các loại thực phẩm chế biến sẵn không có tủ kính che đậy, khiến bụi bặm, ruồi nhặng mang theo vi khuẩn có thể xâm nhập diễn ra khá phổ biến.

Vì không có sự phân lô từ cơ quan chức năng, người bán hàng tự chọn chỗ để bán nên đa phần cứ tiện đâu ngồi đấy. Tình trạng hàng ăn chín cạnh hàng ăn sống, rau bán gần hàng cá, thịt lợn sát ngay cạnh những thúng bún... vẫn diễn ra thường xuyên tại các chợ truyền thống.

Đó là chưa kể nhiều cửa hàng bán đồ ăn chín nhưng phơi ra chỗ đông người qua lại. Bụi bặm cùng việc nhiều khách mua có thói quen sờ tận tay, chọn tận nơi, vừa lái xe máy vừa chọn thịt xong lại quay ra bới ngô luộc, bánh, hoa quả... đã nhiễm bẩn chéo từ chỗ nọ sang chỗ kia.

Không chỉ đối với thực phẩm tươi sống, các loại thực phẩm khô cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Những mặt hàng như nấm hương, mộc nhĩ, măng khô, gia vị, cá, tôm khô… thường được đóng trong các bao nilon không nhãn mác, người mua cũng chỉ biết đến nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm qua lời giới thiệu của người bán.

Chung tay đẩy lùi thực phẩm "bẩn"

Người đi chợ mua hàng thường không có thói quen hỏi về nguồn gốc, xuất xứ của các loại thực phẩm mình mua. Đa phần người bán đều đón tâm lý thích "nhà trồng được" của người mua nên khi được hỏi sẽ nói rằng rau tự trồng hoặc hoa quả ở quê gửi lên, gà vịt nhà tự nuôi... Các loại thịt lợn, thủy hải sản... hay đồ khô mua lẻ đều không thể biết được nguồn gốc, xuất xứ từ đâu.

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm tại các chợ dân sinh tự phát
Người mua nên cương quyết nói "không" với thực phẩm "bẩn" để góp phần nâng cao an toàn vệ sinh tại các chợ dân sinh

Chị Nguyễn Tâm (ở xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cho hay: "Tôi thấy khó khăn vì không biết nên chọn thực phẩm như thế nào cho gia đình. Nhiều nơi bán sản phẩm chế biến sẵn còn không có nhãn mác, chỉ biết nguồn gốc qua lời giới thiệu của người bán. An toàn hay không đều phó mặc cho lương tâm hoặc uy tín của người bán hàng.

Còn thực phẩm được bán ở siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch tuy có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bao bì nhãn mác đầy đủ nhưng giá khá cao, không phù hợp với người tiêu dùng bình dân. Do đó, họ vẫn phải mua hàng ở chợ nhỏ, chợ tự phát".

Chị Thảo Anh (ở huyện Quốc Oai, Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm chọn thực phẩm an toàn: "Tôi thường mua ở chỗ quen tại chợ. Khi mua, người bán lấy sản phẩm từ những túi ni lon lớn, không có nhãn mác bởi vậy các thông tin về nơi sản xuất, hạn sử dụng tôi không nắm được. Theo cảm quan, tôi thấy sản phẩm không bị mốc hay hư hỏng, người bán lại là chỗ thân quen nên vẫn yên tâm sử dụng”.

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm ở các chợ dân sinh tự phát

Để tránh tiền mất tật mạng, các chuyên gia y tế khuyên mỗi người dân hãy là người tiêu dùng thông minh, lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác đầy đủ, rõ ràng; Thông tin về chất lượng, hướng dẫn bảo quản sử dụng, hạn sử dụng đều phải được in đầy đủ trên nhãn. Đặc biệt, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, người tiêu dùng không nên ham rẻ, mua sản phẩm không rõ ràng, không đăng ký công bố chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó, mỗi người hãy kiên quyết nói "không" với những cửa hàng không đảm bảo vệ sinh. Có như thế mới góp phần chung tay đẩy lùi thực phẩm "bẩn" vì sự an toàn của bản thân và gia đình.

Đọc thêm

Đảm bảo công tác an toàn thực phẩm sau bão lụt Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo công tác an toàn thực phẩm sau bão lụt

TTTĐ - Sau bão lụt, quận Bắc Từ Liêm đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP); phòng tránh nguy cơ xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm như tả, thương hàn, lỵ trực trùng, tiêu chảy…
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

TTTĐ - Thời gian qua, Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết Trung thu 2024, Sở Y tế Hà Nội và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã liên tục kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu tại nhiều cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố.
Kỳ 2: Cảnh giác với những sản phẩm "nhà làm" Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kỳ 2: Cảnh giác với những sản phẩm "nhà làm"

TTTĐ - Những năm gần đây, thị trường các sản phẩm bánh Trung thu "tự làm" khá sôi động tuy nhiên việc quản lý, kiểm tra lĩnh vực này đang có những khó khăn nhất định.
Thu giữ gần 7.000 chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc Sức khỏe

Thu giữ gần 7.000 chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc

TTTĐ - Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Ninh vừa phối hợp với lực lượng chức năng bắt vụ vận chuyển bánh Trung thu trái phép với số lượng lớn.
Kỳ 1: Liên tiếp thu giữ các sản phẩm“nhiều không” Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kỳ 1: Liên tiếp thu giữ các sản phẩm“nhiều không”

TTTĐ - Càng gần đến dịp Trung thu, thị trường các sản phẩm bánh kẹo, bánh Trung thu càng tiêu thụ mạnh, sức mua cũng tăng lên nhanh chóng. Lực lượng chức năng cũng kịp thời truy xuất, thu hồi các sản phẩm không bảo đảm vệ sinh ATTP, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên địa bàn.
Lựa chọn sản phẩm bánh Trung thu phù hợp với người bị tiểu đường Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lựa chọn sản phẩm bánh Trung thu phù hợp với người bị tiểu đường

TTTĐ - Các loại bánh nướng, bánh dẻo thường chứa hàm lượng đường, chất béo và năng lượng cao, chính vì thế nhiều người mắc bệnh tiểu đường sợ không dám ăn loại bánh này trong dịp Tết Trung thu.
Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm hàng cứu trợ vùng bão lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm hàng cứu trợ vùng bão lũ

TTTĐ - Sở Y tế giao cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội thực hiện biện pháp kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các thực phẩm tài trợ, hỗ trợ, ủng hộ… cho Nhân dân trong vùng lụt bão.
Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh

TTTĐ - Cuối tuần vừa qua, hàng nghìn người dân Hà Nội đổ xô tới các siêu thị, chợ dân sinh mua nhu yếu phẩm, rau củ quả, thịt tươi sống tích trữ trước bão Yagi (bão số 3).
Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng

TTTĐ - Dù việc sản xuất kinh doanh bánh Trung thu handmade mang tính thời vụ, chỉ kéo dài trong khoảng hơn 1 tháng nhưng vấn đề an toàn thực phẩm được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu.
Không sử dụng gia súc, gia cầm chết để chế biến thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Không sử dụng gia súc, gia cầm chết để chế biến thực phẩm

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân vùng ngập lụt, ảnh hưởng mưa bão tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.
Xem thêm