Khởi động cuộc thi vẽ tranh cổ động phòng chống, tác hại của thuốc lá
PGS, TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám - chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá phát biểu khai mạc.
Bài liên quan
Xây dựng thành phố không thuốc lá
Công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá đã có hiệu quả thiết thực
Phát hành bộ tem "Phòng, chống tác hại của thuốc lá"
Nhiều hoạt động hưởng ứng tuần lễ Quốc gia không thuốc lá năm 2018
"Cuộc thi vẽ tranh cổ động phòng chống, tác hại của thuốc lá” là một trong những sự kiện quan trọng tiếp nối và đồng hành cùng chuỗi các hoạt động truyền thông rộng khắp trên toàn quốc hiện nay.
Cuộc thi thực sự là sân chơi bổ ích, là cơ hội để các họa sĩ chuyên nghiệp lẫn họa sĩ không chuyên, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư nước ngoài được thỏa sức sáng tạo, bày tỏ tiếng nói và ước vọng được sống và học tập trong môi trường trong lành, không có khói thuốc lá, ước mong những người thân yêu xung quanh luôn mạnh khỏe, không hút thuốc lá, đồng thời giúp xã hội nhận thức đầy đủ hơn vai trò của mình trong việc góp phần xây dựng môi trường sống trong lành, không khói thuốc lá tại gia đình, nơi học tập và tại nơi công cộng, qua đó thể hiện trách nhiệm và tình yêu của thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước.
Phát biểu tại buổi lễ, PGS, TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám - chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác truyền thông cũng như tầm quan trọng của tính đa dạng, phong phú trong công tác truyền thống phòng chống tác hại của thuốc lá, đồng thời chia sẻ một số kết quả chính trong việc thay đổi nhận thưc hành vi của cộng động sau các chiến dịch truyền thống phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2014-2018.
Theo đó, từ năm 2014 đến nay, Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá đã hỗ trợ các tỉnh, thành phố tổ chức gần 8.000 buổi truyền thông trực tiếp về tác hại của thuốc lá và quy định pháp luật về PCTHTL, hơn 1.000 buổi truyền thống lưu động tại cộng đồng với hệ thống loa tuyên truyền, truyền thống lưu động tại xã phường, làng bản, nói chuyện chuyên đề tại các cơ sở y tế. Rất nhiều hình thức truyền thông đa dạng như: sân khấu hoả, phát tờ rơi, hò về, đóng kịch tương tác đã được thực hiện.
Gần 13.000 bản tin, toạ đàm, chương trình khoa giáo, phóng sự được phát trên đài phát thanh truyền hình tỉnh. Đặc biệt, Quỹ đã định hướng để các tỉnh, thành phố phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống loa phát thanh xã, phường, một hình thức truyền thống thiết thực và gân nhất với người dân.
Với 111.833 lần phát sóng thông điệp truyền thông trên loa xã phường, hoạt động truyền thông qua hình thức này đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin hằng ngày cho người dân về tác hại của thuốc lá, các chính sách, pháp luật về PCTHTL.
Ông Lương Ngọc Khuê chia sẻ: Với sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố và các tổ chức, công tác xây dựng môi trường không khói thuốc đang ngày càng được nhân rộng; nhận thức về tác hại của hút thuốc và hút thuốc thụ động được nâng cao và duy trì, ý thức tuân thủ quy định cấm hút thuốc tại các nơi công cộng như trường học, nơi làm việc, trên phương tiện giao thông công cộng có những chuyển biến tích cực.
Kết quả đánh giá hằng năm đối với các chiến dịch truyền thông do Quỹ PCTH của thuốc lá thực hiện giai đoạn 2014 - 2018 cho thấy: trong giai đoạn này, công tác truyền thông đã có những tác động tích cực đến thái độ và hành vi của người hút thuốc và người không hút thuốc. Cụ thể, số người hút thuốc nhận được lời khuyên bỏ thuốc từ các thành viên trong gia đình tăng từ 44% (năm 2017) lên 50% năm 2018; có 70% số người hút thuốc đã cố gắng bỏ thuốc và hơn 60% người không hút thuốc đã có nhắc nhở và khuyên người hút bỏ thuốc.
Ngoài ra, trong năm năm qua, đã có sự tăng đáng kể hiểu biết về tác hại của thuốc lá thụ động: có 90% những người không hút thuốc lá đều nói rằng họ quan tâm đến sức khỏe của con họ khi họ hút thuốc gần con của mình; hơn 90% người được hỏi cho biết mọi người nên yêu cầu người hút thuốc không hút thuốc gần người khác… Đây là những chỉ số đặt nền móng cho những triển vọng trong công tác PCTH của thuốc lá ở Việt Nam thời gian tới.
Cơ cấu giải thưởng: Giải nhất 15 triệu đồng, 2 giải Nhì, mỗi giải 13 triệu đồng; 3 giải Ba mỗi giải 12 triệu đồng; 7 giải Khuyến khích, mỗi giải 8 triệu đồng và 1 giải phong trào 15 triệu đồng cho đơn vị vận động được nhiều tác giải, nhiều tác phẩm có chất lượng tốt tham gia dự thi.
Ban tổ chức cuộc thi bắt đầu nhận tranh dự thi từ ngày 10/3 đến hết ngày 4/5/2019.