Tag

Du lịch nông thôn góp phần nâng cao chất lượng xây dựng Nông thôn mới

Nông thôn mới 14/07/2021 17:05
aa
TTTĐ - Phát triển du lịch nông thôn được xác định là một trong những giải pháp căn cơ, tạo động lực thúc đẩy xây dựng Nông thôn mới bền vững. Đồng thời, Nông thôn mới cũng là nền tảng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng, bền vững của du lịch.
Phấn đấu hết năm 2021, Chương Mỹ cán đích huyện Nông thôn mới Hà Nội phát triển kinh tế trang trại theo hướng tập trung, quy mô lớn Hà Nội khuyến khích hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh Chương Mỹ tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu theo tiêu chí đô thị

Tập trung phát triển nguồn nhân lực du lịch nông thôn

Thống kê của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho thấy, hiện nay, cả nước có trên 1.300 khu, điểm du lịch thuộc các địa phương quản lý, trong đó có khoảng 70% là các điểm du lịch thuộc khu vực nông thôn.

Du lịch nông thôn nói chung khá đa dạng, tuy nhiên các loại hình du lịch nông thôn chủ đạo là du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái. Thống kê sơ bộ từ 37 tỉnh, thành phố với 73 tuyến du lịch có dẫn khách đến các điểm du lịch nông thôn, có 365 điểm du lịch nông thôn, nhìn chung, các địa phương đã bước đầu hình thành và phát triển các tuyến, điểm du lịch gắn với các sản phẩm du lịch khá phong phú.

Du lịch nông thôn góp phần nâng cao chất lượng xây dựng Nông thôn mới
Những năm qua, nhiều địa phương đã đẩy mạnh khai thác hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn

Nhận thức tầm quan trọng, những năm qua, nhiều địa phương đã đẩy mạnh khai thác hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn. Bước đầu đã hình thành các sản phẩm du lịch nông thôn khá phong phú, nhiều sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng.

Tuy nhiên, du lịch nông thôn chủ yếu ở quy mô nhỏ, do các doanh nghiệp, hộ gia đình, tổ hợp tác cung cấp. Hiện nay, mô hình tổ chức du lịch nông thôn chủ yếu mang tính chất tự phát. Một số địa phương có mô hình quản lý du lịch cộng đồng như: Quảng Trị, Đồng Tháp, Bến Tre… và hiện chưa có chính sách tổng thể cho phát triển du lịch nông thôn ở cấp quốc gia. Các chính sách phát triển chủ yếu là lồng ghép vào các chương trình phát triển và các chính sách đặc thù của từng địa phương.

Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng - Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho biết: Trong giai đoạn tới, việc thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn phải gắn với xây dựng Nông thôn mới theo hướng bền vững. Các định hướng giải pháp phát triển du lịch nông thôn phải đảm bảo các nguyên tắc về tôn trọng văn hóa địa phương, chia sẻ lợi ích, đảm bảo phát triền bền vững và có trách nhiệm.

Du lịch nông thôn góp phần nâng cao chất lượng xây dựng Nông thôn mới
Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng - Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương phát biêu tại Hội thảo "Định hướng và giải pháp phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025"

Các mô hình phát triển du lịch nông thôn phải phù hợp với thực tế của từng vùng, từng địa phương (mô hình hợp tác xã du lịch, mô hình công ty cổ phần hoạt động du lịch, loại hình doanh nghiệp du lịch liên kết với các hộ gia đình…). Đây là loại hình du lịch bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực đến tự nhiên và văn hóa bản địa..

Cần tích hợp đa ngành để phát triển kinh tế, đời sống người dân

Có một điều dễ nhận thấy là số lao động tham gia vào lĩnh vực du lịch và du lịch nông thôn chưa nhiều. Ước tính mỗi tỉnh có khoảng 500 - 1.000 lao động trong lĩnh vực du lịch, trong đó lao động du lịch nông thôn chỉ chiếm khoảng 5-15% tổng lực lượng lao động trong ngành du lịch. 11/37 tỉnh có báo cáo thống kê về lao động tham gia vào các hoạt động 6 du lịch cộng đồng với tổng số gần 8.500 lao động, trong đó phần lớn tập trung vào các trung tâm du lịch lớn như Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế.

Du lịch nông thôn góp phần nâng cao chất lượng xây dựng Nông thôn mới
Phát triển du lịch nông thôn được xác định là một trong những giải pháp căn cơ, tạo động lực thúc đẩy xây dựng Nông thôn mới bền vững

Để nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn trong bối cảnh diện tích đất nông nghiệp tiếp tục bị thu hẹp, cần phải đa dạng hóa ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trong đó phát triển du lịch là một hướng đi mới, góp phần phát huy lợi thế, giá trị khác biệt của nông nghiệp, nông thôn và nông dân; Đồng thời theo đúng định hướng chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp theo hướng “tích hợp đa ngành”.

Phát triển du lịch nông thôn được xác định là một trong những giải pháp căn cơ, tạo động lực thúc đẩy xây dựng Nông thôn mới bền vững. Đồng thời, Nông thôn mới là nền tảng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng, bền vững của du lịch.

Trong Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lồng ghép nội dung phát triển du lịch nông thôn vào Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới.

Giải pháp phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng Nông thôn mới

Thực hiện Công văn số 10054/VPCP-NN ngày 1/12/2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường khảo sát thực trạng phát triển trang trại du lịch, du lịch nông thôn tại một số địa phương. Kết hợp báo cáo của các tỉnh, thành phố, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thực trạng, và cùng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo "Định hướng và giải pháp phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025" vào chiều nay (14/7).

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, gắn phát triển du lịch với xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Chính phủ trong giai đoạn 2021 - 2025. Để có thể xây dựng đề án sâu rộng, sát với thực tiễn, và phát huy hiệu quả tối cao, Thứ trưởng muốn lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, các địa phương nơi có cơ sở du lịch nông thôn.

"Chúng tôi cần những ý kiến xác đáng để hoàn thiện báo cáo, trình Thủ tướng, đồng thời có cơ sở triển khai đề án xây dựng nông thôn mơi gắn liền phát triển du lịch cộng đồng trong chương trình mục tiêu quốc gia", Thứ trưởng nói.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng lưu ý, cần xem xét phát triển du lịch trong nông nghiệp nông thôn ở phạm vi cụ thể, quy hoạch cần thiết thay đổi, theo xã nông thôn mới nâng cao,kiểu mẫu. Vấn đề chuỗi giá trị trong du lịch nông thôn cần phải được rõ ràng từng mắt xích.

Theo thứ trưởng Trần Thanh Nam, để thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững, đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, cùng với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Bộ, ngành có liên quan xây dựng Đề án phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới phù hợp với định hướng xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Đề án sẽ triển khai các giải pháp phát triển du lịch nông thôn (bao gồm 3 loại hình: Du lịch nông nghiệp; du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng), trong đó trọng tâm là phát triển du lịch cộng đồng. Đây là cơ sở để đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển du lịch nông thôn trong thời gian tới.

Đọc thêm

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc Nông thôn mới

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc

TTTĐ - Sáng 3/10, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai mạc "Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 năm 2024". Hội chợ có quy mô 100 gian hàng tiêu chuẩn và trên 1.000 m2 diện tích đất trưng bày được thiết kế, trang trí đặc biệt.
Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu Nông thôn mới

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Có thể thấy, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, việc nghiên cứu đưa ra các phương pháp canh tác nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai Nông thôn mới

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai

TTTĐ - Sau khi bão và hoàn lưu bão đi qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã và đang chuẩn bị mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả, khôi phục lại sản xuất nông nghiệp sau khi nước lũ rút nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trong thời gian sớm nhất.
Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ Nông thôn mới

Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ

TTTĐ - Từng là nhữn g vùng quê trù phú, giờ đây, nhiều cánh đồng, trang trại, bãi bồi… tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trở nên tan hoang, xơ xác sau cơn bão số 3 và trận mưa lũ lịch sử. Phần lớn lúa, hoa màu, cây cảnh, vật nuôi… của bà con nông dân đều ra đi sau cơn thịnh nộ của đất trời. Ước tính thiệt hại của ngành nông nghiệp Thủ đô sau trận bão, lũ vừa qua lên tới trên 2.286 tỷ đồng.
Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ Nông thôn mới

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ

TTTĐ - Hơn hai tuần kể từ khi cơn bão số 3 (YAGI) đổ bộ vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nền nông nghiệp Thủ đô dường như trở về “con số 0”. Lúa, hoa màu, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm… đều bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, kéo theo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung hàng hóa, thực phẩm cho người dân Thủ đô trong những tháng cuối năm. Vậy thành phố, các ban, ngành có giải pháp, chính sách như thế nào trong công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, giúp ngành nông nghiệp“vượt bão”, tiếp tục giữ vững vai trò là lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô?
Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Với những lợi thế sẵn có tỉnh Quảng Nam hoàn toàn có thể xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.
Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ Nông thôn mới

Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, đề xuất nhu cầu hỗ trợ để phát triển sản xuất cây vụ Đông, khôi phục sản xuất, bù đắp sản lượng lương thực, thực phẩm bị thiếu hụt do ảnh hưởng của bão, lũ.
Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước Nhịp sống phương Nam

Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước

TTTĐ - Tỉnh Bạc Liêu đã đứng đầu cả nước về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm (Khu công nghệ cao phát triển tôm) với mục tiêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.
Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025 Nhịp sống phương Nam

Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025

TTTĐ - Nước ta có 21 tỉnh ven biển sản xuất muối và lần đầu tiên, Festival nghề muối Việt Nam- Bạc Liêu “Hành trình trăm năm nghề muối - Đời người” sẽ diễn ra vào quý I/2025 với chủ đề: Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam.
Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng Nông thôn mới

Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai xác định 3 "hạt nhân" quan trọng để làm động lực phát triển kinh tế vùng của địa phương.
Xem thêm