Tag

Kinh hoàng ấu trùng "làm tổ" dưới da bệnh nhân

Tin Y tế 12/07/2023 18:18
aa
TTTĐ - Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Viện Sốt rét ký sinh trùng, côn trùng Trung ương) đã tiếp nhận bệnh nhân nữ ở Hải Dương bị nhiễm ký sinh trùng dưới da khi đi làm đồng, tiếp xúc với bùn đất khi có vết thương hở và thói quen gần gũi chó mèo.
Ăn chín, uống chín phòng bệnh ấu trùng sán dây lợn Nhiều bệnh nhân nhập viện vì các bệnh do ký sinh trùng Đầu tư ổn định để đạt mục tiêu loại trừ sốt rét ở Việt Nam vào năm 2030 Nhiều lịch hiến máu bị hủy, kho máu đứng trước nguy cơ cạn kiệt

Bệnh nhân Nguyễn Thị L (40 tuổi, Kinh Môn, Hải Dương) là công nhân may mặc và làm thêm ruộng. Cách đây 2 tuần, sau khi đi làm đồng về, bàn tay chị bỗng dưng bị ngứa, hiện rõ các vết ngoằn ngoèo như giun.

Chị ra hiệu thuốc hỏi thì được nhân viên tư vấn mua thuốc về uống. Sau 3 ngày, vết ngứa ngày càng lan rộng, gây cảm giác khó chịu vì cứ gãi đến đâu lại lan rộng đến đấy. Sau đó, chị L đã đến Bệnh viện Đặng Văn Ngữ khám.

Bệnh nhân thăm khám tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ
Bệnh nhân thăm khám tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ

Qua thăm khám, Ths.BS Đặng Thị Thanh, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, cho biết: "Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ngứa nhiều, uống thuốc không khỏi, được chỉ định làm các xét nghiệm tìm ký sinh trùng. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân nhiễm giun đũa chó mèo, giun lươn và giun đầu gai. Bệnh nhân càng gãi sẽ càng thấy ngứa.

Giun lươn và giun đầu gai có thể chui vào vết thương hở trong quá trình bệnh nhân làm ruộng, tiếp xúc với bùn đất. Ngoài ra bệnh nhân còn nuôi 2 con chó, có thể nhiễm giun đũa chó mèo do tiếp xúc với vật nuôi".

Bên cạnh đó, người bị nhiễm mầm bệnh cũng có thể do tiếp xúc với đất, cát ở môi trường ngoại cảnh bị ô nhiễm phân chó, mèo, động vật có ấu trùng giun.

Kinh hoàng ấu trùng giun "làm tổ" dưới da bệnh nhân
Ấu trùng ở vùng da tay

Ấu trùng có thể chui qua bề mặt da ở tay, chân. Vì lạc chủ nên ấu trùng không có men làm phân hủy thành mạch của người nên không thể chui vào máu, chu du khắp cơ thể như loại ấu trùng giun thường ký sinh ở người. Do vậy chúng chỉ di chuyển ở các mô dưới da và niêm mạc.

Triệu chứng tại chỗ nơi ấu trùng xâm nhập có vết sẩn đỏ, ngứa, sau thành mọng nước, phát triển ra chung quanh thành một hay nhiều đường ngoằn ngoèo, gồ cao. Đó chính là dấu hiệu của đoạn đường ấu trùng di chuyển. Do bệnh nhân ngứa gãi nên có thể bị nhiễm trùng, hóa mủ... Ấu trùng giun có thể tồn tại trong cơ thể người nhiều tuần, có khi nhiều tháng.

Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh nhân sẽ bị giun đục khắp dưới da, càng gãi càng ngứa. Khi vết ngứa bị chọc thủng, người có vết thương hở tiếp xúc với dịch này cũng bị lây nhiễm do ấu trùng giun chui vào. Người bệnh được chỉ định điều trị giun lươn và giun đầu gai trong 5 -7 ngày, sau đó tiếp tục liệu trình điều trị giun đũa chó mèo khoảng 10-15 ngày.

Bệnh giun lươn hình thành do ấu trùng xâm nhập vào cơ thể bằng cách chui qua da, đi theo đường tĩnh mạch chạy lên tim, qua phổi rồi tới khí quản, hầu, sau đó di chuyển xuống thực quản và ruột để sinh trưởng thành giun trưởng thành.

Giun lươn được xếp vào loại ký sinh trùng nguy hiểm nhất trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa do có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể người và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.

Khi ấu trùng thoát ra bên ngoài môi trường, chúng tiếp tục phát triển thành ấu trùng có thực quản hình trụ, khả năng xâm nhập vào cơ thể người qua da hoặc sống tự do bên ngoài môi trường.

Đặc biệt, môi trường bên ngoài nóng ẩm là điều kiện phù hợp cho ấu trùng giun lươn phát triển nhưng chúng cũng có thể phát triển ở vùng ôn đới hoặc khí hậu lạnh.

Bệnh giun đầu gai là bệnh do loài ký sinh trùng Gnathostoma spp gây ra từ ăn thịt sống, chưa nấu chín, đặc biệt là các món gỏi, tái từ các loài cá nước ngọt, tôm, tép, cua, ốc, lươn, ếch, nhái… có chứa ấu trùng.

Do đó, ngoài việc ăn thực phẩm và dùng nguồn nước đã nấu chín, tiệt trùng thì người bệnh cần đi khám nếu nghi ngờ mắc bệnh giun đầu gai.

Tùy thuộc vào sự di chuyển của giun mà mỗi người có dấu hiệu bệnh khác nhau. Ấu trùng Gnathostoma spp. có khả năng di chuyển ngẫu nhiên khắp cơ thể con người. Tùy thuộc vị trí di chuyển của ấu trùng mà bệnh giun đầu gai được chia thành 2 loại chính: Bệnh giun đầu gai ở da và bệnh giun đầu gai trong nội tạng.

Đọc thêm

Tăng cường năng lực thực hiện Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá Tin Y tế

Tăng cường năng lực thực hiện Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá

TTTĐ - Ngày 3/10, Bộ Y tế tổ chức hội thảo cung cấp thông tin báo chí về tăng cường năng lực triển khai thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) và điều 5.3 FCTC tại Việt Nam.
Bé gái 3 tuổi nhập viện do tai nạn trong siêu thị Tin Y tế

Bé gái 3 tuổi nhập viện do tai nạn trong siêu thị

TTTĐ - Các y bác sĩ Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận bé gái (3 tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng búp ngón tay bị đứt lìa do bị kẹp tay vào cửa.
Chuyển đổi số là việc khó, mới nên cần có cả nhiệt tình, kiến thức và trách nhiệm Công nghệ số

Chuyển đổi số là việc khó, mới nên cần có cả nhiệt tình, kiến thức và trách nhiệm

TTTĐ - Chiều 2/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc.
Triển khai hiệu quả nhiều mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Tin Y tế

Triển khai hiệu quả nhiều mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

TTTĐ - Sáng 2/10, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức Hội nghị biểu dương người cao tuổi vận động con cháu thực hiện tốt chính sách dân số, con cháu hiếu thuận với chủ đề “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội”.
Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 33.000 người cao tuổi Tin Y tế

Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 33.000 người cao tuổi

TTTĐ - Trung tâm Y tế (TTYT) Hoài Đức tổ chức truyền thông lưu động trên các trục đường chính trong huyện hưởng ứng Ngày Quốc tế người cao tuổi 1/10 năm 2024 với chủ đề “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội”.
Nâng cao năng lực trong chẩn đoán, điều trị bệnh nhân ung thư Tin Y tế

Nâng cao năng lực trong chẩn đoán, điều trị bệnh nhân ung thư

TTTĐ - Sáng 2/10, tại cơ sở Tân Triều, Bệnh viện K và Công ty TNHH Merck Healthcare Việt Nam đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ giữa hai đơn vị. Hoạt động này hướng tới mục đích tăng cường quan hệ hợp tác trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư.
Tập huấn cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin Công nghệ số

Tập huấn cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin họp và xử lý công việc thành phố (iCabinet).
Thúc đẩy kết nối công nghệ, đổi mới sáng tạo ngành Y tế Công nghệ số

Thúc đẩy kết nối công nghệ, đổi mới sáng tạo ngành Y tế

TTTĐ - Sự kiện "Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024" (Techconnect and Innovation Vietnam) với chủ đề “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo - Động lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững” do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức trong hai ngày 30/9-1/10 tại Hà Nội.
Nam thanh niên yếu liệt cơ sau thời gian "nghiện" bóng cười Tin Y tế

Nam thanh niên yếu liệt cơ sau thời gian "nghiện" bóng cười

TTTĐ - Sa đà vào thú vui hút bóng cười trong suốt 1 năm, nam thanh niên 23 tuổi nhận hậu quả tê bì tay chân, khó vận động và cầm nắm đồ vật, đau đầu, mất ngủ.
Ghi nhận trường hợp thứ 12 bị chó dại cắn Tin Y tế

Ghi nhận trường hợp thứ 12 bị chó dại cắn

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 20/9 đến 27/9), toàn thành phố ghi nhận 279 ca mắc sốt xuất huyết; 65 ca tay chân miệng; 7 ca sởi; 1 ca uốn ván; 1 ca ho gà; 1 trường hợp chó dại cắn...
Xem thêm