Tag
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi "nhậu" côn trùng

Kỳ 2: Ăn côn trùng lạ, nhiều trường hợp cấp cứu suýt mất mạng

Chung tay vì an toàn thực phẩm 08/10/2024 12:00
aa
TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) từng nhiều lần cảnh báo về thói quen ăn côn trùng của người dân gây nên nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chí tử vong.
Dùng côn trùng, ve sầu làm thức ăn dễ ngộ độc thực phẩm Sử dụng côn trùng làm thức ăn, bệnh nhân bị ngộ độc nguy kịch Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ thói quen ăn gỏi và rau sống Ngộ độc sau khi ăn sâu ban miêu

Ngộ độc sau khi ăn côn trùng lạ

Theo Cục an toàn thực phẩm, tại Việt Nam, việc sử dụng côn trùng như cào cào, châu chấu, nhộng tằm, dế, ong, mối, nhộng ve sầu, sâu cây chít, sâu cây dâu, sâu cây sắn dây… làm thức ăn, thậm chí được chế biến thành những món đặc sản như bọ cạp chiên, châu chấu sốt sa tế, bọ xít rang lá chanh, trứng cà cuống phơi khô để làm bánh ngọt, dế chiên… khá phổ biến.

Tuy nhiên, việc ăn các loại côn trùng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thực tế đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc do ăn côn trùng, thậm chí dẫn đến tử vong tại một số địa phương.

Người dân vùng núi hiện nay thường có thói quen bắt và chế biến các loại côn trùng thành các món ăn và coi là đặc sản. Công nghệ thông tin cũng bùng nổ với rất nhiều các video về ẩm thực tự nhiên nhằm mục đích câu view, câu like mà chưa được kiểm chứng.

Dị ứng côn trùng là tình trạng phản ứng dị ứng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, có thể đe dọa mạng sống nếu không cấp cứu, chữa trị kịp thời. Hệ thống miễn dịch của con người có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể trước những yếu tố tấn công, khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với các protein hoặc nọc độc có trong côn trùng sẽ dẫn đến một loạt các triệu chứng ở nhiều mức độ khác nhau, có thể chỉ là cảm giác khó chịu nhưng cũng có thể đe dọa tính mạng.  Khi côn trùng xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động, tạo ra các kháng thể IgE đặc hiệu. Những kháng thể này thực hiện nhiệm vụ vô hiệu hóa và chống lại kẻ xâm nhập bằng cách kích thích tế bào mast giải phóng histamine vào máu. Kết quả là xảy ra một phản ứng dị ứng đặc trưng bởi những biểu hiện như đau, đỏ, ngứa, châm chích và sưng môi, lưỡi. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị khó thở, sốc phản vệ, đòi hỏi phải được hỗ trợ xử lý kịp thời.
Hai mẫu côn trùng được đem đi kiểm nghiệm sau khi gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm

Việc không biết rõ các loại côn trùng đó có độc hay không, cách chế biến như thế nào cho đúng… thì nguy cơ gây ra ngộ độc rất cao, tỷ lệ tử vong do độc tố tự nhiên là rất lớn.

Tháng 4/2024, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã xảy ra vụ việc 3 người đàn ông ăn phải côn trùng có màu đen, không rõ chủng loại bị ngộ độc thực phẩm làm 1 người tử vong, 2 người phải nhập viện cấp cứu.

Tháng 6/2024, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lào Cai cho biết ghi nhận một bệnh nhân phải vào bệnh viện cấp cứu và được chẩn đoán ngộ độc sâu ban miêu.

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết Trung tâm từng tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu vì đau bụng rát miệng họng, nôn ra máu, thiểu niệu suy thận do ăn bọ cánh màu vàng đen thường có ở cây ngô, cây đậu. Nhiều cháu bé do nghịch ngợm bắt sâu ban miêu về chế biến làm món ăn dẫn đến ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng.

Bác sĩ Nguyên chia sẻ, ngộ độc sâu ban miêu là ngộ độc gặp không nhiều nhưng rất nặng nề. Hầu hết bệnh nhân tiếp xúc qua đường tiêu hóa bị tổn thương đa tạng, suy đa tạng, tỉ lệ tử vong đến hơn 50%.

Các bệnh nhân ngộ độc sâu ban miêu thường bị tổn thương đa cơ quan, tụt huyết áp, suy hô hấp. Xét nghiệm máu cho thấy trong máu bị nhiễm axit nặng, tổn thương cơ và suy thận, suy gan.

Độc tố của sâu ban miêu là cantharidin, rất độc, gây hủy hoại protein. Khi vào cơ thể, qua đường tiêu hóa sẽ gây tình trạng ngộ độc nặng nhất, gây tổn thương dạ dày ruột, đau bụng nôn mửa, chảy máu đường tiêu hóa, hoại tử ruột, tổn thương tất cả cơ quan cơ thể, thận, gan, máu.

Còn nếu tiếp xúc đường da (dùng tay bắt trực tiếp số lượng lớn), đường hô hấp (mở bao đựng sâu ra hít phải) cũng gây tình trạng dị ứng trầm trọng, nhất là những người da mỏng, có vị trí vết thương, tiếp xúc nhiều với sâu ban miêu; hơi độc khiến mắt cay, bỏng rát.

Độc tố của sâu ban miêu có thể tiết ra (giống kiến ba khoang), nếu tay cầm và dính vào mắt, dụi mắt sẽ gây bỏng rát, tổn thương giác mạc.

Cảnh giác với những triệu chứng ngộ độc sau khi ăn côn trùng

Khi bị dị ứng côn trùng, bệnh nhân thường sẽ bị các triệu chứng phổ biến, bao gồm ngứa ngáy khó chịu, sưng đau, nổi mẩn đỏ, khó thở... Nếu không kịp thời loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, bệnh nhân có thể tiến triển nặng hơn với biểu hiện co giật, nôn, sưng phù toàn thân, thậm chí là tử vong.

Dị ứng côn trùng là tình trạng phản ứng dị ứng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, có thể đe dọa mạng sống nếu không cấp cứu, chữa trị kịp thời.

Kỳ 2: Ăn côn trùng lạ, nhiều trường hợp cấp cứu suýt mất mạng
Sâu ban miêu có nhiều ở rau ngót, rau tầm bóp

Hệ thống miễn dịch của con người có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể trước những yếu tố tấn công, khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với các protein hoặc nọc độc có trong côn trùng sẽ dẫn đến một loạt các triệu chứng ở nhiều mức độ khác nhau, có thể chỉ là cảm giác khó chịu nhưng cũng có thể đe dọa tính mạng.

Khi côn trùng xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động, tạo ra các kháng thể IgE đặc hiệu. Những kháng thể này thực hiện nhiệm vụ vô hiệu hóa và chống lại kẻ xâm nhập bằng cách kích thích tế bào mast giải phóng histamine vào máu.

Kết quả là xảy ra một phản ứng dị ứng đặc trưng bởi những biểu hiện như đau, đỏ, ngứa, châm chích và sưng môi, lưỡi. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị khó thở, sốc phản vệ, đòi hỏi phải được hỗ trợ xử lý kịp thời.

Theo Cục An toàn thực phẩm, nguyên nhân các vụ ngộ độc thường là do sử dụng côn trùng đã chết (sinh ra độc tố); bị nhiễm nấm độc hay chứa nhựa cây độc như cây cọc rào, cây cỏ lào, thầu dầu tía… hoặc các chất tiết có độc tố... không bị phá hủy ở nhiệt độ chế biến; hay do cơ địa người ăn mẫn cảm với protein lạ trong côn trùng.

Triệu chứng ngộ độc nhiều hay ít, nhẹ hay nặng tùy theo độc tố trong côn trùng, tổng lượng đã ăn vào và cơ địa người ăn (người già, có uống rượu, phụ nữ có thai, trẻ em... thường bị nặng).

Dấu hiệu ngộ độc thường là buồn nôn, nôn, run tay chân một số trường hợp nặng nôn nhiều, co giật tay chân, chóng mặt, tăng tiết, cứng hàm, kích thích vật vã, khó thở, ý thức lo mơ, hôn mê, sẩn ngứa, ban dạng mảng toàn thân... và có thể tử vong.

Vì thế, để phòng ngừa, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người có cơ địa dị ứng nên thận trọng còn mọi người tuyệt đối không ăn các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên tuyệt đối không ăn; không nên dùng các loại côn trùng lạ theo đồn thổi, chế biến thành các món ăn tái, sống, hoặc ngâm rượu…

Đọc thêm

Sử dụng hải sản “độc, lạ” cẩn thận rước bệnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sử dụng hải sản “độc, lạ” cẩn thận rước bệnh

TTTĐ - Hiện trên trang mạng xã hội, chợ “ảo” chuyên kinh doanh các loại hải sản, nhiều người bán các loại cá, cua, ốc… có hình thù đặc biệt, kích cỡ lớn được quảng cáo là hàng tươi sống đánh bắt tự nhiên, vị lạ miệng hấp dẫn.
Những loại thực phẩm thiên nhiên tốt cho đường hô hấp Sức khỏe

Những loại thực phẩm thiên nhiên tốt cho đường hô hấp

TTTĐ - Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp cải thiện sức khỏe cho người bệnh trước các dịch bệnh đường hô hấp do thời tiết chuyển mùa. Trong đó nhiều loại thực phẩm rau xanh và hoa quả rất tốt cho hệ hô hấp.
Uống các loại tinh dầu có giúp chữa bách bệnh? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Uống các loại tinh dầu có giúp chữa bách bệnh?

TTTĐ - Thời tiết chuyển mùa, nhiều người thường có thói quen dùng các loại tinh dầu để uống, xông hơi có tác dụng giải cảm. Dù có nguồn gốc thiên nhiên nhưng các loại tinh dầu này nếu lạm dụng uống quá liều lượng có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Lựa chọn “thực phẩm vàng” cho giấc ngủ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lựa chọn “thực phẩm vàng” cho giấc ngủ

TTTĐ - Ngủ không ngon, mất ngủ lâu ngày khiến cơ thể uể oải, mọi người mất tập trung trong công việc. Trong đó nhiều các loại thực phẩm, món ăn có tác dụng giúp chất lượng giấc ngủ được cải thiện.
Vitamin trong thực phẩm hỗ trợ tăng đề kháng đường hô hấp Chung tay vì an toàn thực phẩm

Vitamin trong thực phẩm hỗ trợ tăng đề kháng đường hô hấp

TTTĐ - Các vitamin A, C, D, E trong thực phẩm có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, giúp hỗ trợ cơ thể chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.
Nhiều loại hoa quả là “thuốc bổ” cho bộ não Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nhiều loại hoa quả là “thuốc bổ” cho bộ não

TTTĐ - Một số loại hoa quả rất tốt cho não có thể giúp thúc đẩy sự phát triển não bộ đồng thời cải thiện chức năng não, trí nhớ và sự tập trung.
Trẻ lười ăn rau ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Trẻ lười ăn rau ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe?

TTTĐ - Rau xanh và hoa quả là nguồn bổ sung vitamin vô cùng cần thiết cho trẻ em. Tuy nhiên, nhiều trẻ “lười” ăn rau khiến các bậc phụ huynh lo lắng con mình thiếu vitamin và các vi chất, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.
Biểu dương 178 nữ cán bộ y tế Thủ đô tiêu biểu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Biểu dương 178 nữ cán bộ y tế Thủ đô tiêu biểu

TTTĐ - Ngày 16/10, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị gặp mặt tôn vinh cán bộ nữ tiêu biểu ngành Y tế Thủ đô nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2024).
Rà soát các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố Chung tay vì an toàn thực phẩm

Rà soát các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố

TTTĐ - Ngày 16/10, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị tập huấn điều tra, rà soát thống kê các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống thức ăn đường phố trên địa bàn thành phố.
Nhập viện vì uống 5-6 lít "nước thần" mỗi ngày để chữa bệnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nhập viện vì uống 5-6 lít "nước thần" mỗi ngày để chữa bệnh

TTTĐ - Gần đây, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận các ca ngộ độc, bệnh nhân khó thở, hôn mê bất tỉnh do uống loại "nước thần" được quảng cáo có khả năng chữa bách bệnh.
Xem thêm