Tag

Lễ hội 5 làng Mọc - truyền thống đoàn kết đất Thăng Long

Người Hà Nội 20/03/2024 11:05
aa
TTTĐ - Lễ hội 5 làng Mọc lễ hội vào chính ngày 11 và 12 tháng hai Âm lịch, 5 năm tổ chức đại đám một lần không chỉ là di sản phi vật thể quốc gia độc đáo mà còn là biểu thị của truyền thống đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau đầy thắm thiết của người dân Thăng Long xưa, Hà Nội nay.
Những tín hiệu vui từ mùa lễ hội đổi mới, an toàn, văn minh Đặc sắc Lễ hội truyền thống Bích Câu Đạo Quán Lễ hội tưởng niệm Ngày hóa Đức Thánh Linh Lang Đại vương

Tục kết chạ đầy tình nghĩa

Lễ hội truyền thống 5 làng Mọc được hình thành từ tục kết chạ giữa 5 làng: Giáp Nhất, Chính Kinh, Cự Lộc, Quan Nhân và Phùng Khoang, vừa kết thân, vừa tương trợ lẫn nhau.

Việc kết thân của 5 làng bắt nguồn từ câu chuyện tương truyền, ngày xưa, do thiên tai, Nhân dân trong vùng đói kém, người chết đầy đường, bệnh dịch tràn lan, làng Phùng Khoang được vua cho nấu cháo, cơm nắm để phát cho dân chúng.

Một cậu bé khi nhận được một nắm cơm đã chia cho 4 cậu bé khác cùng ăn. 5 người kết nghĩa anh em, sau này lớn lên, 5 người lập nghiệp ở vùng này, tạo dựng thành những làng trù phú, chính là 5 làng Mọc sau này và vẫn giữ tình anh em thân thiết.

Lễ hội 5 làng Mọc - di sản văn hóa phi vật thể độc đáo và biểu thị của tình đoàn kết, gắn bó của Nhân dân Thăng Long - Hà Nội
Lễ hội 5 làng Mọc - di sản văn hóa phi vật thể độc đáo và biểu thị của tình đoàn kết, gắn bó của Nhân dân Thăng Long - Hà Nội

5 làng Mọc của Thăng Long xưa kia - Hà Nội ngày nay là 5 ngôi làng cổ ven sông Tô Lịch.

Mỗi làng Mọc thờ một vị thành hoàng làng riêng: Làng Giáp Nhất thờ Phùng Luông - tướng thời Phùng Hưng; Quan Nhân thờ Trung Nghĩa Đại Vương Hùng Lãng Công - người có công đánh giặc Nam Chiêu và thờ phu nhân là Thánh bà Trương Mỵ Nương, người làng Quan Nhân; Phùng Khoang thờ Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng - tướng nhà Lý; Cự Chính thờ đức Lã Đại Liêu thời Ngô Quyền (Cự Lộc và Chính Kinh sau nhập lại thành Cự Chính). Các làng nay là các phố, phường thuộc 2 quận Thanh Xuân và Nam Từ Liêm.

Trước đây, lễ hội 5 làng Mọc tổ chức kéo dài cả tháng, nay chỉ gói gọn trong 6 ngày, do phường Nhân Chính - Quận Thanh Xuân đảm nhiệm là chủ yếu.

Trước ngày tổ chức lễ hội, chính quyền và đại diện Nhân dân của 5 làng sẽ cùng nhau họp bàn và thực hiện các nghi lễ như: Lễ mở cửa đình, lễ rước nước, lễ mộc dục, lễ y phong… Sau đó, đến ngày 8 tháng hai, các bô lão 5 làng sẽ làm lễ trình tại đình và cho tập duyệt quân, kiệu.

Ngày 9 tháng 2, buổi sáng các ông bà Chủ tế, Khởi chỉ, tổng cờ cùng các giai nam, giai nữ ra đình làm lễ trình Thánh. Buổi chiều tổng duyệt đoàn rước. Ngày 10, các dòng họ 5 làng sẽ lần lượt dâng lễ cúng Thánh.

Ngày 11 các làng tổ chức rước kiệu Thánh. Đám rước bao gồm nghi trượng đủ bộ, trống bản, rồng, sư tử, các đội múa sênh tiền, đội tế, kiệu Thánh, kiệu long đình, kiệu hoa, quan viên chức sắc… của 5 làng.

Lễ hội 5 làng Mọc - truyền thống đoàn kết đất Thăng Long

Ngày 12 các làng rước Thánh lễ tại đình làng mình rồi rước tới đình làng đăng cai lễ hội năm đó. Sau lễ rước, tổ chức tế hội đồng. Buổi chiều bế mạc, đội tế Nam Quan tế yên vị.

Ngày 13, buổi sáng, ông bà Khởi chỉ, Giai nam, Giai nữ làm lễ tạ, buổi chiều các ban lễ hội làm lễ tạ.

Ngày chính hội, các làng rước Thánh theo đội hình: Đi đầu đoàn rước là 5 lá cờ ngũ hành, tiếp đến là đội múa cờ, múa rồng, rồi trống, chiêng, đội sư tử, đội ngựa, voi, đội múa bồng, hương án, long đình, đội cờ, đội lộ bộ, phường bát âm, kiệu Thánh, kiệu bát cống, kiệu hoa, voi nan, ngựa gỗ…

Đoàn rước của 5 làng nối tiếp nhau dài hàng cây số, cứ đi một bước lại nghỉ một bước, tiếng chiêng, trống, nhạc rộn rã, tưng bừng. Nổi bật và gây chú ý là các đội múa rồng, múa lân, sư tử; những ông thổ, ông địa vừa đi vừa múa khiến không khí ngày hội thêm tưng bừng, náo nhiệt.

Gắn kết cộng đồng

Nét tiêu biểu của lễ hội 5 làng Mọc là múa rồng thể hiện lòng biết ơn của mọi người với người con kẻ Mọc đã sáng tạo ra con rồng rơm, giúp quân Tây Sơn đánh tan quân Thanh năm nào.

Trong lễ hội 5 làng Mọc, các màn kiệu bay, kiệu quay rất hấp dẫn. Người và kiệu khi chạy quay vòng, lúc lại tiến, lui ào ào… Chúc văn được đọc tại buổi tế hội đồng thể hiện lòng biết ơn với các vị Thánh, mong muốn được Thánh ban phúc lành cho dân và cầu cho mưa thuận gió hòa, nhân khang vật thịnh.

Lễ hội 5 làng Mọc - truyền thống đoàn kết đất Thăng Long

Lễ vật dâng lên các Thánh trong lễ hội 5 làng Mọc bao giờ cũng có thịt lợn hoặc thịt bò (xưa kia cúng cả nguyên con). Việc tế lễ kết thúc, kiệu Thánh làng nào rước về làng ấy, gọi là rước Thánh Hồi cung…

Ngoài việc tế lễ, rước xách, lễ hội truyền thống 5 làng Mọc còn có nhiều trò chơi dân gian như đánh cờ người, đi cầu treo, bắt vịt dưới ao, đập niêu, bịt mắt bắt dê, chọi gà, đánh đu, tổ tôm điếm, đánh vật; buổi tối thường có hát chèo, hát ả đào; ngày nay là các hoạt động văn nghệ, thể thao sôi nổi…

Với những giá trị đặc sắc, là nơi lưu giữ và trao truyền các nghi lễ, nghệ thuật trình diễn dân gian, trò diễn dân gian đặc sắc và các giá trị lịch sử, văn hóa… Lễ hội 5 làng Mọc đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia theo Quyết định số 1727/QĐ-BVHTTDL ngày 27/5/2021.

Lễ hội năm làng Mọc mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng cư dân Kẻ Mọc, các làng Giáp Nhất, Cự Chính, Quan Nhân, Phùng Khoang. Lễ hội phản ánh ước nguyện về một cuộc sống “người yên vật thịnh” của người dân và cộng đồng.

Lễ hội 5 làng Mọc - truyền thống đoàn kết đất Thăng Long

Người dân tổ chức lễ hội thể hiện sự cố kết cộng đồng, là dịp để toàn cộng đồng được hóa thân, nhập cuộc vào việc làng, thể hiện vai trò và trách nhiệm của mỗi người trong cộng đồng làng xã.

Đặc biệt trong xã hội hiện đại, nhịp sống đô thị hóa, việc người dân tại đây nô nức, háo hức tham gia lễ hội là điều kiện để mỗi người gắn kết với nhau, lan tỏa tình thân ái của hàng xóm láng giềng, hình thành, củng cố một cộng đồng thống nhất cùng xây dựng cuộc sống, duy trì thuần phong mỹ tục của địa phương.

Lễ hội năm làng Mọc đáp ứng nhu cầu tâm linh của dân làng và cả Nhân dân khu vực lân cận, tăng cường mối liên kết giữa các cộng đồng người. Lễ hội là môi trường lưu giữ và trao truyền các nghi lễ, nghệ thuật trình diễn dân gian, trò diễn dân gian, các giá trị lịch sử, văn hóa... đến các thế hệ kế tiếp.

Mỗi mùa lễ hội, người dân trong vùng cũng có dịp để vui chơi, rèn luyện tinh thần vì cộng đồng đồng thời giáo dục con cháu về truyền thống tương thân tương ái hỗ trợ lẫn nhau rất đáng trân trọng và tự hào của người Hà Nội xưa, khẳng định nét văn hóa đó tiếp tục được trao truyền, tiếp nối trong hiện tại.

Mỗi người làng Mọc nói riêng và người Hà Nội nói chung cùng ứng xử có văn hóa, sống chan hòa tình nghĩa để cùng xây dựng Thủ đô văn minh, thanh lịch, văn hiến, xứng đáng với những di sản mà cha ông ta để lại.

Đọc thêm

Gắn biển công trình “Tu bổ tôn tạo di tích đình, đền Đông Thiên” Người Hà Nội

Gắn biển công trình “Tu bổ tôn tạo di tích đình, đền Đông Thiên”

TTTĐ - Sáng 4/10, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã tổ chức lễ gắn biển công trình “Tu bổ, tôn tạo di tích đình, đền Đông Thiên” (phường Vĩnh Hưng).
Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 Người Hà Nội

Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024

TTTĐ - Tối mai (4/10), tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội sẽ diễn ra đêm khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.
Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô Người Hà Nội

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô

TTTĐ - Ngày 3/10, tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình gặp mặt phụ nữ tiêu biểu tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ Người Hà Nội

70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ

TTTĐ - Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) bằng một chuỗi các sự kiện văn hóa được tổ chức tại nhiều địa điểm trên khắp thành phố.
Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội Người Hà Nội

Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội

TTTĐ - Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 trên địa bàn Thủ đô nhằm hình thành thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc từ việc đọc sách và xây dựng tủ sách của mỗi gia đình, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Huyền Sâm và những thông điệp gửi gắm tại "Hoa sữa về trong gió" Nhịp điệu cuộc sống

Huyền Sâm và những thông điệp gửi gắm tại "Hoa sữa về trong gió"

TTTĐ - Bộ phim truyền hình “Hoa sữa về trong gió” đang trở thành hiện tượng trong lòng người hâm mộ với nhiều cảnh quay tuyệt đẹp và thông điệp sâu sắc về giá trị gia đình. Với những hình ảnh biểu tượng của Hà Nội như Hồ Gươm, cột cờ Hà Nội và con đường hoa trên phố Phan Đình Phùng, bộ phim không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội xưa đầy hoài niệm, mà còn nói về những giá trị truyền thống tốt đẹp về gia đình và văn hóa người Thủ đô đầy tinh tế.
Dịu dàng Thu trên phố Người Hà Nội

Dịu dàng Thu trên phố

TTTĐ - Tháng 10 vừa chạm ngõ, gõ cửa từng nhà. Gió thu mơn man dạo qua từng con phố, nẻo đường Hà Nội. Người Thủ đô bao đời nay vẫn yêu mùa Thu đến lạ, đón mùa về tựa như người bạn cũ hồi hương sau chuyến đi xa.
Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024 Người Hà Nội

Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024

TTTĐ - Ngày 1/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa Người Hà Nội

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa

TTTĐ - Chiều 30/9, Hội Nhà báo TP Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết về “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa”. Sự kiện nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân Người Hà Nội

Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân

TTTĐ - Sáng 10/10/1954, Hà Nội ngợp trời rừng cờ, hoa, cổng chào, băng rôn và biểu ngữ. Hàng vạn người dân đổ ra đường, rạo rực trong ngày hội lớn, chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Xem thêm