Tag

Chủ động các kịch bản sản xuất, cung ứng hàng hóa trong bối cảnh dịch bệnh

Thị trường - Tài chính 04/08/2021 17:37
aa
TTTĐ - Xác định dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều khó khăn cho công tác cung ứng và lưu thông hàng hóa, Bộ Công thương đặt mục tiêu tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời, nhất là đối với các khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội.
Sáng 4/8, Hà Nội ghi nhận thêm 19 trường hợp dương tính mới Người dân cần cảnh giác với các chiêu lừa mạo danh cán bộ phòng, chống dịch Hà Nội hỗ trợ hơn 54 tỷ đồng tới người lao động bị ảnh hưởng dịch bệnh Hà Nội huy động cán bộ đẩy nhanh công tác duyệt hồ sơ "luồng xanh"

Đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu trong mọi tình huống

Ngay từ khi làn sóng dịch thứ tư bùng phát ở Bắc Giang, Bắc Ninh, đặc biệt TP HCM và các tỉnh phía Nam, Bộ Công thương đã cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bàn kế hoạch hợp tác trong sản xuất, cung ứng hàng hóa.

Dịch bệnh diễn biến phức tạp tại TP HCM và các tỉnh phía Nam, Bộ đã khẩn trương thành lập Ban Chỉ đạo cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; Đồng thời, thành lập "Tổ công tác đặc biệt" và Tổ Công tác tiền phương phòng, chống dịch Covid-19; Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan tại phía Nam để xử lý kịp thời các vấn đề nóng, vướng mắc, khó khăn trong công tác đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu.

Bộ Công thương đã gấp rút xây dựng phương án và triển khai quyết liệt 3 nhiệm vụ chính. Cụ thể, Bộ phối hợp cùng chính quyền, Sở Công thương các địa phương đánh giá khả năng cung ứng tại chỗ, xác định nhu cầu hàng hóa cần cung ứng trong tình huống phải thực hiện theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16. Tiếp đó là khẩn trương kết nối cung cầu giữa các địa phương, các nhà sản xuất, nhà phân phối theo cơ chế thị trường.

Chủ động các kịch bản sản xuất, cung ứng hàng hóa trong bối cảnh dịch bệnh
Bộ Công thương đã lên phương án đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu trong mọi tình huống (Ảnh tư liệu)

Đặc biệt, Bộ sẵn sàng làm nhiệm vụ điều phối hàng hóa cho các địa phương thiếu cục bộ; Phối hợp với cơ quan chức năng, các địa phương và các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam lên phương án tháo gỡ khó khăn trong vận chuyển hàng hóa thiết yếu; Triển khai các chương trình, hoạt động đẩy mạnh bán sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, cung ứng kịp thời cho người dân. Do đó, đến nay tình hình cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa thiết yếu được cải thiện, cơ bản không còn hiện tượng thiếu hàng, người dân xô đi mua hàng tích trữ, giá cả tương đối ổn định

Tuy nhiên, khi một số tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, đã xuất hiện tình trạng một số địa phương còn lúng túng và thực hiện thiếu thống nhất trong việc cho phép lưu thông hàng hóa khi thực hiện.

Để tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, Bộ Công thương đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép lưu thông như trong điều kiện bình thường các hàng hóa cần vận chuyển với điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19, ngoại trừ những hàng hóa cấm kinh doanh hoặc hàng hóa hạn chế kinh doanh theo quy định.

Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả

Xác định dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều khó khăn cho công tác cung ứng và lưu thông hàng hóa, Bộ Công thương đặt mục tiêu tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời, đảm bảo phân phối hàng hóa hợp lý giữa các vùng miền, ổn định cung cầu - giá cả và lưu thông hàng hóa trên địa bàn cả nước; Cùng với đó là đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng góp phần bảo vệ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước.

Đặc biệt, Bộ tăng cường các hoạt động xúc tiến, kết nối giữa nhà sản xuất, cung ứng với các nhà phân phối, các tổ chức xúc tiến thương mại trong nước ở các địa phương; Chủ động phối hợp, hỗ trợ và hướng dẫn các địa phương đối với hoạt động quảng bá, kết nối tiêu thụ nông sản trên môi trường số (trong điều kiện giãn cách xã hội).

Chủ động các kịch bản sản xuất, cung ứng hàng hóa trong bối cảnh dịch bệnh
Bộ Công thương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết: Bộ đã đặt ra ba nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong thời gian tới. Trước hết là nhiệm vụ cung ứng hàng hóa thiết yếu, phục vụ cho nhu cầu của người dân trên cả nước, nhất là đối với những địa phương đang có dịch, đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhiệm vụ thứ hai là vừa thúc đẩy sản xuất công nghiệp, duy trì thực hiện “mục tiêu kép” vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh. Nhiệm vụ thứ ba là duy trì mức tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu, đảm bảo mục tiêu cả năm, tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng 4-5% so với năm 2020 và cán cân thương mại tiếp tục duy trì đà xuất siêu.

Trong 7 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 185,33 tỷ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước, đây tiếp tục là dấu hiệu lạc quan, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng. Thời gian tới, dự báo hoạt động xuất nhập khẩu còn nhiều dư địa để tăng trưởng, khi các hiệp định thương mại tự do đang dần được thực thi một cách toàn diện hơn, hiệu quả hơn, được kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy các ngành xuất khẩu của Việt Nam.

Dự báo dịch bệnh có thể sẽ bùng phát mạnh hơn trong thời gian tới, do vậy, Thứ trưởng yêu cầu, bên cạnh việc đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, các đơn vị chức năng thuộc Bộ phải chú trọng thêm về nhiệm vụ giữ vững sản xuất công nghiệp, duy trì hoạt động xuất khẩu.

Về việc cung ứng hàng hóa, Thứ trưởng giao Vụ Thị trường trong nước làm đầu mối, mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động của Tổ công tác Tiền phương, không chỉ ở các tỉnh, thành phố phía Nam mà phải mở rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng đề nghị, Vụ Thị trường trong nước phải xây dựng các kịch bản cung ứng hàng hóa tương đương với các cấp độ của dịch bệnh. Đồng thời nhấn mạnh, trong mọi tình huống, phải đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân cả nước, nhất là ở các địa phương có dịch và đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.

Đối với nhiệm vụ sản xuất công nghiệp, Thứ trưởng giao Cục công nghiệp làm đầu mối, phải làm việc với các Hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp nắm bắt được những khó khăn trong sản xuất công nghiệp, nhất là trong các khu công nghiệp, chế xuất… từ đó có những giải pháp, đề xuất kịp thời để tháo gỡ khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất.

Về hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa, Thứ trưởng chỉ đạo Cục Xúc tiến thương mại phải có những biện pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản cấp bách cho các địa phương đang có nông sản vào thời vụ thu hoạch. Trong đó, ưu tiên tập trung tiêu thụ tại thị trường trong nước.

Về lĩnh vực thương mại điện tử, Thứ trưởng cho rằng đây là phương thức rất quan trọng và là xu thế tất yếu, trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay. Vì vậy, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cần phát huy hơn nữa hiệu quả của phương thức này.

Về hoạt động xuất nhập khẩu, Thứ trưởng yêu cầu Cục Xuất nhập khẩu làm đầu mối, nắm bắt các nhu cầu, khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu để kịp thời đề ra những giải pháp, tham mưu các chính sách phù hợp để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.

Đối với các đơn vị khác như: Vụ Thị trường Châu Á - Châu Phi, Vụ thị trường Châu Âu - Châu Mỹ… Thứ trưởng yêu cầu, cần tăng cường sự phối hợp, bám sát các thị trường xuất khẩu để có thông tin về thị trường, từ đó có các giải pháp phù hợp để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, nhất là đối với các mặt hàng nông sản.

Đọc thêm

Thành phố Vũng Tàu: Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng mạnh Thị trường - Tài chính

Thành phố Vũng Tàu: Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng mạnh

TTTĐ - Trong tháng 8/2024, thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) có tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 3.369 tỷ đồng, lũy kế 8 tháng năm 2024 đạt 28.215 tỷ đồng.
Tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân Thị trường - Tài chính

Tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Bộ Công thương vừa ban hành Công điện về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi).
Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão Thị trường - Tài chính

Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Khai mạc Lễ hội an toàn thực phẩm Tết Trung thu Thị trường - Tài chính

Khai mạc Lễ hội an toàn thực phẩm Tết Trung thu

TTTĐ - Tối 13/9, tại công viên Thống Nhất, Sở Công thương Hà Nội tổ chức khai mạc Lễ hội an toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024.
Tiêu điểm kinh doanh ASEAN: Định hình các ranh giới mới Thị trường - Tài chính

Tiêu điểm kinh doanh ASEAN: Định hình các ranh giới mới

TTTĐ - Khu vực ASEAN mang đến vô số cơ hội đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ vào môi trường kinh doanh độc đáo, thị trường tiêu dùng và cơ sở hạ tầng sản xuất mạnh mẽ.
Eximbank đồng hành khách hàng sau bão Yagi với chương trình ưu đãi Doanh nghiệp

Eximbank đồng hành khách hàng sau bão Yagi với chương trình ưu đãi

TTTĐ - Nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, Eximbank chính thức triển khai chương trình ưu đãi lãi suất vay nhằm đồng hành và chia sẻ khó khăn với khách hàng trong thời gian phục hồi và ổn định hoạt động kinh doanh.
Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định Thị trường - Tài chính

Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định

TTTĐ - Theo báo cáo của Quản lý thị trường Hà Nội, trong ngày 12/9, tình hình thị trường trên địa bàn tương đối ổn định, không xảy ra hiện tượng găm hàng, tăng giá.
Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá Thị trường - Tài chính

Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có buổi dự họp và phát biểu tại phiên đối thoại chính sách, nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh - HEF năm 2024 tổ chức vào cuối tháng 9 tới đây.
Giá xăng dầu giảm mạnh Thị trường - Tài chính

Giá xăng dầu giảm mạnh

TTTĐ - Giá xăng dầu trong nước giảm mạnh trong kỳ điều hành ngày hôm nay (12/9), trong đó các mặt hàng xăng đều giảm hơn 1.000 đồng mỗi lít.
Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng ý nghĩa dẫn đầu Thị trường - Tài chính

Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng ý nghĩa dẫn đầu

TTTĐ - Giai đoạn giữa năm, đặc biệt là mùa hè và dịp tựu trường, đã và đang trở thành thời điểm vàng cho mua sắm trực tuyến.
Xem thêm