Tag
Phiên giao dịch việc làm trực tuyến đầu năm 2022

Cơ hội cho doanh nghiệp tuyển dụng, bổ sung nguồn lao động

Lao động - Việc làm 23/02/2022 10:00
aa
TTTĐ - Nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động, hiện nay Trung tâm Dịch vụ việc làm tại các tỉnh, thành phố đang đẩy mạnh hoạt động kết nối, tư vấn cung ứng giới thiệu việc làm cho lao động với các doanh nghiệp.
Nhiều chính sách hỗ trợ “tiếp sức” phục hồi thị trường lao động Chuyển đối phương thức hoạt động, đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người tham gia Gói hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp giúp người lao động ổn định cuộc sống Người lao động hăng say sản xuất ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Hơn 20.000 chỉ tiêu tuyển dụng

Sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, nhu cầu tuyển dụng lao động của các công ty, doanh nghiệp tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận rất lớn. Nắm bắt được tình hình đó, ngày mai (24/2), Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với 7 trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh thành phố: Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang tổ chức phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 7 tỉnh, thành phố.

Đây là một trong những nội dung nhằm hiện thực hóa Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 26/1/2022 của UBND Thành phố Hà Nội về việc Hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022; Kế hoạch số 04/KH-TTDVVL ngày 11/2/2022 của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Ninh về việc phối hợp tổ chức Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 7 tỉnh, thành phố ngày 24/2/2022.

Ông Vũ Quang Thành, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội cho biết, thực hiện chỉ đạo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội về việc tăng cường kết nối cung – cầu lao động, mở rộng địa bàn tuyển dụng hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, giới thiệu làm cho người lao động do ảnh hưởng của dịch COVID – 19, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội xây dựng Kế hoạch 74/KH-TTDVVL ngày 11/2/2022 về việc phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang tổ chức phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 7 tỉnh, thành phố trong ngày 24/2/2022.

Cơ hội cho doanh nghiệp tuyển dụng, bổ sung nguồn lao động
Một buổi phỏng vấn trực tuyến ứng viên của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Tham gia Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 7 tỉnh, thành phố lần này có 90 đơn vị, doanh nghiệp với chỉ tiêu tuyển dụng là 19.345 việc làm. Riêng tại hệ thống Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, có sự tham gia của 34 doanh nghiệp với 1.030 chỉ tiêu.

Các vị trí cần tuyển dụng việc làm khá đa dạng như: Công nhân may, nhân viên bán hàng, nhân viên thu ngân, nhân viên Y tế, nhân viên kinh doanh, kỹ sư, kế toán, công nhân sản xuất, kỹ thuật viên, lao động phổ thông... Mức lương cho người lao động dao động từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng/tháng.

Ông Vũ Quang Thành cho biết, phiên giao dịch giới thiệu tư vấn việc làm là cơ hội cho doanh nghiệp tuyển dụng, bổ sung nguồn lao động còn thiếu nhằm phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như phục vụ sự phát triển kinh tế thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.

"Phiên giao dịch việc làm online kết nối 7 tỉnh, thành phố cung cấp thông tin thị trường lao động, kết nối cho người lao động bị mất việc làm, thay đổi việc làm do ảnh hưởng dịch COVID-19, sớm tìm được việc làm phù hợp với nguyện vọng của bản thân tạo ra thu thập, ổn định cuộc sống góp phần đảm bảo công tác an sinh xã hội, thị trường lao động ổn định, bền vững", ông Thành nói.

Người lao động và các doanh nghiệp quan tâm có thể đăng ký trước với Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tại số 215 Trung Kính, Hà Nội hoặc các sàn giao dịch việc làm tại các Trung tâm dịch vụ việc làm tại 7 tỉnh, thành phố ở trên để được tư vấn kết nối, tuyển dụng hoặc giới thiệu việc làm.

“Tiếp sức" cho người lao động

Chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhiều lao động làm việc tại các ngành, nghề như: Du lịch, vận tải, dịch vụ… bị mất việc hoặc sụt giảm thu nhập, khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Để tiếp sức cho người lao động, trong 2 năm qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ kịp thời cho các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Theo đó, nhiều lao động được nhận tiền hỗ trợ từ Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp… Các khoản hỗ trợ này đã giúp người lao động phần nào trang trải chi phí hằng ngày.

Cơ hội cho doanh nghiệp tuyển dụng, bổ sung nguồn lao động
Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ kịp thời cho các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh

Bên cạnh những hỗ trợ trên, bước vào giai đoạn phục hồi, theo Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh, để tiếp sức cho người lao động, hiện Bộ đang khẩn trương xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, trình Chính phủ thông qua để triển khai trong tháng 2/2022 gói hỗ trợ việc làm và bảo đảm an sinh xã hội thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ.

Trong đó, người lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà, cho vay ưu đãi để mua, thuê nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, đào tạo nghề… Cụ thể, Nhà nước sẽ hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà (mức hỗ trợ là 500.000 đồng/tháng) và lao động quay trở lại thị trường lao động (mức hỗ trợ 1 triệu đồng, tối đa trong 3 tháng). Bên cạnh đó, Bộ tăng cường kết nối cung cầu lao động toàn quốc, nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa các cơ sở đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm…

Liên quan đến thông tin này, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Kỹ thuật công nghiệp Á Châu, thuộc Cụm Công nghiệp Quất Động (huyện Thường Tín) Nguyễn Xuân Huy cho biết: Người lao động rất phấn khởi khi biết thời gian tới sẽ được hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà trọ. Ngoài ra, phía công ty cũng được hưởng chính sách ưu đãi của Chính phủ về miễn giảm thuế, lãi suất… Đây là sự quan tâm kịp thời, giúp doanh nghiệp và người lao động vượt qua khó khăn.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội) Vũ Quang Thành, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động làm việc tại nhiều doanh nghiệp, khiến thu nhập giảm sâu, nhiều người mất việc, giãn việc… Trong năm 2021, số lao động làm hồ sơ xin hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn là trên 63.000 người.

Đọc thêm

Long An: Đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm Lao động - Việc làm

Long An: Đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm

TTTĐ - Với quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu đào tạo nghề và giải quyết việc làm, từ đầu năm đến nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Long An đã phối hợp tốt với các ngành, địa phương và các trường đào tạo nghề tập trung thực hiện tốt công tác này; từ đó, góp phần ổn định xã hội, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn tỉnh.
Sôi nổi ngày hội việc làm dành cho sinh viên báo chí, truyền thông Lao động - Việc làm

Sôi nổi ngày hội việc làm dành cho sinh viên báo chí, truyền thông

TTTĐ - Sáng 23/8, trường Cao đẳng Truyền hình tổ chức Ngày hội việc làm thu hút gần 40 cơ quan báo chí, truyền thông, doanh nghiệp với gần 500 sinh viên tham gia.
Giải pháp thoát nghèo bền vững Lao động - Việc làm

Giải pháp thoát nghèo bền vững

TTTĐ - Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động; đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế, xóa đói giảm nghèo.
Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo động lực bứt phá Lao động - Việc làm

Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo động lực bứt phá

TTTĐ - Nguồn nhân lực có chất lượng và kỹ năng nghề có vai trò quan trọng trong phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, những năm gần đây, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
Điều tra tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố Lao động - Việc làm

Điều tra tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố

TTTĐ - Theo kế hoạch điều tra năm 2024 về lao động, tiền lương trong doanh nghiệp của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, việc điều tra sẽ được tiến hành tại 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố, đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước.
Miễn phí học nghề, lao động phi chính thức vẫn thờ ơ Lao động - Việc làm

Miễn phí học nghề, lao động phi chính thức vẫn thờ ơ

TTTĐ - Dù được miễn phí đào tạo nhưng tỉ lệ lao động phi chính thức đăng ký học nghề vẫn rất thấp. Ngoài chính sách chưa đủ hấp dẫn, các chuyên gia cho rằng, cần nâng cao công tác tuyên truyền, đồng thời bổ sung thêm các chế độ hỗ trợ khác để thực sự thu hút người lao động tham gia.
Viện Chiến lược và Chính sách y tế thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024 Lao động - Việc làm

Viện Chiến lược và Chính sách y tế thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024

TTTĐ - Viện Chiến lược và Chính sách Y tế - Bộ Y tế vừa thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024 với số lượng người làm việc ứng với vị trí việc làm cần tuyển là 7 người.
Người lao động là “chìa khóa tương lai” của ngành Công nghệ thông tin Lao động - Việc làm

Người lao động là “chìa khóa tương lai” của ngành Công nghệ thông tin

TTTĐ - ManpowerGroup – công ty cung cấp giải pháp nhân sự hàng đầu thế giới – ra mắt Báo cáo Thị trường lao động ngành Công nghệ thông tin (CNTT) 2024.
Cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi Lao động - Việc làm

Cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 12/2024/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi.
Công ty than Nam Mẫu - TKV thông báo tuyển sinh các nghề mỏ hầm lò năm 2024 Lao động - Việc làm

Công ty than Nam Mẫu - TKV thông báo tuyển sinh các nghề mỏ hầm lò năm 2024

TTTĐ - Công ty than Nam Mẫu - TKV thông báo tuyển sinh các nghề mỏ hầm lò năm 2024.
Xem thêm