Tag

Hà Nội siết chặt vận chuyển gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc

Nông thôn mới 23/10/2023 13:35
aa
TTTĐ - Thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp nhằm siết chặt vận chuyển gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố.
Tổng vệ sinh, khử trùng và tiêu độc phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm Người dân chủ động các biện pháp nhằm phòng chống dịch trên đàn vật nuôi Tăng cường chăm sóc, bảo vệ vật nuôi trong mùa mưa bão Kon Tum: Lò giết mổ gia súc tập trung "hành" dân Phó Chủ tịch UBND thành phố Kon Tum kiểm tra lò giết mổ gia súc "hành" dân

Thành lập 6 chốt kiểm tra liên ngành

Để kiểm soát vận chuyển gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc ra, vào địa bàn Thủ đô, UBND thành phố Hà Nội đã thành lập 6 chốt kiểm dịch liên ngành. Trong đó, có 2 chốt kiểm dịch tại đầu mối giao thông quan trọng gồm: xã Trần Phú (Chương Mỹ) và xã Châu Can (huyện Phú Xuyên).

Ngoài ra còn có 4 chốt kiểm dịch được bố trí tại các chợ đầu mối Hà Vỹ (huyện Thường Tín), chợ Bắc Thăng Long (huyện Đông Anh), cơ sở giết mổ Vạn Phúc (huyện Thanh Trì) và cơ sở giết mổ Minh Hiền (huyện Thanh Oai).

Lực lượng tham gia trực chốt kiểm dịch động vật liên ngành gồm cán bộ cảnh sát giao thông, quản lý thị trường và thú y; Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm động vật trên cạn ra, vào địa bàn Hà Nội.

Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Đình Đảng cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, các chốt liên ngành đã thực hiện việc kiểm soát, phúc kiểm vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm động vật đối với 41.838 ô tô; 4.058 xe máy. Số động vật, sản phẩm động vật được phúc kiểm tại 6 chốt là 13.815 con trâu, bò; Hơn 1,26 triệu con lợn; Gần 20,7 triệu con gia cầm và khoảng 2 triệu quả trứng.

Quá trình kiểm soát vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm động vật ra, vào địa bàn Hà Nội, lực lượng chức năng đã lập biên bản xử lý vi phạm đối với 3 trường hợp vào các tháng 5, 7, 9/2023; Tiến hành tiêu hủy hơn 1 tấn lợn, cánh gà không rõ nguồn gốc xuất xứ; Xử phạt 7,5 triệu đồng 1 trường hợp không chấp hành đúng quy định về kiểm dịch và lấy mẫu xét nghiệm 2.000 con gà con tại huyện Phú Xuyên.

Hà Nội siết chặt vận chuyển gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc
Lực lượng chức năng phun thuốc tiêu độc khử trùng cho đàn gia súc, gia cầm trước khi được vận chuyển vào địa bàn Hà Nội

Theo đánh giá của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, công tác kiểm soát vận chuyển gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay vẫn gặp không ít khó khăn.

Nguyên nhân là Hà Nội có nhiều tuyến đường cao tốc nối với các tỉnh, thành phố, nhiều tuyến đường mới mở có đường ngang, lối tắt, không có chốt kiểm soát nên các phương tiện vận chuyển thường lựa chọn để di chuyển nhằm né tránh sự kiểm soát của các chốt kiểm dịch liên ngành.

Bên cạnh đó, nhận thức và ý thức chấp hành quy định của pháp luật đối với các hộ kinh doanh, buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm động vật còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là động vật giống là thách thức lớn.

Đề cập đến nội dung này, ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội nhận định: Những tháng cuối năm 2023, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm động vật sẽ tăng cao. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các quận, huyện, thị xã bố trí thêm các lực lượng chức năng của địa phương tổ chức kiểm tra, giám sát, kiểm soát tại các chợ đầu mối.

Từ đó, TP tăng cường kiểm soát vận chuyển gia súc, gia cầm trên các tuyến đường từ các tỉnh biên giới về Hà Nội; Đồng thời giao các cơ quan, lực lượng chức năng của địa phương thành lập chuyên án, điều tra, đấu tranh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm trái phép...

Tăng cường ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm

Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức “Hội nghị ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm và giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Theo đó, tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm qua biên giới vào nước ta trong thời gian vừa qua vẫn diễn ra phức tạp. Việc làm này không chỉ ảnh hưởng đến thị trường cung cấp giống gia súc, gia cầm và các sản phẩm liên quan ở trong nước, mà còn tiềm ẩn nguy cơ xâm nhiễm các loại dịch bệnh nguy hiểm đến các đàn gia súc, gia cầm...

Thời điểm này, người chăn nuôi gia cầm trong nước đang tăng đàn để chuẩn bị cung ứng sản phẩm gia cầm vào dịp cuối năm, do vậy, nhu cầu về con giống tăng cao. Nắm bắt được thực tế đó, các đối tượng buôn lậu tìm mọi cách nhập lậu gia cầm giống để tiêu thụ, khiến tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm và các sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam càng trở nên phổ biến.

Số liệu thống kê của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) cho thấy, ước tính lượng gà sống nhập tiểu ngạch, nhập lậu qua biên giới lên tới 200.000 - 250.000 tấn/năm. VIPA cũng cho biết, mỗi tháng có hàng chục nghìn tấn gà thải loại được nhập lậu qua biên giới vào nước ta.

Tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò qua biên giới các tỉnh miền Trung và miền Nam vào Việt Nam diễn ra khá phổ biến, phức tạp, nhất là tại các địa bàn biên giới với Lào, Campuchia, làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh lở mồm long móng, viêm da nổi cục... dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi trong nước, công tác phòng, chống dịch và sức khỏe người dân.

Hà Nội siết chặt vận chuyển gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc
Tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm qua biên giới vào nước ta trong thời gian vừa qua vẫn diễn ra phức tạp

Để giải quyết tình hình trên, Cục Thú y đề nghị đề nghị Bộ Công an tăng cường chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ điều tra nắm bắt tình hình các đối tượng đầu nậu, các đường dây chuyên buôn bán, nhập lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới.

Đồng thời đề nghị Bộ đội Biên phòng tổ chức kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong phạm vi địa bàn quản lý.

Cục Thú y cũng đề nghị Tổng cục Hải quan Bộ Tài chính chỉ đạo tổ chức kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới trong phạm vị địa bàn quản lý của Hải quan; Đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trái phép.

Về phía địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị tổ chức chỉ đạo thống kê đàn gia súc, gia cầm để kịp thời phát hiện sự biến động, tăng số lượng đột biến do có sự cấu kết hợp thức hóa nguồn gốc động vật nhập lậu qua biên giới; Phối hợp với Cơ quan quản lý thú y địa phương truy xuất nguồn gốc động vật để thực hiện kiểm dịch vận chuyển.

Bên cạnh đó, đề nghị các cơ quan lực lượng công an, quản lý thị trường, đồn Biên phòng … tại các địa phương quan tâm hơn nữa, chỉ đạo triển khai, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam.

Đọc thêm

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai Nông thôn mới

Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai

TTTĐ - Ngày 7/11, Sở Công thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024.
Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm nông sản an toàn Nông thôn mới

Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm nông sản an toàn

TTTĐ - Tối 6/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn.
Khai mạc hội chợ sản phẩm làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn Nông thôn mới

Khai mạc hội chợ sản phẩm làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn

TTTĐ - Tối 6/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP

TTTĐ - Những năm qua, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã đạt được những kết quả nổi bật. Toàn huyện hiện có 149 sản phẩm OCOP của 35 chủ thể đã được công nhận, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ Nông thôn mới

Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ

TTTĐ - Đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa) cho rằng, sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế chưa cao, kết quả xã đạt chuẩn Nông thôn mới ở một số vùng vẫn còn chênh lệch lớn...
Lan toả các mô hình thực hiện Chỉ thị 05 trong xây dựng NTM Nông thôn mới

Lan toả các mô hình thực hiện Chỉ thị 05 trong xây dựng NTM

TTTĐ - Việc học tập, làm theo Bác ở các Đảng bộ, chi bộ huyện Sóc Sơn trở thành việc làm thường xuyên; tạo sự lan tỏa tích cực trong toàn dân; đã xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu đóng góp quan trọng ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhất là trong công tác xây dựng Nông thôn mới (NTM).
Hạ tầng khung hứa hẹn làm thay đổi diện mạo thị xã Sơn Tây Nông thôn mới

Hạ tầng khung hứa hẹn làm thay đổi diện mạo thị xã Sơn Tây

TTTĐ - Hàng loạt dự án hạ tầng đang được triển khai quyết liệt hứa hẹn sẽ làm thay đổi diện mạo của thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Đây được cho là ưu tiên của thị xã nhằm thúc đẩy phát triển địa phương theo hướng đô thị, hiện đại, xứng đáng với tiềm năng và lợi thế.
Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm công trình thủy lợi Nông thôn mới

Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm công trình thủy lợi

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3616/UBND-KTN về tăng cường xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Nâng tầm thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP vươn ra thế giới Nông thôn mới

Nâng tầm thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP vươn ra thế giới

TTTĐ - Sáng 31/10, tại Khu đô thị Vinhomes Ocean Park 3 (tỉnh Hưng Yên), Bộ Công thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chỉ đạo tổ chức triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX).
Xem thêm