Tag
Thị xã Sơn Tây (Hà Nội)

Khát vọng phát triển từ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa

Người Hà Nội 13/02/2024 13:00
aa
TTTĐ - Phát huy bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa và lợi thế về giao thông, tiềm năng phát triển du lịch, thị xã Sơn Tây đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong những năm gần đây. Đáng chú ý, thị xã Sơn Tây đã được xác định là một trong 5 đô thị vệ tinh theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Góp phần lan tỏa văn hóa đọc của Thủ đô Công diễn hợp xướng của học sinh Thủ đô tại Thành cổ Sơn Tây Sơn Tây: Đảm bảo văn minh đô thị chợ hoa xuân Giáp Thìn
Khát vọng phát triển từ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa

Để hiện thực hóa khát vọng vươn mình trong tương lai không xa, Thị ủy Sơn Tây đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”, Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045”, tăng cường đầu tư cho sự nghiệp phát triển văn hóa với mục tiêu lấy văn hóa làm nguồn lực phát triển bền vững, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

Miền trầm tích phong phú

Trong suốt chiều dài lịch sử, Sơn Tây từ lâu đã giữ vai trò quan trọng trấn thủ phía Tây kinh thành Thăng Long, đồng thời là trung tâm của xứ Đoài xưa. Nhờ đó, thị xã Sơn Tây đã tích luỹ được trầm tích văn hóa, lịch sử giàu có, đa dạng, độc đáo.

Cột cờ Thành cổ Sơn Tây
Cột cờ Thành cổ Sơn Tây

Vùng đất cổ, miền “xứ Đoài mây trắng” có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, tiềm năng cho phát triển du lịch. Trên địa bàn thị xã Sơn Tây có 244 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê của thành phố, trong đó có 80 di tích được Nhà nước xếp hạng, 65 lễ hội truyền thống, 78 di sản văn hóa phi vật thể.

Nói đến Sơn Tây, du khách nhớ ngay đến Thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm, đền Và, chùa Mía, đình Phùng Hưng, đền và lăng Ngô Quyền, hồ Đồng Mô, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, khu nghỉ dưỡng Glory Resort, Vườn Trăng (Moon Garden), điểm đến du lịch thôn Lòng Hồ, Asean resort…

Khát vọng phát triển từ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa
Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn phát biểu phát động "Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài 2024"

Phát biểu trong lễ phát động Năm Du lịch Sơn Tây - xứ Đoài 2024, Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn tự hào cho biết: “Nằm trong vùng cội nguồn và là trung tâm của văn hóa xứ Đoài, Sơn Tây là vùng giao thoa giữa các nền văn hóa Hòa Bình, Thăng Long - Hà Nội. Với những tiềm năng trên, thị xã Sơn Tây có đầy đủ yếu tố để trở thành trung tâm du lịch vùng, với chức năng liên kết các tour du lịch trong và ngoài thành phố Hà Nội”.

Trong năm qua, thị xã Sơn Tây đã tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa, như: Lễ hội đền Và xuân Quý Mão, Khai mạc Năm Du lịch Sơn Tây - xứ Đoài 2023 và công bố Quyết định công nhận Điểm du lịch thôn Lòng Hồ - xã Kim Sơn, các hoạt động tại tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, chương trình Trung thu Thành cổ, Giải đấu vật dân tộc tranh cúp Phùng Hưng lần thứ II, chương trình Tết làng Việt và chuỗi các hoạt động quảng bá văn hóa, du lịch tại Làng cổ Đường Lâm...

Bầu không khí lễ hội cùng với những chương trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, được dàn dựng công phu khiến Sơn Tây ngày càng hấp dẫn để du khách muốn quay trở lại vào những lần tiếp theo.

Ông đồ viết thư pháp tại làng cổ Đường Lâm
Ông đồ viết thư pháp tại làng cổ Đường Lâm

Để phục vụ phát triển du lịch, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nghỉ dưỡng được thị xã, cộng đồng doanh nghiệp và nhiều hộ gia đình quan tâm đầu tư. Hiện nay, thị xã có 89 sản phẩm OCOP của 14 cơ sở sản xuất được thành phố đánh giá, phân hạng từ 3 sao trở lên; 112 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch với trên 1.200 phòng (hơn 1.500 giường). Tại một số địa phương đã hình thành quần thể du lịch nghỉ dưỡng đa dạng, phong phú và chất lượng như các xã Cổ Đông, Đường Lâm, Kim Sơn, Xuân Sơn, phường Trung Sơn Trầm…

Nhờ những đổi mới, sáng tạo nói trên, thị xã Sơn Tây đã và đang trở thành điểm hẹn hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Khách du lịch đến thị xã năm 2023 ước đạt 1.175.000 lượt khách (trong đó có 22.400 lượt khách quốc tế), tăng gần gấp 2 lần so với năm 2022. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ với doanh thu năm 2023 đạt 6.732 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Thu nhập bình quân đầu người đạt 70 triệu đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ.

Kiến tạo nền kinh tế bằng nguồn lực du lịch

Với tiềm năng thế mạnh và kết quả đạt được những năm qua, giai đoạn 2025 - 2030, thị xã Sơn Tây đề ra mục tiêu phấn đấu trở thành một trong những địa phương trọng điểm du lịch của Thủ đô.

Du khách nước ngoài trải nghiệm gói bánh chưng tại làng cổ Đường Lâm
Du khách nước ngoài trải nghiệm gói bánh chưng tại làng cổ Đường Lâm

Mới đây, trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, bên cạnh đề xuất mô hình "thành phố trong thành phố", Hà Nội vẫn giữ định hướng hình thành các đô thị vệ tinh. Trong đó, đô thị vệ tinh Sơn Tây được nhấn mạnh với yếu tố kiến trúc, lịch sử, văn hóa, khơi dậy niềm tự hào dân tộc thông qua các sản phẩm du lịch, phục dựng các làng cổ, khu vực phố cổ, hình thành phố đi bộ, trung tâm triển lãm phi vật thể, triển lãm văn hóa truyền thống, chợ đêm, văn hóa ẩm thực… qua đó kiến tạo phát triển kinh tế bằng nguồn lực du lịch làm cốt lõi...

Đặc biệt, thị xã đề xuất hình thành một thành phố trên cơ sở Thành cổ Sơn Tây để khai thác tối đa giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nền công nghiệp không khói với các sản phẩm du lịch đặc thù.

Năm 2024, thị xã Sơn Tây tiếp tục phối hợp đẩy nhanh tiến độ, chất lượng công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng khung, phát triển du lịch với trọng tâm là bảo tồn, phát huy các giá trị di sản của vùng đất đậm đặc trầm tích văn hóa; đẩy mạnh công tác quảng bá, thu hút đầu tư, phát triển dịch vụ, thương mại, hạ tầng du lịch, hoạt động kinh tế đêm; tăng cường quản lý, phát triển các sản phẩm đã được xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, như: Bánh tẻ Phú Nhi, gà mía Sơn Tây, mật ong Kim Sơn, kẹo lạc, kẹo vừng…

Khát vọng phát triển từ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa

Cùng với việc duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của tuyến phố đi bộ thành cổ, thị xã sẽ xây dựng các sản phẩm du lịch mới đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách, như: Chợ đêm, du lịch đêm, du lịch golf, kết nối các tour, tuyến du lịch văn hoá, lịch sử, tâm linh, trải nghiệm, nghỉ dưỡng, thể thao...

Đặc biệt, năm 2024 diễn ra nhiều sự kiện lớn của Thủ đô và đất nước: Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 70 năm giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024), 100 năm thành lập thị xã (1924 - 2024) và 70 năm giải phóng Sơn Tây (3/8/1954 - 3/8/2024)…

Các hoạt động kỷ niệm gắn với tổ chức những sự kiện văn hóa trên địa bàn như: Lễ hội đền Và, Lễ giỗ vua Phùng Hưng, vua Ngô Quyền, Tết làng Việt, giải vật tranh cúp Phùng Hưng, Trung thu Thành cổ Sơn Tây - xứ Đoài lần thứ III… sẽ được triển khai đồng bộ với các giải pháp phát triển du lịch, quảng bá, xúc tiến đầu tư, thu hút du khách. Đây là năm hứa hẹn sẽ có nhiều đột phá về giải pháp và kết quả phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của Sơn Tây.

Cổng làng Đường Lâm
Cổng làng Đường Lâm

Thực hiện từng bước đi vững chắc trên cơ sở xây dựng chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn để “chắc tiến, chắc thắng”, Sơn Tây đã và đang chuyển mình mạnh mẽ, biến khát vọng phát triển thành hiện thực, đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô Hà Nội, ngày càng khẳng định vị trí trong dòng chảy văn hóa Thủ đô và cả nước.

Đọc thêm

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô Người Hà Nội

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô

TTTĐ - Ngày 3/10, tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình gặp mặt phụ nữ tiêu biểu tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ Người Hà Nội

70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ

TTTĐ - Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) bằng một chuỗi các sự kiện văn hóa được tổ chức tại nhiều địa điểm trên khắp thành phố.
Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội Người Hà Nội

Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội

TTTĐ - Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 trên địa bàn Thủ đô nhằm hình thành thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc từ việc đọc sách và xây dựng tủ sách của mỗi gia đình, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Dịu dàng Thu trên phố Người Hà Nội

Dịu dàng Thu trên phố

TTTĐ - Tháng 10 vừa chạm ngõ, gõ cửa từng nhà. Gió thu mơn man dạo qua từng con phố, nẻo đường Hà Nội. Người Thủ đô bao đời nay vẫn yêu mùa Thu đến lạ, đón mùa về tựa như người bạn cũ hồi hương sau chuyến đi xa.
Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024 Người Hà Nội

Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024

TTTĐ - Ngày 1/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa Người Hà Nội

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa

TTTĐ - Chiều 30/9, Hội Nhà báo TP Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết về “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa”. Sự kiện nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân Người Hà Nội

Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân

TTTĐ - Sáng 10/10/1954, Hà Nội ngợp trời rừng cờ, hoa, cổng chào, băng rôn và biểu ngữ. Hàng vạn người dân đổ ra đường, rạo rực trong ngày hội lớn, chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Thúc đẩy tình yêu với sách, bồi đắp văn hóa đọc cho cộng đồng Người Hà Nội

Thúc đẩy tình yêu với sách, bồi đắp văn hóa đọc cho cộng đồng

TTTĐ - Đến với Hội Sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024, các đơn vị xuất bản không chỉ mang đến nguồn bồi đắp tri thức, khai mở tâm hồn mà còn thúc đẩy tình yêu với sách, góp phần phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng. Phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với bà Khúc Thị Hoa Phượng - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam để làm rõ hơn về vấn đề này.
Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công Người Hà Nội

Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công

TTTĐ - Ngày 29/9, tại Cụm di tích Đình, Đền, Miếu khu Thượng (phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội), “Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công" được công nhận nghề truyền thống Hà Nội.
Điểm hẹn mùa thu, "kho vàng" tri thức Nhịp điệu cuộc sống

Điểm hẹn mùa thu, "kho vàng" tri thức

TTTĐ - Diễn ra vào dịp cuối thu hàng năm, Hội Sách Hà Nội vừa là điểm hẹn của người yêu sách, vừa là "kho vàng" để mỗi người bồi đắp tri thức và tâm hồn mình thông qua những ấn phẩm được chọn lựa.
Xem thêm