Tag

Chương trình NTM khu vực miền núi phía Bắc có ý nghĩa chiến lược, quan trọng

Nông thôn mới 03/08/2019 20:28
aa
TTTĐ- Sáng 3/8/2019, Hội nghị tổng kết 10 năm (2010 - 2020) thực hiện "Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới khu vực miền núi phía Bắc" được tổ chức tại thành phố Hòa Bình. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 chủ trì hội nghị.

Chương trình NTM khu vực miền núi phía Bắc có ý nghĩa chiến lược, quan trọng

Buổi tổng kết 10 năm thực hiện nông thôn mới khu vực miền núi phía Bắc tại Hòa Bình sáng 3/8

Bài liên quan

Đông Anh chủ động, sáng tạo xây dựng nông thôn mới

603 xã ở khu vực miền núi phía Bắc về đích nông thôn mới

Đẩy mạnh công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm

Công tác xây dựng nông thôn mới của Thủ đô đi vào chiều sâu, bền vững

Vùng địa lý đặc biệt

Tham dự hội nghị có các Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo: Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung; gần 500 đại biểu lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, Ủy ban của Quốc hội, Tỉnh ủy, UBND của 14 tỉnh trong vùng và các tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới.

Đây là hội nghị tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới cấp vùng đầu tiên của cả nước. Dự kiến sau khi bốn hội nghị được tổ chức, hội nghị tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới toàn quốc sẽ diễn ra vào cuối năm nay tại tỉnh Nam Định.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Phó Trưởng ban Chỉ đạo trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cho biết: Khu vực miền núi phía Bắc (MNPB) bao gồm 14 tỉnh, với tổng diện tích là 95.222,3 km2 (chiếm 28,75% của cả nước), dân số trung bình khoảng 11.984.300 triệu người (chiếm 12,93% dân số cả nước) với trên 30 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa đặc trưng. Đây là khu vực có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, là phên giậu của cả nước; có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ; có tiềm năng, lợi thế về nông, lâm nghiệp, thuỷ điện, khoáng sản, du lịch và kinh tế cửa khẩu.

Tuy nhiên, khu vực MNPB cũng là khu vực có địa hình tự nhiên rất phức tạp, chia cắt hiểm trở, kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, kinh tế - xã hội chậm phát triển, nên sau 9 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, kết quả đạt được của các địa phương khu vực MNPB vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức so với các vùng khác của cả nước; Do đó, cần được nhìn nhận, đánh giá toàn diện về những vấn đề cần khắc phục trong thời gian tới để thúc đẩy xây dựng nông thôn của vùng MNPB bền vững và theo kịp tiến trình của cả nước.

Công tác chỉ đạo điều hành có nhiều đổi mới

Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện nông thôn mới ở khu vực này do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam trình bày cũng chỉ ra rằng vai trò chỉ đạo, điều hành của các địa phương trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015 nhận thức được tầm quan trọng của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (Chương trình), các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc đã tập trung thực hiện có hiệu quả công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Một số địa phương đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, chủ động ban hành cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ thực hiện Chương trình, tạo nên phong trào mang tính đột phá, có sức lan tỏa lớn và làm thay đổi nhận thức, quan niệm của cả hệ thống chính trị và người dân.

Tuy nhiên, đây là một Chương trình mới nên nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân dân về xây dựng nông thôn mới của cả nước nói chung và của các địa phương khu vực MNPB nói riêng chưa đầy đủ, vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước.

Chương trình NTM khu vực miền núi phía Bắc có ý nghĩa chiến lược, quan trọng

Giai đoạn 2016-2020: Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2017 các tỉnh miền núi phía Bắc đã thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia các cấp (tỉnh, huyện, xã).

Đồng thời, 100% các địa phương đã hoàn thành công tác kiện toàn, thành lập bộ máy tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp tổ chức quản lý và triển khai Chương trình. Các địa phương MNPB đã nhanh chóng đẩy mạnh công tác chỉ đạo thực hiện và đi chú trọng nâng cao chất lượng các nội dung của chương trình.

Trước đây, các địa phương chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng thì trong giai đoạn II đã chuyển sang thực hiện các nội dung trọng tâm, tác động trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân (như phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, bảo vệ và cải tạo cảnh quản môi trường, bảo tồn và phát triển văn hóa, phát triển du lịch nông thôn…).

Một số địa phương đã sớm chủ động phê duyệt và triển khai hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp (Sơn La, Hòa Bình…), Đề án triển khai Chương trình OCOP (Lào Cai, Bắc Kạn, Bắc Giang…);

Lãnh đạo chủ chốt của một số địa phương đã quan tâm, nhanh chóng vào cuộc để tập trung chỉ đạo thực hiện, cũng như vận động, thu hút doanh nghiệp đầu tư, phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn (Sơn La, Hòa Bình, Bắc Giang…), đẩy mạnh xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản của địa phương (Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La…).

Những kết quả đó đã tạo nên sự đột phá trong xây dựng nông thôn mới của khu vực MNPB, nhất là từ năm 2017 đến nay.

Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức đã được các địa phương chú trọng với những đổi mới về phương pháp, cách thức nhằm tạo chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ và các tầng lớp nhân dân về xây dựng nông thôn mới.

Từ sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số Đề án xây dựng nông thôn mới vùng đặc thù, 3 tỉnh (Điện Biên, Lào Cai, Bắc Kạn) đã xác định rõ được định hướng và giải pháp xây dựng nông thôn mới ở những địa bàn khó khăn; chủ động ban hành Kế hoạch và chỉ đạo các huyện, xã huy động nguồn lực, lồng ghép các chương trình dự án để giúp các xã trong vùng Đề án sớm hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới.

Qua đó, với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, một số tỉnh đã có kết quả khá rõ nét, góp phần đẩy nhanh tiến độ không còn xã dưới 5 tiêu chí (Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn…). Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng xây dựng Đề án “Hỗ trợ xây dựng nông thôn mới thôn, bản của các xã khó khăn, khu vực biên giới, vùng núi tỉnh Cao Bằng“.

Hoàn thành chỉ tiêu trước một năm

Với sự quyết liệt của chương trình mục tiêu quốc gia, được sự chỉ đạo sâu sát của Ban chỉ đạo đồng thời với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, chương trình đã hoàn thành chỉ tiêu trước một năm với những con số rất đáng mừng.

Tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình từ 2011-2019 bằng khoảng 15,6% so với cả nước. Tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các tỉnh trong vùng xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2019 tăng gấp 2,66 lần so với giai đoạn 2011-2015 (giai đoạn I) và chiếm khoảng 36% tổng vốn ngân sách Trung ương của cả nước.

Chương trình NTM khu vực miền núi phía Bắc có ý nghĩa chiến lược, quan trọng

Đến hết tháng 6/2019, khu vực miền núi phía bắc đã có 603/2.280 xã (26,45%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 18,34% so với cuối năm 2015, mức độ tăng thấp hơn so với bình quân cả nước là 32,79%), thấp hơn so với mức đạt chuẩn của cả nước (50,26%). Dự kiến đến hết năm 2019 có khả năng đạt 28%, hoàn thành sớm hơn 1 năm so mục tiêu được giao tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, có 7/14 tỉnh đã đạt và vượt mục tiêu phấn đấu đến 2020 được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1865/QĐ-TTg ngày 23/11/2017 là Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên.

Hiện nay, toàn vùng không còn xã nào đạt dưới 5 tiêu chí. Bình quân tiêu chí/xã đạt 12,28 tiêu chí (tăng 8,32 tiêu chí so với năm 2011 và tăng 2,9 tiêu chí so với năm 2015), thấp hơn so với bình quân chung của cả nước là 15,26 tiêu chí/xã.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm gian hàng trưng bày nông sản đặc sản của các tỉnh miền núi phía Bắc sáng 3/8, tại Hòa Bình
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm gian hàng trưng bày nông sản đặc sản của các tỉnh miền núi phía Bắc sáng 3/8, tại Hòa Bình

Cả vùng đã có 6 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ; huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên; thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình; thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn).

Một số tiêu chí nổi bật là toàn vùng đã xây dựng được trên 28.000 km đường giao thông nông thôn. Mạng lưới điện quốc gia đã bao phủ 100% số xã trong khu vực, 94,51% số thôn, bản có điện đã góp phần nâng cao điều kiện sống của người dân, đồng thời tạo điều kiện cho người dân áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất (nhất là chủ động về tưới), sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng cho sản xuất nông nghiệp,…

Tuy nhiên, nếu xét riêng từng tiêu chí thì toàn vùng còn có 7/19 tiêu chí đạt thấp, dưới 50% chỉ tiêu như 41,9% đạt tiêu chí giao thông nông thôn, 44,7% xã hoàn thành tiêu chí trường học, 39,6% đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, 40,2% xã đạt tiêu chí thu nhập, 42,3% số xã đạt tiêu chuẩn về thoát nghèo, 34,5% xã đạt tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm. Tiêu chí về thu nhập cũng còn hạn chế khi chỉ đạt 51,7% số xã.

Miền núi làm được, các nơi khác phải làm tốt hơn

Đó là một trong những ý nhấn mạnh của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khi phát biểu và kết luận tại Hội nghị. Đồng chí cũng nhắc lại những tư tưởng quan trọng của Nghị quyết 26/NQ-TƯ của Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn cần quán triệt trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia là: Tam nông là “chiến lược”, xây dựng nông thôn mới là “căn bản”, phát triển hiện đại hóa toàn diện nông nghiệp là “then chốt” và vai trò của nông dân là “chủ thể”.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo và kết luận tại Hội nghị
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo và kết luận tại Hội nghị

Cụ thể, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ rằng miền núi làm được, không có lý do gì các vùng khác lại không thể làm tốt hơn nữa, vì mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống người dân nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, miền ngược và miền xuôi.

Khu vực miền núi phía Bắc là vùng phên giậu của Tổ quốc, là cái nôi của Cách mạng nên những kết quả đạt được từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa chiến lược, quan trọng.

Từng có nhiều chuyến đi thị sát tại địa phương, chứng kiến những thay đổi tích cực ở các tỉnh trong vùng, nhất là trong sản xuất nông nghiệp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu điển hình Sơn La đã nhanh chóng vươn lên trở thành “trung tâm sản xuất, xuất khẩu trái cây” của vùng.

Ông đúc kết rằng nhiều loại quả chưa từng được trồng ở Sơn La nhưng nhờ phát triển các mô hình liên kết sản xuất và đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật mà các loại quả là đặc sản ở nơi khác về trồng ở Sơn La cũng ngon không kém như nhãn, vú sữa, na hoàng hậu, thanh long ruột đỏ, chanh leo tím, xoài, bơ… Thậm chí những đặc sản mới của Sơn La này còn xuất khẩu ra cả nước ngoài, gia tăng thu nhập cho người dân nông thôn.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm gian hàng trưng bày nông sản đặc sản của các tỉnh miền núi phía Bắc sáng 3/8 tại Hòa Bình
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm gian hàng trưng bày nông sản đặc sản của các tỉnh miền núi phía Bắc sáng 3/8 tại Hòa Bình

Việc các địa phương không tập trung xây dựng xã NTM mà đi vào thôn, bản nông thôn mới để sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư, nhanh chóng cải thiện đời sống người dân được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao. Đồng chí nhận định: “Sức sáng tạo của nhân dân là vô cùng quan trọng khi triển khai chính sách và các cấp, ngành phải căn cứ thực tiễn cuộc sống, hòa mình vào với đời sống nhân dân để đánh giá cách làm hay, nhân rộng trên địa bàn mình và trên cả nước”.

Trên cơ sở đó, đồng chí chỉ đạo sau hội nghị này, Bộ NN&PTNT đánh giá kỹ hơn việc triển khai Bộ tiêu chí NTM hiện nay theo tinh thần nghiên cứu các tiêu chí NTM kiểu mẫu cấp thôn - bản, cấp xã, huyện, phân cấp mạnh hơn cho các tỉnh, huyện trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tạo tiền đề triển khai ngay khi bước vào giai đoạn mới.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, ngoài cấp xã huyện, tới đây phải đặt trọng tâm vào NTM cấp thôn, bản, tính toán điều chỉnh về kinh phí về tiêu chí về kết cấu hạ tầng giao thông và tiêu chí thu nhập của các tỉnh trong vùng, làm cơ sở xây dựng chỉ tiêu cụ thể đối với vùng trong giai đoạn tới.

“Suy cho cùng, NTM có mục tiêu là sinh kế và đời sống người dân nên phải gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các công trình đảm bảo phát triển bền vững, tiếp cận nước sạch, nhà ở, văn hóa, giáo dục, vệ sinh môi trường... phải được thực hiện trên cơ sở sắp xếp lại dân cư, tập trung phát triển các đề án về sinh kế”, Phó Thủ tướng chỉ đạo và cho rằng, hiệu quả của công tác chỉ đạo, lãnh đạo xây dựng nông thôn mới cần là thước đo hiệu quả hoạt động và sự ủng hộ của người dân với chính quyền.

Cũng tại Hội nghị, Phó Thủ tướng đề nghị các tỉnh đánh giá kỹ hơn về chính sách để lại 8% tiền đấu giá sử dụng đất cấp xã để chi trả nợ đọng xây dựng cơ bản cũng như cơ cấu nguồn vốn đóng góp cho Chương trình để tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng ở trong và ngoài nước.

Để làm tốt các điều này, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực thi chính sách nói chung, vừa bảo đảm phát triển sản xuất, tăng cường cơ sở hạ tầng, vừa giữa gìn được nét văn hóa đặc trưng của vùng miền.

Đọc thêm

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc Nông thôn mới

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc

TTTĐ - Sáng 3/10, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai mạc "Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 năm 2024". Hội chợ có quy mô 100 gian hàng tiêu chuẩn và trên 1.000 m2 diện tích đất trưng bày được thiết kế, trang trí đặc biệt.
Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu Nông thôn mới

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Có thể thấy, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, việc nghiên cứu đưa ra các phương pháp canh tác nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai Nông thôn mới

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai

TTTĐ - Sau khi bão và hoàn lưu bão đi qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã và đang chuẩn bị mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả, khôi phục lại sản xuất nông nghiệp sau khi nước lũ rút nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trong thời gian sớm nhất.
Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ Nông thôn mới

Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ

TTTĐ - Từng là nhữn g vùng quê trù phú, giờ đây, nhiều cánh đồng, trang trại, bãi bồi… tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trở nên tan hoang, xơ xác sau cơn bão số 3 và trận mưa lũ lịch sử. Phần lớn lúa, hoa màu, cây cảnh, vật nuôi… của bà con nông dân đều ra đi sau cơn thịnh nộ của đất trời. Ước tính thiệt hại của ngành nông nghiệp Thủ đô sau trận bão, lũ vừa qua lên tới trên 2.286 tỷ đồng.
Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ Nông thôn mới

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ

TTTĐ - Hơn hai tuần kể từ khi cơn bão số 3 (YAGI) đổ bộ vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nền nông nghiệp Thủ đô dường như trở về “con số 0”. Lúa, hoa màu, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm… đều bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, kéo theo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung hàng hóa, thực phẩm cho người dân Thủ đô trong những tháng cuối năm. Vậy thành phố, các ban, ngành có giải pháp, chính sách như thế nào trong công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, giúp ngành nông nghiệp“vượt bão”, tiếp tục giữ vững vai trò là lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô?
Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Với những lợi thế sẵn có tỉnh Quảng Nam hoàn toàn có thể xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.
Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ Nông thôn mới

Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, đề xuất nhu cầu hỗ trợ để phát triển sản xuất cây vụ Đông, khôi phục sản xuất, bù đắp sản lượng lương thực, thực phẩm bị thiếu hụt do ảnh hưởng của bão, lũ.
Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước Nhịp sống phương Nam

Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước

TTTĐ - Tỉnh Bạc Liêu đã đứng đầu cả nước về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm (Khu công nghệ cao phát triển tôm) với mục tiêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.
Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025 Nhịp sống phương Nam

Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025

TTTĐ - Nước ta có 21 tỉnh ven biển sản xuất muối và lần đầu tiên, Festival nghề muối Việt Nam- Bạc Liêu “Hành trình trăm năm nghề muối - Đời người” sẽ diễn ra vào quý I/2025 với chủ đề: Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam.
Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia

TTTĐ - Sau 14 năm triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được nhiều thành quả cao với 100% toàn tỉnh đạt Nông thôn mới và không còn hộ nghèo đa chiều chuẩn quốc gia.
Xem thêm