Tag

Hà Nội tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Nông thôn mới 26/02/2020 18:08
aa
TTTĐ - Theo nhận định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, thời gian tới, nguy cơ bùng phát dịch bệnh cúm gia cầm vẫn rất cao. Nguyên nhân do thời tiết diễn biến bất lợi, mưa phùn, lạnh, ẩm ướt làm sức đề kháng vật nuôi giảm, mầm bệnh có điều kiện phát sinh. Do đó, Sở đề nghị các địa phương cần thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi và giữ gìn vệ sinh môi trường, tránh lây lan dịch bệnh trên diện rộng.

Hà Nội tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Hà Nội yêu cầu các địa phương tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Bài liên quan

Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân

Hà Nội chủ động phương án phòng chống dịch cúm gia cầm

Chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh do cúm gia cầm

Kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh

Tính đến ngày 26/2, trên địa bàn huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã xảy ra 4 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6; tổng số gia cầm tiêu hủy của 7 hộ chăn nuôi là 11.706 con.

Cụ thể, từ ngày 3 - 9/2 xảy ra ổ dịch cúm A/H5N6 tại 4 hộ ở thôn Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ), buộc phải tiêu hủy 6.807 con gia cầm. Đến nay, đã qua 16 ngày, trên địa bàn xã Phú Nghĩa không phát sinh dịch bệnh.

Ngày 17/2, trên địa bàn xã Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ) cũng xảy ra ổ dịch cúm A/H5N6 tại một hộ chăn nuôi gà thương phẩm (tổng đàn xác minh 1.991 con). Toàn bộ đàn gà đã được tiêu hủy kịp thời theo quy định.

Ngày 18/2, trên địa bàn xã Trung Hòa (huyện Chương Mỹ) đã xảy ra ổ dịch cúm A/H5N6 tại một hộ chăn nuôi vịt thương phẩm (tổng đàn xác minh 2.258 con). Toàn bộ đàn vịt đã được tiêu hủy kịp thời theo quy định.

Ngày 20/2, trên địa bàn xã Tốt Động (huyện Chương Mỹ) đã xảy ra ổ dịch cúm A/H5N6 tại một hộ chăn nuôi vịt thương phẩm (tổng đàn xác minh 650 con). Toàn bộ đàn vịt đã được tiêu hủy kịp thời theo quy định.

Hà Nội yêu cầu các địa phương tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi
Hà Nội yêu cầu các địa phương tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Theo nhận định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, thời gian tới, nguy cơ bùng phát dịch bệnh vẫn rất cao do thời tiết diễn biến bất lợi, mưa phùn, lạnh, ẩm ướt làm sức đề kháng vật nuôi giảm, mầm bệnh có điều kiện phát sinh.

Mặt khác, thành phố Hà Nội có tổng đàn gia cầm lớn. Trong đó, gia cầm thương phẩm chiếm tỷ lệ lớn (gần 60% tổng đàn gia cầm toàn thành phố); vòng nuôi gia cầm thương phẩm ngắn, dao động từ 50 - 60 ngày/lứa xuất bán. Như vậy, tần suất người dân nuôi trung bình 4-5 lứa/năm, nguy cơ dịch bệnh cao.

Ngoài ra, Hà Nội cũng là địa bàn trung chuyển, tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm lớn từ các tỉnh khác và có nhiều tuyến quốc lộ nên việc kiểm soát dịch bệnh gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố chiếm tỷ lệ cao, nhận thức của người dân về chăn nuôi an toàn sinh học và chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn gia cầm còn thấp…

Một xã còn bệnh dịch tả lợn châu Phi

Đối với dịch tả lợn châu Phi, theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, đến nay trên địa bàn thành phố chỉ còn duy nhất xã Vạn Phúc (huyện Thanh Trì), chiếm 0,22% tổng số xã có bệnh dịch tả lợn châu Phi chưa qua 30 ngày.

Cụ thể, kể từ ngày tiêu hủy cuối cùng (26/1/2020), bệnh dịch tả lợn châu Phi đã qua 30 ngày không phát sinh thêm ổ dịch mới. Tính từ ngày 1/1 đến 23/2, bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 13 hộ chăn nuôi của 7 xã thuộc 6 huyện. Tổng số lượng lợn mắc bệnh và tiêu hủy là 71 con với tổng trọng lượng là 5.589kg.

Hiện tại, 448 xã, phường (chiếm 99,78%) của 23 quận, huyện đã qua 30 ngày không phát sinh bệnh dịch tả lợn châu Phi. Đến nay, trên địa bàn thành phố chỉ còn duy nhất xã Vạn Phúc (huyện Thanh Trì), chiếm 0,22% tổng số xã có bệnh dịch tả lợn châu Phi chưa qua 30 ngày.

Đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội chỉ còn một xã có bệnh dịch tả lợn châu Phi
Đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội chỉ còn một xã có bệnh dịch tả lợn châu Phi

Theo nhận định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, bệnh dịch tả lợn châu Phi đến thời điểm này cơ bản được kiểm soát do các địa phương làm tốt công tác phòng, chống, giám sát chặt chẽ việc tái đàn lợn ở trang trại, hộ chăn nuôi.

Cùng với đó, toàn thành phố triển khai thực hiện tốt đợt tổng vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm đợt sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Kết quả, các địa phương đã sử dụng hết 41.000 lít hóa chất, phun được 33.730.000m2.

Để đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo thú y cơ sở giám sát chặt chẽ tình hình chăn nuôi, phát hiện sớm, báo cáo và tham mưu xử lý kịp thời khi có ổ dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra trên địa bàn.

Đồng thời, các quận, huyện, thị xã kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn, đặc biệt đối với các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm; hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng tốt biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, không để dịch bệnh xảy ra.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công văn số 1427/BNN-TY gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình và công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu tháng 1/2020 đến nay, cả nước đã xuất hiện 34 ổ dịch cúm gia cầm tại 10 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Trà Vinh, Thái Bình, Bình Dương, Ninh Bình và Hải Phòng. Tổng số gia cầm chết, tiêu hủy hơn 100.000 con.

Đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi, đến nay đã có 8.224 xã (chiếm 96% tổng số xã có dịch) thuộc 638 huyện đã qua 30 ngày không phát sinh bệnh. Từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước có hơn 100 ổ bệnh lở mồm long móng xảy ra tại 9 tỉnh. Hiện tại đã có 80 ổ bệnh lở mồm long móng chưa qua 21 ngày tại 8 tỉnh.

Để khẩn trương kiểm soát tốt các loại dịch bệnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét xây dựng và trình duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi giai đoạn 2020 - 2025”; tổ chức đánh giá kết quả thực hiện “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2016 - 2020 và xây dựng chương trình giai đoạn 2021 - 2025”; xây dựng và trình duyệt “Kế hoạch quốc gia xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm”…

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate Nhịp sống phương Nam

Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate

TTTĐ - Tăng 20,68% lợi nhuận, giảm 7,69% chi phí, mô hình canh tác bón phân khoa học với NPK Cà Mau Gold 20-10-10 công nghệ Poly Phosphate đã mang đến vụ mít hiệu quả cho nông dân tại Long An.
Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề Nông thôn mới

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề

TTTĐ - Ngày 18/4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam. Đây là các nghệ nhân được công nhận đợt 2, lần thứ 11, năm 2024 và là hoạt động định kỳ của Hiệp hội tổ chức 2 năm một lần.
Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sáng nay (18/4), Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024 và huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. 100% thành viên đã thông qua.
Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Với chủ trương “xây dựng Nông thôn mới có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc”, ngay sau khi được công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020, Sóc Sơn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí Nông thôn mới theo hướng nâng cao, kiểu mẫu.
Trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận OCOP cấp thành phố Kinh tế

Trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận OCOP cấp thành phố

TTTĐ - Ngày 15/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố quyết định và trao bằng công nhận các danh hiệu làng nghề và chứng nhận sản phẩm OCOP cấp thành phố năm 2024.
Phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sáng 15/4, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND huyện Gia Lâm tổ chức hội nghị tập huấn phát triển mô hình du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nông thôn mới

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố đến năm 2030.
Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn Nông thôn mới

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Đây là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường cho nông sản địa phương.
Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút Nông thôn mới

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

TTTĐ - Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) đã tổ chức Hội thảo đầu vụ tại Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) nhằm tổng kết vụ 2024 và triển khai vụ mới 2025. Hội thảo cũng cập nhật, chuyển giao cho nông dân giống mới, kỹ thuật mới nhằm canh tác đậu nành hiệu quả. Đặc biệt, số lượng hộ đạt năng suất hơn 3 tấn/ha tăng cao vượt trội so với những năm trước. Những con số ấy không chỉ mang lại niềm vui mùa vụ mà còn khẳng định tiềm năng của giống đậu nành nội địa không biến đổi gen do Vinasoy chọn tạo, cũng như hiệu quả từ việc ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại.
Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội Nông thôn mới

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

TTTĐ - Ngày 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
Xem thêm