Tag

Tỉnh Đồng Nai sau sắp xếp còn những phường, xã nào?

Đô thị 24/04/2025 18:28
aa
TTTĐ - Sau khi sáp nhập sắp xếp, tỉnh Đồng Nai từ 159 đơn vị hành chính cấp xã sẽ còn 55 đơn vị trong đó có 10 phường và 45 xã.
Đồng Nai "bứt phá" ngoạn mục trong cải cách hành chính năm 2024 Đồng Nai lấy ý kiến cử tri về chủ trương sắp xếp hành chính Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường, xã của tỉnh Đồng Nai, trên địa bàn sẽ còn 55 đơn vị cấp xã với các tên gọi và trụ sở hành chính làm việc như sau:

Dự kiến sau tinh gọn TP Biên Hòa có 25 phường, xã sẽ còn 9 đơn vị hành chính cấp xã, phường: Thành lập phường Biên Hoà sau khi sáp nhập 4 phường gồm: Tân Hạnh, Hoá An, Bửu Hoà và Tân Vạn. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND phường Hoá An.

Tỉnh Đồng Nai sau sắp xếp còn những phường, xã nào?
TP Biên Hòa sau sắp xếp còn 9 đơn vị hành chính cấp xã

Thành lập phường Trấn Biên sau khi sáp nhập 6 phường gồm: Bửu Long, Quang Vinh, Trung Dũng, Thống Nhất, Hiệp Hoà và An Bình. Trụ sở hành chính dự kiến tại Thành uỷ Biên Hoà.

Thành lập phường Tam Hiệp sau khi sáp nhập 4 phường gồm: Tân Hiệp, Tân Mai, Tam Hiệp và Bình Đa. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND phường Tam Hiệp.

Thành lập phường Long Bình sau khi sáp nhập 3 phường gồm: Long Bình, Hố Nai và Tân Biên. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND phường Long Bình.

Thành lập phường Trảng Dài sau khi sáp nhập 2 phường xã gồm: Trảng Dài và xã Thiện Tân (huyện Vĩnh Cửu). Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND phường Trảng Dài.

Thành lập xã Hố Nai 3 sau khi sáp nhập 2 phường xã gồm: phường Tân Hoà (TP Biên Hoà) và xã Hố Nai 3 (huyện Trảng Bom). Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND phường Tân Hoà.

Thành lập xã Long Hưng sau khi sáp nhập 3 phường: An Hoà, Long Bình Tân xã Long Hưng. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã Long Hưng.

Giữ nguyên phường Phước Tân và trụ sở hành chính vẫn tại UBND phường Phước Tân.

Giữ nguyên phường Tam Phước và trụ sở hành chính vẫn tại UBND phường Tam Phước.

Huyện Nhơn Trạch từ 12 xã, thị trấn đề xuất giữ lại tên 3 đơn vị gồm: Thành lập xã Đại Phước sau khi sáp nhập 4 xã gồm: Phú Hữu, Phước Khánh, Phú Đông, Đại Phước. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã Phú Đông.

Tỉnh Đồng Nai sau sắp xếp còn những phường, xã nào?

Thành lập xã Nhơn Trạch sau khi sáp nhập 5 xã, thị trấn gồm: Phú Thạnh, Long Tân, Phú Hội, Phước Thiền và thị trấn Hiệp Phước. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND huyện Nhơn Trạch.

Thành lập xã Phước An sau khi sáp nhập 3 xã gồm: Vĩnh Thanh, Phước An và Long Thọ. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã Phước An.

Huyện Long Thành từ 14 xã, thị trấn còn 5 đơn vị gồm: Thành lập xã Phước Thái sau khi sáp nhập 3 xã gồm: Tân Hiệp, Phước Bình và Phước Thái. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã Phước Thái.

Thành lập xã Long Phước sau khi sáp nhập 2 xã Long Phước và Bàu Cạn. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã Long Phước.

Lối ra cao tốc Long Thành - Bến Lức kết nối các hệ thống giao thông TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Miền Tây đến sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai) và cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Huyện Long Thành từ 14 xã, thị trấn còn 5 đơn vị cấp xã

Thành lập xã Bình An sau khi sáp nhập 2 xã Bình An và Long Đức. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã Long Đức.

Thành lập xã Long Thành sau khi sáp nhập 4 xã, thị trấn gồm: Long An, Lộc An, Bình Sơn và thị trấn Long Thành. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND huyện Long Thành.

Thành lập xã An Phước sau khi sáp nhập xã Tam An và An Phước. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã An Phước.

Huyện Trảng Bom từ 17 còn 5 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Thành lập xã An Viễn sau khi sáp nhập 2 xã An Viễn và Đồi 61. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã An Viễn.

Thành lập xã Bình Minh sau khi sáp nhập 2 xã Bình Minh và Bắc Sơn. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã Bình Minh.

Tỉnh Đồng Nai sau sắp xếp còn những phường, xã nào?
Huyện Trảng Bom từ 17 còn 5 đơn vị hành chính cấp xã

Thành lập xã Trảng Bom sau khi sáp nhập các 4 xã và thị trấn gồm: Giang Điền, Quảng Tiến, Sông Trầu và thị trấn Trảng Bom. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND huyện Trảng Bom.

Thành lập xã Bàu Hàm sau khi sáp nhập 4 xã gồm: Thanh bình, Cây Gáo, Sông Thao và Bàu Hàm. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã Cây Gáo.

Thành lập xã Hưng Thịnh sau khi sáp nhập 4 xã gồm: Tây Hoà, Trung Hoà, Đồng Hoà và Hưng Thịnh. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã Trung Hoà.

Huyện Thống Nhất từ 10 còn 3 đơn vị hành chính: Thành lập xã Dầu Giây sau khi sáp nhập 4 xã, thị trấn gồm: Xuân Hưng, Bàu Hàm 2, xã Lộ 25 và thị trấn Dầu Giây. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND huyện Thống Nhất.

Thành lập xã Gia Kiệm sau khi sáp nhập 3 xã gồm: Quang Trung, Gia Kiệm, Gia Tân. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã Gia Kiệm.

Thành lập xã Thống Nhất sau khi sáp nhập 4 xã gồm: Gia Tân 1, Gia Tân 2 và xã Phú Cường, Phú Túc (huyện Định Quán). Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã Gia Tân 1.

TP Long Khánh từ 13 đề xuất còn 5 đơn vị phường, xã: Thành lập xã Bình Lộc sau khi sáp nhập 3 phường xã gồm: xã Bình Lộc, phường Suối Tre và Xuân Thiện (huyện Thống Nhất). Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã Bình Lộc.

Thành lập phường Bảo Vinh sau khi sáp nhập phường Bảo Vinh và xã Bảo Quang. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND phường Bảo Vinh.

Thành lập phường Bàu Sen sau khi sáp nhập phường Xuân Lập và Bàu Sen. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND phường Bàu Sen.

Thành lập phường Long Khánh sau khi sáp nhập 5 phường xã gồm: Xuân An, Xuân Bình, Xuân Hoà, Phú Bình và xã Bàu Trâm. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND TP Long Khánh.

Thành lập phường Hàng Gòn sau khi sáp nhập phường Xuân Tâm và xã Hàng Gòn. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND phường Hàng Gòn.

Huyện Cẩm Mỹ 13 đề xuất còn 5 đơn vị hành chính cấp xã: Thành lập xã Xuân Quế sau khi sáp nhập xã Xuân Quế và Sông Nhạn. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã Xuân Quế.

Thành lập xã Thừa Đức sau khi sáp nhập xã Thừa Đức và Xuân Đường và Cẩm Đường (huyện Long Thành). Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã Thừa Đức.

Tỉnh Đồng Nai sau sắp xếp còn những phường, xã nào?
Huyện Cẩm Mỹ sau sắp xếp còn 5 đơn vị hành chính cấp xã

Thành lập xã Cẩm Mỹ sau khi sáp nhập 4 xã thị trấn gồm: Nhân Nghĩa, Bảo Minh, Xuân Mỹ và thị trấn Long Giao. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND huyện Cẩm Mỹ.

Thành lập xã Sông Ray sau khi sáp nhập xã Lâm San và Sông Ray. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã Sông Ray.

Thành lập xã Xuân Đông sau khi sáp nhập xã Xuân Đông, Xuân Tây và ấp bằng Lăng (xã Xuân Tâm). Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã Xuân Đông.

Huyện Xuân Lộc từ 15 xã, thị trấn đề xuất còn 6 đơn vị hành chính: Thành lập xã Xuân Định sau khi sáp nhập 3 xã gồm: Xuân Bảo, Bảo Hoà và Xuân Định. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã Xuân Định.

Thành lập xã Xuân Phú sau khi sáp nhập xã Xuân Phú và Lang Minh. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã Xuân Phú.

Tỉnh Đồng Nai sau sắp xếp còn những phường, xã nào?
Huyện Xuân Lộc từ 15 xã, thị trấn đề xuất còn 6 đơn vị hành chính cấp xã

Thành lập xã Xuân Lộc sau khi sáp nhập 5 xã và thị trấn gồm: Suối Cát, Xuân Thọ, Xuân Trường, Xuân Hiệp và thị trấn Gia Ray. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND huyện Xuân Lộc.

Thành lập xã Xuân Hoà sau khi sáp nhập 3 xã gồm: Xuân Hoà, Xuân Hưng, Xuân Tâm. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã Xuân Hưng.

Thành lập xã Xuân Thành sau khi sáp nhập xã Xuân Thành và Suối Cao. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã Xuân Thành.

Thành lập xã Xuân Bắc sau khi sáp nhập xã Xuân Bắc và Suối Nho. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã Xuân Bắc.

Huyện Định Quán từ 14 xã, thị trấn còn 5 đơn vị: Thành lập xã La Ngà sau khi sáp nhập 2 xã La Ngà và Túc Trưng. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã La Ngà.

Thành lập xã Định Quán sau khi sáp nhập 4 xã, thị trấn gồm: Phú Ngọc, Gia Canh, Ngọc Định và thị trấn Định Quán. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND huyện Định Quán.

Tỉnh Đồng Nai sau sắp xếp còn những phường, xã nào?
Huyện Định Quán sau sắp xếp còn 5 đơn vị hành chính cấp xã

Xã Thanh Sơn giữ nguyên và trụ sở hành chính UBND xã Thanh Sơn.

Thành lập xã Phú Vinh sau khi sáp nhập 2 xã Phú Vinh và Phú Tân. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã Phú Vinh.

Thành lập xã Phú Hoà sau khi sáp nhập 3 xã Phú Hoà, Phú Điền và Phú Lợi. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã Phú Hoà.

Huyện Tân Phú từ 16 xã, thị trấn còn 5 đơn vị: Thành lập xã Tà Lài sau khi sáp nhập 3 xã Phú Thịnh, Phú Lập và Tà Lài. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã Phú Lập.

Thành lập xã Nam Cát Tiên sau khi sáp nhập 2 xã Phú An và Nam Cát Tiên. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã Cát Tiên.

Tỉnh Đồng Nai sau sắp xếp còn những phường, xã nào?
Xã Đak Lua giữ nguyên vì là xã biệt lập của huyện Tân Phú

Thành lập xã Tân Phú sau khi sáp nhập 5 xã, thị trấn gồm: Phú Lộc, Trà Cổ, Phú Thanh, Phú Xuân và thị trấn Tân Phú. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND huyện Tân Phú.

Thành lập xã Phú Lâm sau khi sáp nhập 4 xã gồm: Phú Lâm, Thanh Sơn, Phú Bình và Phú Sơn. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã Phú Lâm.

Xã Đak Lua giữ nguyên vì là xã biệt lập. Trụ sở hành chính UBND xã Đak Lua.

Huyện Vĩnh Cửu từ 10 xã, thị trấn đề xuất còn 4 đơn vị: Xã Phú Lý giữ nguyên vì là xã biệt lập. Trụ sở hành chính UBND xã xã Phú Lý

Thành lập xã Trị An sau khi sáp nhập xã Mã Đà, Trị An và thị trấn Vĩnh An. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND huyện Vĩnh Cửu.

Tỉnh Đồng Nai sau sắp xếp còn những phường, xã nào?
Huyện Vĩnh Cửu là huyện duy nhất tại Đồng Nai không có tên hành chính cấp xã sau sắp xếp mang tên địa danh Vĩnh Cửu

Thành lập xã Tân An sau khi sáp nhập 2 xã Tân An và Vĩnh Tân. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã Tân An.

Thành lập phường Tân Triều sau khi sáp nhập 4 xã gồm: phường Tân Phong (TP Biên Hoà), Tân Bình, Bình Lợi, Thạnh Phú. Trụ sở hành chính dự kiến tại UBND xã Thạnh Phú.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông Xã hội

Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông

TTTĐ - HĐND tỉnh Lâm Đồng thống nhất thông qua đề án sáp nhập với tỉnh Bình Thuận và Đắk Nông. Sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, với diện tích hơn 24,2 nghìn km2.
Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn” Đô thị

Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”

TTTĐ - Công an TP Hà Nội thông báo phân luồng giao thông, bảo đảm an ninh, an toàn và giao thông thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc khải hoàn”.
Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu Xã hội

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức lễ khánh thành công trình Công viên tượng đài, nhà lưu niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu tại huyện Long Đất.
TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km² Đô thị

TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km²

TTTĐ - TP Cần Thơ và Hậu Giang vừa thông qua nghị quyết về hợp nhất cấp tỉnh, cấp xã. Theo nghị quyết được thông qua, TP Cần Thơ sau khi sáp nhập sẽ có tổng diện tích tự nhiên lên đến 6.360km², quy mô dân số 4.199.806 người.
Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam Đô thị

Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Ngày 25/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã dự lễ gắn biển 2 công trình: Trường Mầm non Phương Liên và chùa Xã Đàn tại quận Đống Đa.
Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai Đô thị

Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai

TTTĐ - Ngày 25/4, Quận ủy Hoàng Mai (Hà Nội) tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 55-CT/QU và quán triệt và triển khai thực hiện hai kết luận quan trọng của Bộ Chính trị.
Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập Đô thị

Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập

TTTĐ - Trung tâm hành chính đặt tại Đà Lạt sẽ đảm bảo tính bền vững trong quản lý, tối ưu hóa nguồn lực phát triển và tạo động lực đưa tỉnh Lâm Đồng mới trở thành một trong những khu vực phát triển, đáng sống trong khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.
Quận Hoàng Mai thông qua nghị quyết thành lập, tên gọi 7 phường mới Đô thị

Quận Hoàng Mai thông qua nghị quyết thành lập, tên gọi 7 phường mới

TTTĐ - Ngày 25/4, HĐND quận Hoàng Mai (Hà Nội) thông qua chủ trương thành lập, tên gọi 7 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng và Lĩnh Nam.
Sẽ có 3 đặc khu kinh tế khi sáp nhập Kiên Giang, An Giang Đô thị

Sẽ có 3 đặc khu kinh tế khi sáp nhập Kiên Giang, An Giang

TTTĐ - Dự kiến, sau sáp nhập, số lượng đơn vị hành chính cấp xã, phường của hai tỉnh Kiên Giang và An Giang sẽ còn lại 102 đơn vị. Đồng thời, 3 đặc khu kinh tế sẽ được thành lập, mở ra những cơ hội phát triển mới cho khu vực.
Dự kiến sau sáp nhập 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh sẽ có 124 đơn vị cấp xã Đô thị

Dự kiến sau sáp nhập 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh sẽ có 124 đơn vị cấp xã

TTTĐ - Theo Dự thảo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh thì 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long sẽ sáp nhập thành tỉnh mới tên tỉnh Vĩnh Long, có 124 đơn vị hành chính cấp xã. Sau khi bỏ cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long dự kiến sắp xếp còn 8 phường và 27 xã; tỉnh Trà Vinh còn 41 xã, phường; tỉnh Bến Tre còn 48 xã, phường.
Xem thêm