Ngân sách chi trả 22 dịch vụ cấp cứu, chăm sóc ngoại viện
Kiểm tra công tác cấp cứu ngoại viện trên địa bàn thành phố Cấp cứu ngoại viện kịp thời cho ca bệnh nặng Bệnh viện E chính thức tham gia cấp cứu ngoại viện |
Theo đó, Danh mục dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình chưa được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán của TP Hà Nội với 3 dịch vụ: Quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu thông qua tạo lập, cập nhật, quản lý Hồ sơ sức khoẻ điện tử cá nhân của người dân trên địa bàn; khám bệnh, tư vấn, dự phòng bệnh tật và nâng cao sức khỏe tại nhà; cấp cứu, chăm sóc tại nhà đối với người bệnh.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà trình bày Tờ trình tại kỳ họp |
Cụ thể, cấp cứu, chăm sóc tại nhà đối với người bệnh gồm 18 hoạt động sau: Cấp cứu ngừng tuần hoàn; cầm máu (vết thương chảy máu); băng bó vết thương; cố định tạm thời người bệnh gãy xương chi; cố định cột sống cổ bằng nẹp cứng; cố định gãy xương sườn; thông đái; vỗ rung lồng ngực; xử trí loét do đè ép; đặt ống thông dạ dày; thụt tháo phân; ngâm rửa vết bỏng bằng nước mát sạch, băng ép trong sơ cấp cứu tổn thương bỏng kỳ đầu; xét nghiệm đường máu mao mạch; lấy mẫu xét nghiệm (máu, nước tiểu, phân...); tiêm trong các trường hợp cấp cứu, chống đau cho người bệnh ung thư; truyền dịch các trường hợp cấp cứu, chống đau cho người bệnh ung thư; thay băng; cắt chỉ.
Danh mục dịch vụ cấp cứu ngoại viện của TP Hà Nội gồm 4 dịch vụ: Hoạt động thường trực cấp cứu tại các địa điểm tổ chức các sự kiện, hội nghị (khi được yêu cầu); cấp cứu, xử trí tại chỗ không vận chuyển người bệnh (tính theo khoảng cách); cấp cứu ngoại viện và vận chuyển người bệnh (tính theo khoảng cách); xe cấp cứu đến hiện trường không đón được người bệnh (tính theo khoảng cách).