Tag

Hiệu quả từ chiến lược đổi mới tư duy ngành nông nghiệp

Nông thôn mới 08/09/2022 12:23
aa
TTTĐ - Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định rõ chúng ta đang chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố thị trường.
Bất chấp khó khăn, ngành nông nghiệp vẫn xuất siêu 6,3 tỷ USD Tập huấn nghiệp vụ quản lý an toàn thực phẩm ngành nông nghiệp Đổi mới tư duy sản xuất, tạo nền tảng cho nông nghiệp hiện đại

Hiệu quả ngày càng rõ nét

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua, toàn ngành nông nghiệp đã khẩn trương triển khai thực hiện chiến lược phát triển ngành, kế hoạch cơ cấu lại ngành, Nghị quyết 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đã đạt được nhiều kết quả nhất định.

Cụ thể là đã có nhiều diện tích lúa kém hiệu quả được người dân và địa phương chủ động chuyển đổi sang cây trồng khác, nuôi trồng thủy sản có hiệu quả hơn; Bộ hướng dẫn người dân, địa phương khuyến khích áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ, giảm thâm dụng tài nguyên thiên nhiên và vật tư đầu vào.

Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã quan tâm chỉ đạo, nông dân có nhiều kinh nghiệm và áp dụng thành công quy trình kỹ thuật rải vụ, nhờ vậy hiệu quả kinh tế của rải vụ 5 loại cây ăn quả (thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, nhãn) tăng 1,5 lần đến 2 lần so sản xuất chính vụ.

Hiệu quả từ chiến lược đổi mới tư duy ngành nông nghiệp
Ngành nông nghiệp đã có nhiều bước tiến mới

Đồng thời, công tác quản lý chất lượng giống được nhiều địa phương quan tâm thực hiện, tỷ lệ diện tích rừng trồng được kiểm soát chất lượng giống đạt 85%. Nhiều địa phương và chủ rừng đã quan tâm xây dựng phương án quản lý bảo vệ rừng. Đến nay, đã có 340.350ha được cấp chứng chỉ rừng tại 31 địa phương. Tiền thu dịch vụ môi trường rừng nhanh, đạt 80,2% kế hoạch năm.

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng 1.669 chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, duy trì kiểm tra mẫu sau thu hoạch, tỷ lệ vi phạm an toàn thực phẩm thấp (từ 1,6 - 2,5%) với 99,6% cơ sở đáp ứng quy định; Kiểm soát sản phẩm nhập khẩu… góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm trong nước và xuất khẩu; Củng cố niềm tin của người tiêu dùng trong nước.

Mặt khác, theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện đang có chuyển biến tích cực về chất lượng, hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, tăng quy mô thành viên qua xu thế liên kết, sáp nhập các hợp tác xã; Ứng dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, số lượng xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, huyện đạt chuẩn tăng đều theo các tháng. Số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao đạt 8.340 sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Đồng thời, người tiêu dùng trong nước dễ dàng tiếp cận thông tin và tiêu dùng những sản phẩm nội địa chất lượng cao. Phát triển các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn đa giá trị (như mô hình du lịch homestay ở Mù Căng Chải - Yên Bái…).

Bước chuyển tư duy kinh tế nông nghiệp

Nhận định về tình hình xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp từ đầu năm đến nay, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn tác động đến thị trường nông sản nhưng đến nay ngành nông nghiệp vẫn đạt các kết quả khả quan.

Hiệu quả từ chiến lược đổi mới tư duy ngành nông nghiệp
Trong 8 tháng năm 2022, thặng dư thương mại ngành nông nghiệp tăng 94,6% so với cùng kỳ năm 2021

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, toàn ngành tiếp tục tái cơ cấu và ngày càng đi vào chiều sâu. Đó là tư duy kinh tế nông nghiệp đã bắt rễ vào trong sản xuất. Điều đó được thể hiện ở việc trước đây người sản xuất mang ra thị trường những gì mình có, nay đang chuyển sang bán cái thị trường cần.

Như vậy, có thể thấy, tư duy kinh tế nông nghiệp lúc này nằm trong các vấn đề như chuẩn hóa vùng nguyên liệu, thay đổi tập quán, thói quen chăn nuôi, trồng trọt, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, mã vùng trồng, mã vùng nuôi, đóng gói...

Nhìn vào bức tranh chung ngành nông nghiệp có thể thấy đã có một số nét chấm phá trong câu chuyện tái cấu trúc nền nông nghiệp hay chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Chúng ta đã bắt đầu thích ứng, lấy thị trường để điều chỉnh lại sản xuất mặc dù quá trình này không phải dễ dàng.

Đây là một xu thế, là nét chấm phá đầu tiên của chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn mà Thủ tướng đã phê duyệt, cũng như đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo tư duy Nghị quyết Đại hội XIII. Đó là chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, lấy thị trường để điều chỉnh lại sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Nông nghiệp truyền thống vì mục tiêu duy nhất là sản lượng. Nông nghiệp mới hướng tới vừa đạt mục tiêu sản lượng và đạt cái còn quan trọng hơn là chất lượng.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững được Thủ tướng phê duyệt đã xác định rõ đất nước đang chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố thị trường.

Theo Bộ trưởng, Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Như vậy, về mặt vĩ mô, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã xác lập con đường phát triển nông nghiệp, nông thôn phía trước với những bước đi cụ thể, phù hợp trong từng giai đoạn, vấn đề còn lại là cách thức vận hành của cả hệ thống chính trị vì nông nghiệp có tính liên ngành cao, xuyên suốt, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

"Chính sách vĩ mô được hoạch định từ cấp Trung ương nhưng tổ chức thực hiện lại bắt đầu từ cấp cơ sở. Điều đó cần đến sự phối hợp theo tư duy hệ thống và hành động hệ thống. Đó là yếu tố quyết định cho sự thành công", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Đọc thêm

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu Nông thôn mới

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Có thể thấy, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, việc nghiên cứu đưa ra các phương pháp canh tác nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai Nông thôn mới

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai

TTTĐ - Sau khi bão và hoàn lưu bão đi qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã và đang chuẩn bị mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả, khôi phục lại sản xuất nông nghiệp sau khi nước lũ rút nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trong thời gian sớm nhất.
Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3 Nông thôn mới

Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

TTTĐ - TP Hà Nội đã triển khai một số chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất với tổng số kinh phí trong giai đoạn 2024-2025 là 2.346,18 tỷ đồng.
Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ Nông thôn mới

Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ

TTTĐ - Từng là nhữn g vùng quê trù phú, giờ đây, nhiều cánh đồng, trang trại, bãi bồi… tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trở nên tan hoang, xơ xác sau cơn bão số 3 và trận mưa lũ lịch sử. Phần lớn lúa, hoa màu, cây cảnh, vật nuôi… của bà con nông dân đều ra đi sau cơn thịnh nộ của đất trời. Ước tính thiệt hại của ngành nông nghiệp Thủ đô sau trận bão, lũ vừa qua lên tới trên 2.286 tỷ đồng.
Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ Nông thôn mới

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ

TTTĐ - Hơn hai tuần kể từ khi cơn bão số 3 (YAGI) đổ bộ vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nền nông nghiệp Thủ đô dường như trở về “con số 0”. Lúa, hoa màu, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm… đều bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, kéo theo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung hàng hóa, thực phẩm cho người dân Thủ đô trong những tháng cuối năm. Vậy thành phố, các ban, ngành có giải pháp, chính sách như thế nào trong công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, giúp ngành nông nghiệp“vượt bão”, tiếp tục giữ vững vai trò là lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô?
Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ Nông thôn mới

Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, đề xuất nhu cầu hỗ trợ để phát triển sản xuất cây vụ Đông, khôi phục sản xuất, bù đắp sản lượng lương thực, thực phẩm bị thiếu hụt do ảnh hưởng của bão, lũ.
Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước Nhịp sống phương Nam

Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước

TTTĐ - Tỉnh Bạc Liêu đã đứng đầu cả nước về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm (Khu công nghệ cao phát triển tôm) với mục tiêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.
Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025 Nhịp sống phương Nam

Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025

TTTĐ - Nước ta có 21 tỉnh ven biển sản xuất muối và lần đầu tiên, Festival nghề muối Việt Nam- Bạc Liêu “Hành trình trăm năm nghề muối - Đời người” sẽ diễn ra vào quý I/2025 với chủ đề: Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam.
Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia

TTTĐ - Sau 14 năm triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được nhiều thành quả cao với 100% toàn tỉnh đạt Nông thôn mới và không còn hộ nghèo đa chiều chuẩn quốc gia.
Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng Nông thôn mới

Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai xác định 3 "hạt nhân" quan trọng để làm động lực phát triển kinh tế vùng của địa phương.
Xem thêm