Tag

Nâng mức phạt để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường

Môi trường 28/04/2025 16:05
aa
TTTĐ - Sáng 28/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với các dự thảo Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và đất đai trên địa bàn TP.
Người dân ủng hộ việc “tăng nặng” mức phạt khi vi phạm giao thông Nghị định 168 tăng nặng mức phạt nhiều lỗi vi phạm giao thông Hà Nội lấy ý kiến Nhân dân nâng mức phạt vi phạm giao thông

Đồng chí Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP; Nguyễn Sỹ Trường, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP chủ trì hội nghị.

Nâng mức phạt để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường
Chủ tịch Ủy ban MTTQ VIệt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì hội nghị

Tờ trình về đề nghị ban hành Nghị quyết của HĐND TP, quy định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn TP gồm 8 điều, trong đó, quy định về mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính bằng 2 lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính tương ứng quy định tại Nghị định số 123/2024/NĐ-CP trên địa bàn TP nhưng không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điều 24 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Dự thảo Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn TP dự kiến gồm 8 điều; trong đó, quy định mức tiền phạt cao hơn mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính tương ứng quy định tại Nghị định số 45/2022/NĐ-CP trên địa bàn TP nhưng không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm k khoản 1 Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, được sửa đổi, bổ sung tại điểm k khoản 10 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức tiền phạt gấp 2 lần mức tiền phạt đối với cá nhân.

Nâng mức phạt để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường
Chuyên gia góp ý tại hội nghị

Góp ý tại hội nghị phản biện, ông Đinh Hạnh, Chủ nhiệm HĐTV về Kinh tế, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội cho rằng, quỹ đất của Thủ đô rất hạn hẹp, có giá trị cao cả về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa. Vì vậy, việc quản lý khai thác và sử dụng tiết kiệm hiệu quả quỹ đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, Nhà nước đã ban hành nhiều Luật và Nghị định HĐND TP cũng đã ban hành nhiều Nghị quyết để quản lý chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của quá trình đô thị hóa nên tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai đang xảy ra ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy việc ban hành Nghị quyết nâng mức tiền phạt cao hơn mức trước đây là cần thiết.

PGS.TS Vũ Thị Minh, Tổng Thư ký Hội Khoa học kinh tế Hà Nội cũng cho rằng, quy định mức tiền phạt vi phạm trong lĩnh vực đất đai là phù hợp, có tính răn đe, giáo dục ý thức quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai trên địa bàn Thủ đô. Tuy nhiên, cần nêu cụ thể mức phạt là bao nhiêu tiền đối với từng hành vi vi phạm để tăng tính thực thi của Nghị quyết này. Theo bà Minh, có thể gắn thêm vào Nghị quyết một bảng phụ lục quy định mức phạt cụ thể đối với từng hành vi vi phạm, hoặc có thể bổ sung luôn mức phạt vào sau từng hành vi vi phạm liệt kê trong Điều 4 của Nghị định.

Nâng mức phạt để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường
Chuyên gia góp ý tại hội nghị

Đồng quan điểm trên, ông Phạm Ngọc Thảo, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật (Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội) cho rằng, với sự phát triển nhanh chóng của đô thị hóa cũng như ý thức rất kém của một bộ phận Nhân dân nên tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường ngày càng nghiêm trọng về mọi mặt. Trong khi đó việc xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại đang đặt ra những yêu cầu mới về bảo vệ môi trường cao hơn. Đặc biệt, tại khoản 1, Điều 33 Luật thủ đô đã quy định mở cho phép nâng cao mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Đây là một biện pháp quan trọng để nâng cao nhận thức của người dân, góp phần hạn chế vi phạm môi trường.

“Luật xử phạt vi phạm hành chính về môi trường đã ban hành và thực hiện nhiều năm. Vì vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo cần đánh giá kết quả xử phạt hành chính và vi phạm trên lĩnh vực này trong những năm qua ở Hà Nội như thế nào. Trong đó, những điều khoản, nội dung vi phạm nào bị vi phạm bị xử lý nhiều nhất. Từ đó sẽ minh họa và làm cơ sở cho việc lựa chọn nội dung điều khoản để tăng gấp đôi mức phạt trong thời gian tới”, ông Thảo nhấn mạnh.

Ông Vũ thành Vĩnh, Thành viên HĐTV Dân chủ - Pháp luật Ủy ban MTTQ Việt Nam TP cho rằng, để đảm bảo hiệu nặng, hiệu lực, hiệu quả Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội, vấn đề không chỉ ở “Nâng mức xử phạt cao hơn”, mà quan trọng hơn là “ Ai xử phạt và xử phạt ai”.

“Từ hoạt động thực tế ở cơ sở, tôi nhận thấy mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hiện nay còn thấp. Ngoài ra, còn nhiều tồn tại do cơ quan thẩm quyền “Ai phạt” thấp và việc xác định chủ thể hành vi vi phạm khó khăn “phạt ai”. Do vậy, ngoài việc quy định nâng mức tiền phạt cao hơn, việc tổ chức thực hiện cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cũng, nâng cao năng lực thực thi pháp luật và thiết lập cơ chế giám sát và phản hồi từ cộng đồng…” - ông Vũ thành Vĩnh nhấn mạnh.

Nâng mức phạt để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Sỹ Trường phát biểu tại hội nghị

Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Sỹ Trường - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường TP nghiên cứu kỹ, chắt lọc và tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đại biểu, nhà khoa học tại hội nghị để chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trước khi trình HĐND TP ban hành.

UBND TP có kế hoạch tuyên truyền nội dung Nghị quyết một cách đồng bộ và sâu rộng tới toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn, đảm bảo tính công khai, minh bạch và giúp mọi đối tượng dễ dàng tiếp cận, hiểu và thực hiện.

Đồng thời, đồng chí đề nghị UBND TP đẩy mạnh ứng dụng công nghệ khoa học trong việc phát hiện và xử phạt vi phạm; chỉ đạo UBND các cấp (huyện, xã/phường/thị trấn) phối hợp chặt chẽ với MTTQ Việt Nam cùng cấp và Ban Thanh tra Nhân dân để kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm; đồng thời xây dựng cơ chế khuyến khích, thu hút sự tham gia của người dân trong việc phát hiện và giám sát việc xử lý các vi phạm.

UBND TP cũng cần đầu tư cơ sở vất chất, nguồn lực, nhân lực, kỹ thuật để các cấp chính quyền có đủ sức thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các nội dung trên.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Vietcap ra mắt dự án vì cộng đồng Go Green Go Up: Vững xanh tài chính, phủ xanh Việt Nam Môi trường

Vietcap ra mắt dự án vì cộng đồng Go Green Go Up: Vững xanh tài chính, phủ xanh Việt Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Chứng khoán Vietcap chính thức khởi động dự án vì cộng đồng Go Green Go Up từ ngày 12/5 đến ngày 12/6/2025 - một sáng kiến cộng đồng mới dành cho nhà đầu tư với mục tiêu gắn kết tài chính với trách nhiệm xã hội, tạo cơ hội cho nhà đầu tư tham gia trực tiếp vào các hoạt động cộng đồng ý nghĩa qua mỗi giao dịch tại Vietcap.
Lan tỏa thông điệp tích cực về bảo vệ môi trường Nhịp sống trẻ

Lan tỏa thông điệp tích cực về bảo vệ môi trường

TTTĐ - Phó Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng Nguyễn Bá Duân kêu gọi mỗi bạn trẻ coi việc bảo vệ môi trường là hành động đẹp, là ý thức thường xuyên, quan trọng và cần thiết.
Lâm Đồng: Hoa màu thiệt hại do trận mưa đá hiếm gặp Xã hội

Lâm Đồng: Hoa màu thiệt hại do trận mưa đá hiếm gặp

TTTĐ - Chiều 11/5, người dân xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) bất ngờ chứng kiến trận mưa đá kéo dài hơn 30 phút, khiến một số diện tích hoa màu người dân dập nát.
Hà Nội ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 29-31 độ C Xã hội

Hà Nội ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 29-31 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Thủ đô Hà Nội ngày 12/5 nhiệt độ thấp nhất 21-23 độ C, nhiệt độ cao nhất 29-31 độ C. Ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc cấp 2-3.
Từ đêm 10/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển mát Môi trường

Từ đêm 10/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển mát

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 10/5, không khí lạnh đã bắt đầu ảnh hưởng đến một số khu vực vùng núi phía Bắc.
Hà Nội ngày nắng nóng, đêm có mưa Môi trường

Hà Nội ngày nắng nóng, đêm có mưa

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 9/5, phía Tây Bắc Bộ ban ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to. Gió nhẹ. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 23-26°C, có nơi dưới 23°C; cao nhất 35-38°C, có nơi trên 39°C.
Đến năm 2030, đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu Môi trường

Đến năm 2030, đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Chính phủ vừa có Nghị quyết số 122/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Kế hoạch).
Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 39 độ C Môi trường

Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 39 độ C

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 8/5, ở phía Tây Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%.
Huế lập đường dây nóng xử lý tình trạng đốt rơm rạ Xã hội

Huế lập đường dây nóng xử lý tình trạng đốt rơm rạ

TTTĐ – TP Huế yêu cầu thiết lập đường dây nóng và đẩy mạnh ứng dụng Hue-S để tiếp nhận phản ánh của các cá nhân, tổ chức về tình trạng đốt rơm rạ trên đồng ruộng nhằm kịp thời có biện pháp xử lý.
Hà Nội chuẩn bị các phương án ứng phó với mùa mưa bão Môi trường

Hà Nội chuẩn bị các phương án ứng phó với mùa mưa bão

TTTĐ - Chuẩn bị bước vào mùa mưa bão, nhằm hạn chế thiệt hại cũng như sự ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân, hiện tại các đơn vị chức năng của thành phố Hà Nội đã chủ động triển khai nhiều giải pháp từ sớm như tăng cường cắt tỉa cây xanh, nạo vét hệ thống kênh, mương, sông hồ, đẩy mạnh dự báo, cảnh báo…
Xem thêm