Tag

Hà Nội những ngày mưa bụi

Người Hà Nội 29/02/2024 10:39
aa
TTTĐ - Nếu mùa thu có "đặc sản" gió heo may thì mùa xuân Hà Nội đẹp nhất với những màn mưa bụi. Trong không gian mờ ảo đẹp nao lòng ấy, thành phố như cô gái bước vào độ xuân thì đầy nũng nịu, yêu kiều.
Phát động Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng Hà Nội có thêm Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Thủ đô Hà Nội trời rét đậm

Mùa náo nức

Trong những ngày "mưa xuân phơi phới bay" như thế này, không khí lễ hội tràn ngập khắp phố phường, ngõ xóm, làng quê. Với hơn 1.500 lễ hội tổ chức trong năm, chủ yếu diễn ra vào mùa xuân, đây là dịp người Hà Nội náo nức, tưng bừng với nhịp truyền thống trong cuộc sống hiện đại.

Lễ hội được tổ chức không chỉ để tưởng nhớ tiền nhân, giáo dục truyền thống mà còn là một không gian để cố kết cộng đồng. Vào những ngày có hội, cư dân trong vùng sắm sửa lễ vật, ăn vận trang nghiêm, bày lễ hai bên đường khi đám rước đi qua. Có những gia đình lập nghiệp phương xa hoặc di rời khỏi quê hương, đây là lúc họ cùng nhau trở về, trước là lễ ở đình, đền, chùa, sau là tay bắt mặt mừng gặp lại người thân, họ hàng, làng xóm.

Lễ hội vui náo nức
Lễ hội vui náo nức

Không gian lễ hội vì thế trở thành "điểm hẹn" để những người cùng quê hương bản quán, cùng sinh ra và lớn lên, gắn bó với nhau suốt những năm tháng đầu đời trong trẻo cùng ngồi lại bên nhau, "ôn cố tri tân". Còn gì tuyệt vời hơn, trong không khí đầy hoài niệm ấy có một chút mưa xuân rắc bụi, bàng bạc như chất xúc tác giúp cho tình quê hương, làng xóm trở nên đậm đà hơn, sâu lắng hơn.

Trong màn mưa bụi với cái lạnh cuối mùa vẫn còn đang rét đài, rét lộc, nhiều nơi tại Hà Nội cũng tổ chức "ăn Tết lại" với những phong tục độc đáo có từ nhiều đời nay. Trước kia, tục lệ ăn "Tết lại" diễn ra ở nhiều làng quê vùng ngoại thành Hà Nội như: Sóc Sơn, Chương Mỹ, Hoài Đức, Thanh Oai... nhưng nay chỉ còn một số xã còn tồn tại tục lệ độc đáo này.

Hà Nội những ngày mưa bụi

Theo người dân nơi đây, tục ăn Tết lại rất có ý nghĩa về mặt tình cảm, bởi đó là lúc mà họ được mời anh em, họ hàng ở khắp nơi về chơi. Có lẽ, sau những ngày "Tết chính" nhà nhà, người người còn bận với gia đình riêng, với hai bên nội ngoại thì đây là lúc người ta có thể "mở rộng" hơn, thắt chặt hơn tình anh em, làng xóm.

Dù Tết lại chỉ diễn ra trong vòng một ngày nhưng người dân vẫn gói bánh chưng, làm giò bó, chuẩn bị nhiều món ăn ngon thể hiện tấm chân tình của mình trong ngày gặp mặt kéo dài thêm chút dư vị của những ngày Tết Nguyên đán. Bởi vậy, tháng Giêng là tháng của hội hè nhưng cũng là tháng để người Hà Nội tìm về với truyền thống nhiều hơn, gắn kết với họ tộc làng mạc nhiều hơn.

Những nhịp thong dong

Trong màn mưa bụi mênh mông, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, hồ Gươm xao xuyến bao bước chân qua, hồ Tây mịt mờ sóng vỗ. Năm nay ra xuân còn rét nên người Hà Nội mừng vì thoát được "nỗi ám ảnh" mỗi độ xuân về. Đó là hiện tượng nồm ẩm.

Hà Nội mùa mưa bụi
Hà Nội mùa mưa bụi

Mưa bụi đối với người phương xa, đặc biệt từ nơi nắng gió có thể là đặc sản, là nét đẹp mơ màng đầy quyến rũ của Hà Nội nhưng với những người sống lâu năm tại đây, thấu hiểu từng lợi ích, ảnh hưởng của kiểu thời tiết đặc trưng này thì thấy rằng điều gì cũng có hai mặt của nó.

Rất may, mưa trong cái lạnh sẽ giúp người Hà Nội không phải chịu cảnh nhà cửa ẩm mốc hay sũng nước, mang đến tâm trạng chùng xuống. Trong cái lạnh mơ màng này, người ta thong dong thưởng thức nhịp sống chưa vội vã đầu năm.

Sáng sớm bước ra khỏi nhà, ngước lên bầu trời, mưa mỏng như rắc bụi, người ta hỏi nhau, tự hỏi lòng mình có nên mặc áo mưa không? Rồi tùy người, sợ bẩn thì mặc áo mưa nhưng nếu không mặc cũng không đến nỗi ướt sũng.

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Năm nay Tết muộn, mưa bụi đổ xuống tầm này cũng không gặp sắc trắng của những đóa hoa sưa. Hoa năm nay không đẹp như năm ngoái. Cũng đồng nghĩa với việc người dân Hà Nội sẽ bớt đi những "điểm hẹn", những không gian check-in với sưa rộn ràng những góc phố nhỏ.

Vì thế, những việc phiền lòng như tạo dáng quá đà, trèo lên cành, lên cổng hay "dọa ma" với áo dài trắng toát bên hoa sưa trắng muốt rộ lên khiến dư luận phiền lòng như năm ngoái. Dường như năm nay mọi thứ đều diễn ra bình lặng hơn.

Chuyện chen lấn, xô đẩy, nói tục chửi bậy, "chặt chém" trong lễ hội, chuyện cư xử lố lăng nơi đông người dần dần biến mất bởi ý thức người dân được nâng lên. Thay vì "bung xõa" ngoài xã hội, người Hà Nội chọn cách rút về những góc nhỏ tâm tình, sống chất lượng, sống văn minh hơn vì chính bản thân mỗi người.

Đó cũng chính là cách chúng ta biết vì bản thân và vì những người xung quanh.

Bình hoa thu hải đường điểm tô cho sắc xuân Hà Nội
Bình hoa thu hải đường điểm tô cho sắc xuân Hà Nội

Trong khi đó, với sự thong dong bình lặng, người Hà Nội vẫn có những thú vui thưởng thức tháng Giêng theo cách của riêng mình. "Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" trong từng góc nhà, với hương trầm ấm áp xua tan cái lạnh và mưa bụi ngoài trời.

Những người phụ nữ Hà Nội khéo léo đảm đang khoe bình hoa lạ mới cắm để mùa xuân này có thêm những hương vị mới. Trong căn phòng ấm áp đèn vàng, trong quán cà phê, tại nơi làm việc... những dự định mới đã bắt đầu triển khai.

Còn ngoài kia, mưa bụi vẫn bay bay, rắc lên phố phường Hà Nội những "gia vị nhớ" bởi gam màu đặc trưng của mùa xuân xứ Bắc.

Đọc thêm

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô Người Hà Nội

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô

TTTĐ - Ngày 3/10, tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình gặp mặt phụ nữ tiêu biểu tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ Người Hà Nội

70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ

TTTĐ - Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) bằng một chuỗi các sự kiện văn hóa được tổ chức tại nhiều địa điểm trên khắp thành phố.
Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội Người Hà Nội

Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội

TTTĐ - Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 trên địa bàn Thủ đô nhằm hình thành thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc từ việc đọc sách và xây dựng tủ sách của mỗi gia đình, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Huyền Sâm và những thông điệp gửi gắm tại "Hoa sữa về trong gió" Nhịp điệu cuộc sống

Huyền Sâm và những thông điệp gửi gắm tại "Hoa sữa về trong gió"

TTTĐ - Bộ phim truyền hình “Hoa sữa về trong gió” đang trở thành hiện tượng trong lòng người hâm mộ với nhiều cảnh quay tuyệt đẹp và thông điệp sâu sắc về giá trị gia đình. Với những hình ảnh biểu tượng của Hà Nội như Hồ Gươm, cột cờ Hà Nội và con đường hoa trên phố Phan Đình Phùng, bộ phim không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội xưa đầy hoài niệm, mà còn nói về những giá trị truyền thống tốt đẹp về gia đình và văn hóa người Thủ đô đầy tinh tế.
Dịu dàng Thu trên phố Người Hà Nội

Dịu dàng Thu trên phố

TTTĐ - Tháng 10 vừa chạm ngõ, gõ cửa từng nhà. Gió thu mơn man dạo qua từng con phố, nẻo đường Hà Nội. Người Thủ đô bao đời nay vẫn yêu mùa Thu đến lạ, đón mùa về tựa như người bạn cũ hồi hương sau chuyến đi xa.
Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024 Người Hà Nội

Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024

TTTĐ - Ngày 1/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa Người Hà Nội

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa

TTTĐ - Chiều 30/9, Hội Nhà báo TP Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết về “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa”. Sự kiện nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân Người Hà Nội

Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân

TTTĐ - Sáng 10/10/1954, Hà Nội ngợp trời rừng cờ, hoa, cổng chào, băng rôn và biểu ngữ. Hàng vạn người dân đổ ra đường, rạo rực trong ngày hội lớn, chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Thúc đẩy tình yêu với sách, bồi đắp văn hóa đọc cho cộng đồng Người Hà Nội

Thúc đẩy tình yêu với sách, bồi đắp văn hóa đọc cho cộng đồng

TTTĐ - Đến với Hội Sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024, các đơn vị xuất bản không chỉ mang đến nguồn bồi đắp tri thức, khai mở tâm hồn mà còn thúc đẩy tình yêu với sách, góp phần phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng. Phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với bà Khúc Thị Hoa Phượng - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam để làm rõ hơn về vấn đề này.
Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công Người Hà Nội

Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công

TTTĐ - Ngày 29/9, tại Cụm di tích Đình, Đền, Miếu khu Thượng (phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội), “Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công" được công nhận nghề truyền thống Hà Nội.
Xem thêm