Tag

Giới trẻ cần làm gì để tránh xa thực phẩm “bẩn”?

Chung tay vì an toàn thực phẩm 03/06/2023 08:00
aa
TTTĐ - Thời tiết nắng nóng kéo dài là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, ảnh hưởng đến các món ăn. Cùng với đó, một số quán hàng sử dụng nguồn thực phẩm không đảm bảo chất lượng, điều này khiến cho lượng lớn người tiêu dùng, đặc biệt là các bạn trẻ thích đồ rẻ có nguy cơ sử dụng đồ ăn, thức uống không an toàn.
Cẩn trọng với thực phẩm ở chợ online

Món khoái khẩu của giới trẻ

Vào giờ tan tầm tại khu vực phố Chùa Láng, khu Ngõ Tự Do hay ngõ 130 Xuân Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội), không khó để chứng kiến, bắt gặp nhiều học sinh đang tụ tập quanh những hàng quán lề đường.

Những quán rong di động bày bán đủ loại món ăn nhanh, chủ yếu là đồ chiên rán như: Cá viên chiên, xúc xích, bỏng ngô, xôi, thịt xiên nướng và hàng loạt bánh kẹo đóng gói bao bì tiếng nước ngoài... không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Có lẽ những cái tên như buffet “xiên bẩn”, buffet nem nướng… hay rất rất nhiều món ăn giá rẻ khác tại các khu chợ sinh viên, những con ngõ đồ ăn cho sinh viên, không còn là những cái tên xa lạ với các bạn trẻ.

Những món ăn khoái khấu của giới trẻ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm
Những món ăn khoái khấu của giới trẻ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm

Chỉ với giá từ 2.000 - 15.000 đồng, những món này là đồ ăn khoái khẩu của các bạn học sinh, sinh viên. Bởi lẽ, tiện mua, tiện gặp, giá lại rẻ, phù hợp với túi tiền của những cô cậu còn đang chủ yếu phụ thuộc vào gia đình.

Chỉ nhìn bằng mắt thường chúng ta cũng dễ rùng mình. Những chiếc xúc xích, bánh crep... thơm phức phục vụ nhu cầu của đông đảo các bạn trẻ được chiên trong chiếc chảo dầu đen kịt với lượng mỡ chiên rán được tái sử dụng rất nhiều lần. Các loại đồ uống như trà tắc, trà chanh, nước mía, chè dừa dầm... cũng nằm phơi mình trong nắng nóng, bên cạnh cống rãnh, không rõ được pha chế có đảm bảo vệ sinh hay không?

Giới trẻ cần làm gì để tránh xa thực phẩm “bẩn”?

Những món viên chiên màu sắc xanh đỏ không gợi nên sự bắt mắt, hấp dẫn về thị giác mà dấy lên sự lo ngại về phẩm màu, chất bảo quản, hương liệu và được bảo quản như thế nào trong tiết trời nắng nóng như thế này?

Điều đáng kinh ngạc là học sinh, sinh viên “ăn ủng hộ” một cách nhiệt tình. Người bán hàng với chiếc xe đạp cũ, một chiếc bếp gas du lịch, dầu rán, tương ớt… là đủ điều kiện hành nghề “hàng rong”.

Đang ở tuổi ăn, tuổi lớn, điều kiện kinh tế không dư dả lại có tâm lý thích ăn cùng bạn bè cho vui, dễ tính trong việc lựa chọn thực phẩm, giới trẻ vô hình chung tiếp tay cho nạn thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Chắc hẳn, đã có những trường hợp sau khi ăn bị rối loạn tiêu hóa nhưng có lẽ với các em đó chỉ là "chuyện nhỏ". Xung quanh nơi ở, trường học vẫn bày bán tràn lan, bạn bè cùng trang lứa vẫn ăn rào rào thì mình "tặc lưỡi" cũng là chuyện bình thường.

Đó là lí do những hàng quán quanh khu trọ, trường học vẫn bán đắt như tôm tươi, người bán hàng càng vì lợi nhuận càng tích cực nhập những thực phẩm giá rẻ để phục vụ thực khách dễ tính thì nguy cơ mất an toàn thực phẩm ngày càng nhiều với giới trẻ.

Giới trẻ cần làm gì để tự bảo vệ mình?

Trong điều kiện đa số các bạn trẻ vẫn chưa có nhiều tiền và những đồ ăn này lại có giá rẻ, mùi vị hấp dẫn, thậm chí rất hợp khẩu vị, sở thích của giới trẻ thì vấn đề này còn rất nhiều điều nan giải.

Giới trẻ cần làm gì để tránh xa thực phẩm “bẩn”?

Với điều kiện kinh tế cũng như nơi ở và phương tiện đi lại… thật khó để các sinh viên ở ký túc xá và ở trọ có được những bữa ăn ngon lại hợp vệ sinh. Thời gian ăn ngoài quán rất nhanh, no được bụng mà lại phù hợp túi tiền để giới trẻ có thể "để dành" thời gian, chi phí vào những việc khác.

Bên cạnh đó, với những nơi cho phép nấu ăn, sinh viên còn có thể tự chuẩn bị được bữa ăn cho mình. Còn với những nơi điều kiện không cho phép thì việc ăn hàng ăn quán, phó mặc cái dạ dày và sức khỏe cho lương tâm của người bán hàng là chuyện không thể tránh khỏi.

Cùng với nỗ lực của các ngành chức năng, để chung tay vì an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người dân thì mỗi bạn trẻ cũng cần phải ý thức cao hơn nữa trong việc lựa chọn những đồ ăn, thức uống đưa vào cơ thể mình.

Điều quan trọng là chính chúng ta phải tự nhân thức nó ảnh hưởng sâu sắc tới sức khỏe, có thể chưa ảnh hưởng trực tiếp tại thời điểm ăn nhưng nếu ngày nào cũng hấp thu một lượng lớn đồ ăn không đảm bảo vệ sinh như vậy, về lâu về dài sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng, thậm chí là ung thư, ảnh hưởng tới dạ dày và nhiều bộ phân khác trong cơ thể.

Người trẻ hãy tiêu dùng văn minh, lựa chọn cho mình thực phẩm ngon và sạch
Người trẻ hãy tiêu dùng văn minh, lựa chọn cho mình thực phẩm ngon và sạch

Chúng ta thường nhìn vảo thời điểm hiện tại, khi còn trẻ, có nhiều sức khỏe, mà không ngờ tới các mối lo hại về sau. Sử dụng thực phẩm bẩn cũng chính là cách chúng ta đang tiếp tay cho nạn mất an toàn thực phẩm tiếp tục xảy ra. Đây cũng là chúng ta dung túng cho người bán hàng vì lợi nhuận mà bất chấp sức khỏe đồng loại.

Để thay đổi được thói quen ăn uống này, các bạn trẻ trước hết cần phải thay đổi từ nhận thức và hành vi. Đó là thay vì sà vào các hàng ăn nhanh không đảm bảo an toàn vệ sinh, thì hãy tập nấu ăn ở nhà, bớt chút thời gian lướt điện thoại hay giảm bớt vài câu chuyện tầm phào để có được bữa ăn ngon.

Nếu điều kiện kinh tế eo hẹp thì các bạn có thể hạn chế bớt nhu cầu mua sắm khác, cố gắng chọn những thực phẩm có nguồn gốc, tươi sạch để nấu và ăn.

Với những người không thể nấu ăn tại khu trọ, đừng chủ quan, dễ tính mà hãy chọn những quán ăn sạch sẽ, bảo quản đồ ăn đúng quy cách, điều kiện vệ sinh đảm bảo.

Ăn hàng không sai nhưng giới trẻ hãy chọn những hàng quán có cơ sở kiểm định rõ ràng, thức ăn tươi và sạch để vì sức khỏe của chính mình.

Đọc thêm

Phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm sau mưa lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm sau mưa lũ

TTTĐ - Trung tâm y tế quận Hà Đông đã đẩy mạnh các hoạt động nhằm bảo đảm nước sạch, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, quản lý chất thải sau bão số 3 và mưa lũ.
Đảm bảo công tác an toàn thực phẩm sau bão lụt Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo công tác an toàn thực phẩm sau bão lụt

TTTĐ - Sau bão lụt, quận Bắc Từ Liêm đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP); phòng tránh nguy cơ xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm như tả, thương hàn, lỵ trực trùng, tiêu chảy…
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

TTTĐ - Thời gian qua, Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết Trung thu 2024, Sở Y tế Hà Nội và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã liên tục kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu tại nhiều cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố.
Kỳ 2: Cảnh giác với những sản phẩm "nhà làm" Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kỳ 2: Cảnh giác với những sản phẩm "nhà làm"

TTTĐ - Những năm gần đây, thị trường các sản phẩm bánh Trung thu "tự làm" khá sôi động tuy nhiên việc quản lý, kiểm tra lĩnh vực này đang có những khó khăn nhất định.
Thu giữ gần 7.000 chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc Sức khỏe

Thu giữ gần 7.000 chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc

TTTĐ - Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Ninh vừa phối hợp với lực lượng chức năng bắt vụ vận chuyển bánh Trung thu trái phép với số lượng lớn.
Kỳ 1: Liên tiếp thu giữ các sản phẩm“nhiều không” Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kỳ 1: Liên tiếp thu giữ các sản phẩm“nhiều không”

TTTĐ - Càng gần đến dịp Trung thu, thị trường các sản phẩm bánh kẹo, bánh Trung thu càng tiêu thụ mạnh, sức mua cũng tăng lên nhanh chóng. Lực lượng chức năng cũng kịp thời truy xuất, thu hồi các sản phẩm không bảo đảm vệ sinh ATTP, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên địa bàn.
Lựa chọn sản phẩm bánh Trung thu phù hợp với người bị tiểu đường Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lựa chọn sản phẩm bánh Trung thu phù hợp với người bị tiểu đường

TTTĐ - Các loại bánh nướng, bánh dẻo thường chứa hàm lượng đường, chất béo và năng lượng cao, chính vì thế nhiều người mắc bệnh tiểu đường sợ không dám ăn loại bánh này trong dịp Tết Trung thu.
Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm hàng cứu trợ vùng bão lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm hàng cứu trợ vùng bão lũ

TTTĐ - Sở Y tế giao cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội thực hiện biện pháp kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các thực phẩm tài trợ, hỗ trợ, ủng hộ… cho Nhân dân trong vùng lụt bão.
Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh

TTTĐ - Cuối tuần vừa qua, hàng nghìn người dân Hà Nội đổ xô tới các siêu thị, chợ dân sinh mua nhu yếu phẩm, rau củ quả, thịt tươi sống tích trữ trước bão Yagi (bão số 3).
Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng

TTTĐ - Dù việc sản xuất kinh doanh bánh Trung thu handmade mang tính thời vụ, chỉ kéo dài trong khoảng hơn 1 tháng nhưng vấn đề an toàn thực phẩm được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu.
Xem thêm