Tag

Đổi mới tư duy sản xuất, tạo nền tảng cho nông nghiệp hiện đại

Nông thôn mới 02/09/2022 09:00
aa
TTTĐ - Những năm vừa qua, Nông nghiệp Việt Nam đã có bước tăng trưởng đáng ghi nhận trong vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế. Theo Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt, Nông nghiệp Việt Nam sẽ cơ cấu lại theo 3 trục sản phẩm: Quốc gia, cấp tỉnh và địa phương với từng lĩnh vực.
Bước đà để xây dựng nền nông nghiệp “minh bạch - trách nhiệm - bền vững” Thành lập Ban Chỉ đạo Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội Tháo gỡ khó khăn trong phát triển chuỗi liên kết, tiêu thụ nông sản Nông nghiệp Thủ đô chủ động thích ứng linh hoạt để duy trì tăng trưởng

Cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo 3 trục sản phẩm

Những năm vừa qua, Nông nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế, nâng cao đời sống của người dân ở khu vực nông thôn. Đồng thời, hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn tạo nền tảng cho một nền nông nghiệp hiện đại.

Tuy nhiên, Nông nghiệp Việt Nam vẫn tồn tại hai điểm nghẽn lớn là chi phí sản xuất cao, chất lượng nông sản thấp. Mặt khác, việc cơ cấu lại ngành Nông nghiệp mặc dù đã đạt nhiều kết quả tích cực nhưng chưa đồng đều và các hình thức tổ chức sản xuất vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp với nông dân, hợp tác xã chưa phổ biến và tỷ lệ giá trị liên kết còn thấp.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chỉ rõ, ngành Nông nghiệp sẽ phải đổi mới tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tập trung vào nâng cao giá trị, hiệu quả, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Đổi mới tư duy sản xuất, tạo nền tảng cho nông nghiệp hiện đại
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan thăm mô hình trồng trồng vải

Để thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngành Nông nghiệp sẽ cơ cấu lại theo 3 trục sản phẩm: Quốc gia, cấp tỉnh và địa phương, theo lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp. Cùng với đó là tăng cường chế biến, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới tổ chức thể chế của hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp, hội, hiệp hội, ngành hàng...

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Chữ, Tổng Giám đốc Công ty TNHH thực phẩm sạch Organic Green (huyện Thường Tín, Hà Nội) cho rằng: Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là nền tảng hướng tới một nền nông nghiệp bền vững và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất sạch, an toàn chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế.

“Hoàn thành các mục tiêu, đề ra, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường”, ông Nguyễn Văn Chữ nhấn mạnh.

Chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng

Để hiện thực hóa Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, trước hết phải có sự thống nhất từ nhận thức đến hành động cũng như sự vào cuộc chủ động, tích cực, quyết liệt từ Chính phủ, các Bộ, ban, ngành, đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, bà con nông dân. Đặc biệt là chính quyền địa phương các cấp. Cùng với đó là xây dựng hệ thống cơ chế chính sách phù hợp mang tính đột phá.

Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, các chính sách về sử dụng đất đai cần được sửa đổi linh hoạt theo hướng phát triển thị trường giao dịch, thúc đẩy tập trung đất đai. Mặt khác là phát triển tín dụng chính thức cho hộ doanh nghiệp, hợp tác xã; Tín dụng theo chuỗi.

Đổi mới tư duy sản xuất, tạo nền tảng cho nông nghiệp hiện đại

Ngành Nông nghiệp cần phải đổi mới từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp

“Nông nghiệp Việt Nam sẽ hình thành hệ thống các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành hàng chiến lược, liên kết với nông dân thông qua kinh tế hợp tác. Phát triển hệ sinh thái ngành hàng. Trong đó, doanh nghiệp đầu tàu đảm trách vai trò hạt nhân; Phát triển hợp tác xã với chuỗi giá trị; Đồng thời đổi mới, nâng cao vai trò của hội, hiệp hội ngành hàng… Cùng với đó là phát triển theo chuỗi liên kết không chỉ với ngành hàng chủ lực mà cả các ngành hàng có lợi thế của địa phương để chuyển từ sản lượng sang chất lượng, mang lại hiệu quả cao hơn”, ông Trần Công Thắng cho biết thêm.

Ở góc độ địa phương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết: Hà Nội sẽ xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Mặt khác, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tham mưu cho thành phố có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng nông nghiệp tập trung quy mô lớn, qua đó thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp đặt ra yêu cầu nhất định về khả năng tiếp cận, trình độ ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Thời gian tới, ngành Nông nghiệp sẽ tận dụng tối đa nguồn lực hiện hữu để từng bước xây dựng nền nông nghiệp hiện đại năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và có sức cạnh tranh cao… Đồng thời, phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; Xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp.

Đọc thêm

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa Nông thôn mới

Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa

TTTĐ - Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt" Nông thôn mới

Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt"

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, sau bão lũ nặng nề, để phục hồi sản xuất có hiệu quả, ngành Nông nghiệp Thủ đô cần xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông. Trong các chính sách hỗ trợ, ngành cần chú trọng giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá.
Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao Nhịp sống phương Nam

Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện các mô hình thí điểm trong Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp” tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm hướng tới tăng trưởng xanh đến năm 2030. Trong đó, 7 mô hình thí điểm đã được triển khai tại các tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Đồng Tháp.
Khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân Kinh tế

Khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân

TTTĐ - Trước những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, Hội nông dân thành phố Hà Nội đã nhanh chóng chỉ đạo, hướng dẫn các cấp hội nông dân triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với những thiệt hại và khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân.
Đồng hành, hỗ trợ hội viên nông dân khắc phục hậu quả mưa bão Nông thôn mới

Đồng hành, hỗ trợ hội viên nông dân khắc phục hậu quả mưa bão

TTTĐ - Sáng 10/9, đồng chí Phạm Hải Hoa, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã đến thăm và động viên một số hộ hội viên nông dân bị ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3 gây ra tại thị xã Sơn Tây và huyện Đan Phượng.
Bài 2: Huy động các nguồn lực, nhanh chóng phục hồi sản xuất Nông thôn mới

Bài 2: Huy động các nguồn lực, nhanh chóng phục hồi sản xuất

TTTĐ - Tại các địa phương của Hà Nội, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân đang tập trung các nguồn lực nhằm hồi phục sản xuất nông nghiệp sau ảnh hưởng cơn bão số 3. Không khí hăng hái, nhiệt tình theo phương châm "4 tại chỗ" đã được Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài quán triệt.
Long An: Mở đường, xây cầu, nâng cấp diện mạo nông thôn Nông thôn mới

Long An: Mở đường, xây cầu, nâng cấp diện mạo nông thôn

TTTĐ - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Long An đã ban hành Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 với 18 chỉ tiêu chủ yếu; trong đó công tác giao thông vận tải được xác định là lĩnh vực hết sức quan trọng “đi trước mở đường”.
Xem thêm