Tag

Đề xuất điều chỉnh giá vé xe buýt đối với các tuyến buýt có trợ giá

Đô thị 17/10/2023 08:15
aa
TTTĐ - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa đề xuất UBND thành phố Hà Nội điều chỉnh giá vé xe buýt đối với các tuyến buýt có trợ giá trên địa bàn kể từ ngày 1/1/2024.
Nơi hành khách đi xe buýt trao gửi niềm tin... Hà Nội: Cây xanh đổ đè trúng xe buýt đang đi trên phố Tăng Bạt Hổ Hướng đến phát triển hệ sinh thái giao thông xanh, giảm ô nhiễm môi trường Hà Nội: Miễn phí đi xe buýt hai tầng, tặng quà Nhân dân vào lăng viếng Bác dịp 2/9 Một Hà Nội khác lạ từ góc máy trên xe buýt hai tầng

Theo đó, với giá vé lượt, cự ly dưới 15km có mức điều chỉnh thấp nhất, từ 7.000 lên 8.000 đồng; 15-25km, từ 7.000 lên 10.000 đồng; 25-30km, từ 8.000 lên 12.000 đồng; 30-40km, từ 9.000 lên 15.000 đồng. Mức tăng cao nhất ở cự ly trên 40km là từ 9.000 lên 20.000 đồng.

Vé tháng có mức tăng trung bình 40%. Cụ thể, học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp đi một tuyến là 70.000 đồng (hiện là 55.000 đồng); Liên tuyến 140.000 đồng (hiện là 100.000 đồng). Vé tập thể đi một tuyến 100.000 đồng (hiện là 70.000 đồng); Liên tuyến 200.000 đồng (hiện là 140.000 đồng).

Hiện, các đối tượng như người có công, người cao tuổi (60 tuổi trở lên), trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo tiếp tục được miễn tiền vé xe buýt.

Đề xuất điều chỉnh giá vé xe buýt đối với các tuyến buýt có trợ giá
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa đề xuất UBND thành phố Hà Nội điều chỉnh giá vé xe buýt đối với các tuyến buýt có trợ giá trên địa bàn kể từ ngày 1/1/2024. Ảnh minh hoạ

Ngân sách thành phố hỗ trợ 50% giá vé tháng đối với học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp; Hỗ trợ 30% vé tháng với cán bộ, nhân viên tại các văn phòng công sở, doanh nghiệp khu công nghiệp mua vé tháng theo hình thức tập thể.

Lý giải cho đề xuất tăng giá vé, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho rằng: Từ năm 2014 đến nay, thành phố đã không điều chỉnh nên giá vé đang rất thấp so với mặt bằng thu nhập người dân. Trong khi đó, chi phí cho hoạt động vận tải công cộng đã tăng gần 50% so với năm 2014. Việc tăng giá vé xe buýt giúp tăng thu, giảm mức trợ giá, bảo đảm khả năng cân đối ngân sách của thành phố.

Ngoài ra, tại thời điểm điều chỉnh giá vé năm 2014, mạng lưới tuyến có 72 tuyến và nhánh tuyến, chưa phủ rộng khắp 30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội, tuyến có cự ly dài nhất là 49,9km. Đến nay có 132 tuyến buýt phủ rộng khắp 30/30 quận, huyện, thị xã, tuyến cự ly dài nhất 61,05km. Giá vé hiện nay của các tuyến có cự ly từ 30km đến 60km có mức giá như nhau là chưa phù hợp.

Đề xuất điều chỉnh giá vé xe buýt đối với các tuyến buýt có trợ giá
Hiện ngân sách thành phố hỗ trợ 50% giá vé tháng đối với học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp

Đánh giá về tác động khi tăng giá vé xe buýt, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho rằng, năm 2023 sản lượng hành khách có dấu hiệu phục hồi, dự kiến sau khi cơ cấu lại giá vé ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý hành khách, dẫn đến sản lượng ban đầu giảm nhẹ, sau đó sẽ tăng trở lại.

Phương án này được áp dụng vào thực tế sẽ tác động không lớn đến hành khách đi xe buýt, đặc biệt là khách vãng lai (sử dụng vé lượt). Mặc dù sản lượng giảm nhẹ nhưng doanh thu lại tăng thêm.

Về mặt xã hội, giá vé đề xuất điều chỉnh như trên bảo đảm nhóm người có thu nhập thấp có thể tham gia phương tiện giao thông công cộng bằng xe buýt; Tiếp tục duy trì chính sách ưu tiên học sinh, sinh viên, công nhân các khu công nghiệp, góp phần thực hiện an sinh xã hội.

Ngoài ra, việc điều chỉnh giá vé xe buýt còn nhằm tạo điều kiện đầu tư đổi mới phương tiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho xe buýt, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng vùng phục vụ để người dân lựa chọn phương tiện xe buýt cho nhu cầu đi lại trên địa bàn thành phố, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân.

Đọc thêm

Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai Đô thị

Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai

TTTĐ - Ngày 25/4, Quận ủy Hoàng Mai (Hà Nội) tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 55-CT/QU và quán triệt và triển khai thực hiện hai kết luận quan trọng của Bộ Chính trị.
Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập Đô thị

Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập

TTTĐ - Trung tâm hành chính đặt tại Đà Lạt sẽ đảm bảo tính bền vững trong quản lý, tối ưu hóa nguồn lực phát triển và tạo động lực đưa tỉnh Lâm Đồng mới trở thành một trong những khu vực phát triển, đáng sống trong khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.
Quận Hoàng Mai thông qua nghị quyết thành lập, tên gọi 7 phường mới Đô thị

Quận Hoàng Mai thông qua nghị quyết thành lập, tên gọi 7 phường mới

TTTĐ - Ngày 25/4, HĐND quận Hoàng Mai (Hà Nội) thông qua chủ trương thành lập, tên gọi 7 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng và Lĩnh Nam.
Sẽ có 3 đặc khu kinh tế khi sáp nhập Kiên Giang, An Giang Đô thị

Sẽ có 3 đặc khu kinh tế khi sáp nhập Kiên Giang, An Giang

TTTĐ - Dự kiến, sau sáp nhập, số lượng đơn vị hành chính cấp xã, phường của hai tỉnh Kiên Giang và An Giang sẽ còn lại 102 đơn vị. Đồng thời, 3 đặc khu kinh tế sẽ được thành lập, mở ra những cơ hội phát triển mới cho khu vực.
Dự kiến sau sáp nhập 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh sẽ có 124 đơn vị cấp xã Đô thị

Dự kiến sau sáp nhập 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh sẽ có 124 đơn vị cấp xã

TTTĐ - Theo Dự thảo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh thì 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long sẽ sáp nhập thành tỉnh mới tên tỉnh Vĩnh Long, có 124 đơn vị hành chính cấp xã. Sau khi bỏ cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long dự kiến sắp xếp còn 8 phường và 27 xã; tỉnh Trà Vinh còn 41 xã, phường; tỉnh Bến Tre còn 48 xã, phường.
Tỉnh Đồng Nai sau sắp xếp còn những phường, xã nào? Đô thị

Tỉnh Đồng Nai sau sắp xếp còn những phường, xã nào?

TTTĐ - Sau khi sáp nhập sắp xếp, tỉnh Đồng Nai từ 159 đơn vị hành chính cấp xã sẽ còn 55 đơn vị trong đó có 10 phường và 45 xã.
Chấn chỉnh, xử lý cơ quan, đơn vị có trụ sở để hoang hóa Đô thị

Chấn chỉnh, xử lý cơ quan, đơn vị có trụ sở để hoang hóa

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu xử lý tài sản công là nhà, đất đối với các cơ sở bỏ trống, không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.
Thông qua Nghị quyết sắp xếp 4 đơn vị hành chính cơ sở Đô thị

Thông qua Nghị quyết sắp xếp 4 đơn vị hành chính cơ sở

TTTĐ - Ngày 23/4, HĐND quận Nam Từ Liêm khóa III, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức họp, thông qua Nghị quyết về chủ trương thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính các phường trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
Tạm dừng đào đường, hè từ ngày 29/4 đến hết 5/5 Đô thị

Tạm dừng đào đường, hè từ ngày 29/4 đến hết 5/5

TTTĐ - Sở Xây dựng Hà Nội vừa đề nghị các đơn vị liên quan tạm dừng đào đường, hè trên địa bàn thành phố trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Sẵn sàng trực 24/24h đảm bảo điện phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Đô thị

Sẵn sàng trực 24/24h đảm bảo điện phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

TTTĐ - Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) lập phương án tổ chức trực và xử lý sự cố, sửa chữa điện 24/24h sẵn sàng đảm bảo cung ứng điện tuyệt đối an toàn, liên tục và chất lượng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2025).
Xem thêm