Tag

Chế độ ăn uống cho người thiếu máu não

Chung tay vì an toàn thực phẩm 21/08/2023 17:23
aa
TTTĐ - Bệnh thiếu máu não đang có xu hướng trẻ hóa và diễn biến phức tạp hơn, khó kiểm soát hơn. Trong khi đó, một lối sống lành mạnh cùng chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý sẽ giảm nguy cơ mắc thiếu máu não.
Cấp cứu thành công nhiều ca đột quỵ não Mất đa dạng sinh học nguy hiểm cho sức khỏe con người như thế nào? Làm thế nào để hạn chế cơn thèm ăn và ngăn ngừa béo phì? Cứu sống bệnh nhân cùng lúc bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Thiếu máu não không chỉ xảy ra ở mùa đông

Tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu trên thế giới và là nguyên nhân đứng thứ 3 gây tử vong ở Việt Nam. Trong số đó, 2/3 số bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não, lứa tuổi trung bình bị đột quỵ thường trên 60.

Thiếu máu não là một cơ chế hay gặp do tổn thương não cấp tính do lưu lượng máu đến não bị suy giảm. Thiếu máu lên não là một trường hợp cấp cứu y tế; Nếu không được điều trị, khả năng cao sẽ xảy ra nhồi máu não hoặc bệnh lý tại não bộ do thiếu oxy, thiếu máu cục bộ toàn bộ. Từ đó, người bệnh có thể tử vong hoặc có nguy cơ tàn tật vĩnh viễn.

Nhiều người thường có suy nghĩ sai lầm cho rằng tai biến mạch máu não chỉ hay gặp vào mùa đông, khi thời tiết thấp, cơ thể dễ bị cảm lạnh. Tuy nhiên, trên thực tế, mùa nắng nóng hay thời điểm giao mùa cũng dễ bị tai biến do thời tiết cuối hè sang thu thay đổi thất thường, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao.

Chế độ ăn uống cho người thiếu máu não
Một bệnh nhân trẻ tuổi đột quỵ não điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai

Hiện nhiều bệnh viện đã ghi nhận các trường hợp người trẻ tuổi nhập viện do thiếu máu não đột quy gia tăng.

Nguyên nhân là do lối sống hiện đại của nhiều người trẻ ít vận động, sử dụng nhiều rượu bia, sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, ít chất xơ, các loại thức ăn nhanh, căng thẳng trong công việc… cũng làm tăng nguy cơ thiếu máu não như cholesterol cao, tăng huyết áp, stress, đái tháo đường…

Đáng lo ngại, triệu chứng đột quỵ ở những người ở độ tuổi trẻ có thể khác biệt so với người lớn tuổi nên người nhà thường chủ quan, không đưa đi cấp cứu sớm và chưa biết cách sơ cứu ban đầu trước khi đưa người bệnh đến bệnh viện.

Không ít trường hợp, bệnh nhân khởi phát với tình trạng đau đầu dữ dội, nôn, gáy cứng, nhìn mờ… nhưng người nhà lại chủ quan tự sơ cứu tại nhà với các mẹo dân gian như cạo gió, chích máu 10 đầu ngón tay, uống thuốc cảm… đến khi bệnh trở nên nặng mới nhập viện thì lúc này khả năng để hồi phục là rất khó khăn và để lại di chứng nặng nề.

Xây dựng chế độ ăn uống phòng tránh thiếu máu não

TS.BS Phan Nguyễn Thanh Bình - Trưởng Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cho biết: "Người có triệu chứng thiếu máu não cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, với sự kết hợp của cả thực vật lẫn động vật. Trong đó, chú ý cung cấp các chất tham gia tạo máu: Đạm, sắt, vitamin C, magie, folat, vitamin B12...

Chế độ ăn uống cho người thiếu máu não
Xây dựng chế độ ăn uống phòng tránh thiếu máu não

Một số thực phẩm tốt giúp cải thiện tuần hoàn não giàu đạm, sắt như thịt bò, hải sản, lòng đỏ trứng gà… Thực phẩm bổ sung chất xơ rất tốt cho người bị thiếu máu não là cà rốt, bông cải xanh, rau cần tây, bí ngô…

Bệnh nhân có thể dùng các loại thực phẩm giàu omega 3: Cá hồi, cá tuyết, cá trích, cá mòi, tảo biển...; Thực phẩm giàu polyphenols: đậu, hạt, trà, ca cao...; Thực phẩm giàu nitrate: rau diếp (xà lách), rau chân vịt (bó xôi)...

Một số loại quả như quả lựu giàu vitamin C, canxi, sắt… đóng vai trò tăng hấp thu sắt, tham gia trong quá trình tạo máu của cơ thể; Quả mâm xôi, quả dâu tây không chỉ giàu vitamin C mà còn chứa nhiều kẽm, carbohydrate, folate, chất chống oxy hóa hỗ trợ tăng khả năng hấp thu chất sắt và nâng cao sức khỏe cho hệ miễn dịch của cơ thể.

Nho khô, đặc biệt là nho đen khô giàu vitamin C và chất sắt hỗ trợ tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, từ đó làm tăng hemoglobin giúp tạo máu. Quả mận cũng loại trái cây này chứa nhiều chất sắt, magie, chất xơ, vitamin A, E cao từ đó giúp cho cơ thể có thể loại bỏ các gốc tự do có hại, ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần hạn chế mỡ động vật, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, phụ gia thực phẩm, thức uống có cồn. Người bị thiếu máu não cũng cần thực hiện việc kiểm tra sức khỏe đầy đủ".

Việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học là một cách để phòng tránh đột qụy hiệu quả. Do đó, bệnh nhân nên ăn nhiều các loại hoa quả, rau xanh, cá, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa, ít chất béo và tránh các loại thực phẩm quá ngọt, nhiều chất béo, thịt chế biến hoặc thực phẩm đóng hộp.

Ngoài chế độ ăn uống thì việc tập các bài tập thể dục hoặc chơi một môn thể thao nhẹ nhàng trong 30 - 40 phút hoặc hơn mỗi ngày giúp cải thiện lưu thông máu trong cơ thể, tăng cường máu lên não và giảm nguy cơ đột quỵ.

Thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu bia được chứng minh là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ. Đặc biệt đối với những người béo phì, huyết áp cao, ít vận động thì việc có những biện pháp cai thuốc lá, hạn chế dùng các loại đồ uống có cồn sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả hơn.

Đọc thêm

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

TTTĐ - Thời gian qua, Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết Trung thu 2024, Sở Y tế Hà Nội và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã liên tục kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu tại nhiều cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố.
Kỳ 2: Cảnh giác với những sản phẩm "nhà làm" Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kỳ 2: Cảnh giác với những sản phẩm "nhà làm"

TTTĐ - Những năm gần đây, thị trường các sản phẩm bánh Trung thu "tự làm" khá sôi động tuy nhiên việc quản lý, kiểm tra lĩnh vực này đang có những khó khăn nhất định.
Thu giữ gần 7.000 chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc Sức khỏe

Thu giữ gần 7.000 chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc

TTTĐ - Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Ninh vừa phối hợp với lực lượng chức năng bắt vụ vận chuyển bánh Trung thu trái phép với số lượng lớn.
Kỳ 1: Liên tiếp thu giữ các sản phẩm“nhiều không” Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kỳ 1: Liên tiếp thu giữ các sản phẩm“nhiều không”

TTTĐ - Càng gần đến dịp Trung thu, thị trường các sản phẩm bánh kẹo, bánh Trung thu càng tiêu thụ mạnh, sức mua cũng tăng lên nhanh chóng. Lực lượng chức năng cũng kịp thời truy xuất, thu hồi các sản phẩm không bảo đảm vệ sinh ATTP, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên địa bàn.
Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm hàng cứu trợ vùng bão lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm hàng cứu trợ vùng bão lũ

TTTĐ - Sở Y tế giao cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội thực hiện biện pháp kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các thực phẩm tài trợ, hỗ trợ, ủng hộ… cho Nhân dân trong vùng lụt bão.
Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh

TTTĐ - Cuối tuần vừa qua, hàng nghìn người dân Hà Nội đổ xô tới các siêu thị, chợ dân sinh mua nhu yếu phẩm, rau củ quả, thịt tươi sống tích trữ trước bão Yagi (bão số 3).
Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng

TTTĐ - Dù việc sản xuất kinh doanh bánh Trung thu handmade mang tính thời vụ, chỉ kéo dài trong khoảng hơn 1 tháng nhưng vấn đề an toàn thực phẩm được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu.
Không sử dụng gia súc, gia cầm chết để chế biến thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Không sử dụng gia súc, gia cầm chết để chế biến thực phẩm

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân vùng ngập lụt, ảnh hưởng mưa bão tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.
Những lưu ý để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lũ lụt Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những lưu ý để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lũ lụt

TTTĐ - Lũ trên sông Hồng ở Hà Nội vượt báo động 2 khiến Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc bị ảnh hưởng nặng nề. Lúc 0 giờ ngày 11/9, mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,54m, trên báo động 2 là 0,04m. Mưa lụt là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố. Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, người dân cần chú ý những điều sau:
Hỗ trợ người dân nhu yếu phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hỗ trợ người dân nhu yếu phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa lũ

TTTĐ - Nhằm đảm bảo nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh, quản lý chất thải sau bão số 3 và mưa lũ năm 2024, Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 4301/SYT-NVY ngày 9/9/2024 gửi các đơn vị y tế trong và ngoài công lập trực thuộc để triển khai thực hiện.
Xem thêm