Tag

Hà Nội: Người dân và chính quyền tập trung cao độ phòng dịch Covid-19 sau kỳ nghỉ Tết

Xã hội 18/02/2021 17:31
aa
TTTTĐ – Thông thường, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, người dân tổ chức rất nhiều hoạt động gặp mặt, du xuân đầu năm cũng như tiến hành động tôn giáo tín ngưỡng tại nhiều chùa chiền trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, người dân và các chính quyền địa phương đều tập trung cao độ thực hiện nghiêm quyết định của UBND thành phố Hà Nội sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Đi từng ngõ, gõ từng nhà, truy vết thần tốc phòng dịch Covid-19 Hà Nội: Người dân chấp hành nghiêm quy định đóng cửa quán ăn đường phố Xử lý nghiêm các hàng quán cạnh đền, chùa, di tích vi phạm phòng dịch Covid-19

Hàng quán, đình chùa nghiêm túc đóng cửa phòng dịch

Bước vào năm mới, nhiều người thường có nhu cầu đến các cơ sở thờ tự để làm lễ cầu an và dâng sao giải hạn. Năm nay, do dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các cơ sở thờ tự đóng cửa từ 0 giờ ngày 16/2. Ngày mùng 7 Tết (18/2 dương lịch), các chùa trên địa bàn Hà Nội như Phúc Khánh, Quán Sứ, Chùa Bộc… đều thực hiện nghiêm túc việc tạm đóng cửa và dán thông báo tạm dừng đón tiếp phật tử, người dân đến làm lễ.

Tại các điểm di tích nổi tiếng như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đền Ngọc Sơn, gò Đống Đa (Công viên văn hóa Đống Đa)… thấp thoáng vài người dân đến, vái vọng từ ngoài cổng. Ngày 16/2, chị Lê Thị Mai Hoa, một trong số du khách đến Gò Đống Đa từ sớm cho biết, gia đình chị ở ngay phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội nên năm nào cả gia đình cũng đi khai hội tại đây.

“Năm nào gia đình tôi cũng đến đây tham gia lễ hội. Năm nay vướng dịch nên tôi để các con ở nhà, tranh thủ ghé vào xem tình hình như thế nào, thấy di tích đóng cửa để phòng, chống dịch nên tôi chỉ đứng vái vọng từ ngoài vào. Tuy có chút buồn nhưng tôi nghĩ không sao vì đảm bảo an toàn chung tất cả mọi người. Tôi hoàn toàn ủng hộ quyết định của thành phố và có nhiều cách để thể hiện lòng biết ơn đối với ông cha của mình”, chị Mai Hoa chia sẻ thêm.

Hà Nội: Người dân và chính quyền tập trung cao độ phòng dịch Covid-19 sau kỳ nghỉ Tết
Người dân vái vọng cầu an, giải hạn tại chùa Quán Sứ

Tại cuộc họp trực tuyến lần thứ 91 của Ban Chỉ đạo chống dịch Covid-19 Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Lê Văn Trang cho biết, UBND huyện đã ra văn bản về việc dừng tổ chức lễ hội, dừng đón khách tham quan Chùa Hương và có thông báo tới các cơ quan báo chí. Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo tổ chức lễ hội đã liên tục đi kiểm tra, đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

Cùng với đó, huyện Mỹ Đức đã lập 9 chốt chặn ở xã Hương Sơn, nếu du khách tới thì yêu cầu du khách quay trở về địa phương. Huyện đã ban hành quyết định xử phạt 2 trường hợp vi phạm công tác phòng, chống dịch trên địa bàn xã Hương Sơn.

Ngày 18/2 là ngày thứ ba Hà Nội thực hiện việc đóng cửa các quán cà phê, hàng ăn vỉa hè để phòng dịch Covid-19. Theo ghi nhận, một số nhà hàng, quán ăn, quán cà phê thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thành phố, chấp nhận đóng cửa để phòng dịch.

Anh Nguyễn Ngọc Anh, quản lý quán cà phê Kafa số 212 Trung Kính (quận Cầu Giấy) cho biết, sau khi có quyết định của UBND thành phố Hà Nội về việc đóng cửa tất cả các quán ăn đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê... nên từ ngày 16/2, quán đã cho dừng kinh doanh. Mặc dù việc này ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh nhưng cũng phải chấp nhận để phòng dịch.

Ngoài các quán cà phê, những quán ăn vỉa hè cũng tuân thủ việc đóng cửa phòng dịch. Với những quán ăn trong nhà, chủ quán đã bố trí đầy đủ các chai nước rửa tay sát khuẩn và vệ sinh sạch sẽ hàng quán, giãn cách khách ngồi.

Không chỉ các hoạt động bắt buộc tạm ngừng hoạt động theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội, tùy theo diễn biến dịch bệnh của từng địa phương, có nơi đã quyết định ngừng các hoạt động tập trung đông người dịp đầu năm.

Trước diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Lê Văn Khương cho biết, để tập trung nhất cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn không tổ chức lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Tân Sửu 2021 nhưng các địa phương sẽ vẫn tổ chức trồng cây đầu Xuân bình thường, với số lượng được phân bổ về từng xã, thị trấn theo kế hoạch. Huyện cũng yêu cầu các xã, thị trấn cần bảo đảm an toàn công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong quá trình thực hiện.

Khuyến khích làm lễ, giao hàng trực tuyến để phòng dịch

Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều cơ sở thờ tự tại Hà Nội đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin để tổ chức các đại lễ, như cầu an, dâng sao giải hạn... theo hình thức trực tuyến.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến khích tăng ni, phật tử ứng dụng các hình thức trực tuyến phục vụ nhu cầu tâm linh của Nhân dân thông qua các nền tảng mạng xã hội của Giáo hội.

Trong khi đó, ngày 17/2 (tức ngày mùng 6 Tết), nhiều chùa trên địa bàn thực hiện lễ cầu an, dâng sao giải hạn... Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của UBND TP, hầu hết nhà chùa thực hiện lễ cầu an, dâng sao giải hạn nhanh gọn, không tụ tập đông người xong vẫn bảo đảm sự tôn nghiêm, bảo đảm nhu cầu tâm linh của nhiều người.

Đối với các quán cà phê, quán ăn trên địa bàn Hà Nội đã dừng kinh doanh trực tiếp, đa số chủ cửa hàng chuyển qua hình thức bán mang về nhà hoặc chuyển qua hình thức bán online qua mạng.

Đối với hàng quán ăn bán trong nhà vẫn được hoạt động bình thường. Tuy nhiên những cửa hàng này phải thực hiện giãn cách tối thiểu 2m giữa người với người hoặc giữ khoảng cách tối thiểu 1m và có tấm chắn giữa các vị trí ngồi.

Ngoài ra, thành phố cũng khuyến khích việc mang đồ ăn về nhà, tránh tụ tập đông người nên hầu hết người dân cũng mua mang về nhà.

Hà Nội: Người dân và chính quyền tập trung cao độ phòng dịch Covid-19 sau kỳ nghỉ Tết
Một quán phở tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy lắp đặt vách ngăn đảm bảo công tác phòng, chống dịch

Chị Phạm Ngọc Anh, ở Ngũ Hiệp, Thanh Trì đã đặt 2 nồi lẩu ốc trên phố Tô Hiến Thành để mang về nhà tiếp khách vào tối mùng 7 Tết (ngày 17/2). “Tôi thấy việc mua mang về cũng thuận tiện và đầy đủ, nhân viên cũng rất nhiệt tình. Ngày đầu tiên đi làm không có thời gian chuẩn bị mà lại muốn mời các bạn bè qua nhà gặp mặt đầu xuân, nhưng dịch Covid-19 chúng tôi ngại ra ngoài hàng quán lắm. Ăn ở nhà thấy rất yên tâm mà cũng ấm cúng”, chị Ngọc Anh chia sẻ thêm.

Ở vùng ngoại thành, thông tin từ một số lãnh đạo công an huyện, công tác phòng chống dịch được lực lượng chức năng phối hợp kiểm tra, xử lý nghiêm. Tại huyện Đan Phượng, trong ngày 16 và 17/2, theo báo cáo từ Công an thị trấn Phùng, đơn vị đã dừng hoạt động 100 % các quán trà đá; 5 quán cà phê, trà chanh, trà sữa; 20 cơ sở hàng ăn, siêu thị ký cam kết vừa kinh doanh vừa thực hiện phòng dịch theo quy định; Phối hợp y tế, quân sự tuần tra xử phạt cảnh cáo 2 trường hợp không đeo khẩu trang, xử lý 3 trường hợp kinh doanh nhỏ lẻ bán lấn chiếm vỉa hè, mỗi trường hợp phạt 250.000 đồng.

Tại huyện Phú Xuyên, trong sáng 16/2, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên đã đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện. Kết quả kiểm tra cho thấy, vẫn còn một số nhà hàng, quán ăn, quán nước vỉa hè trên Quốc lộ 1A bán hàng, tập trung đông người.

Chủ tịch UBND huyện đã yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, thị trấn xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm nêu trên, đồng thời công khai danh tính các trường hợp vi phạm trên hệ thống truyền thanh của địa phương. Từ sự quyết liệt này, ghi nhận chung trong ngày 17/2, những trường hợp vi phạm đã được xử lý kịp thời.

Trên địa bàn huyện Gia Lâm, 100% xã, thị trấn chấp hành nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch. Các cơ sở kinh doanh karaoke, internet, cửa hàng ăn uống, cà phê, trà vỉa hè... cũng đã đóng cửa, tạm dừng hoạt động.

Theo nhận định trong thời gian tới, Hà Nội là nơi có nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao, số ca lây nhiễm Covid-19 mới vẫn có thể được ghi nhận hằng ngày. Do đó, lãnh đạo thành phố đã yêu cầu các Sở, ban, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã cùng người dân sẽ phải tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương và thành phố về công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn; Bảo đảm tất cả các ban chỉ đạo từ cấp thành phố đến cơ sở đều phải được vận hành thông suốt, ứng phó kịp thời mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra; Tuyệt đối không được chủ quan lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh tại cơ quan, đơn vị.

Đọc thêm

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Môi trường

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 4 hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.
Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Xem thêm