Tag

Cấp mã số vùng trồng là “chìa khóa” đưa nông sản Việt ra thế giới

Nông thôn mới 24/10/2022 07:48
aa
TTTĐ - Đến nay, cả nước đã cấp 4.597 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu tại 54 tỉnh, thành phố. Việc thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản là yêu cầu bắt buộc của các nước nhập khẩu nhằm bảo đảm tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
Mở lối đưa nông sản Việt vào thị trường “cửa ngõ” châu Âu Tỉnh Thái Bình đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản, đặc sản Khắc phục tình trạng “bấp bênh” đầu ra cho nông sản Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khảo sát thực tế chuỗi sản xuất và cung ứng nông sản Hà Nội đã phát triển được 159 chuỗi sản xuất - tiêu thụ nông sản an toàn

“Hộ chiếu” xuất ngoại chính ngạch

Thời gian qua, ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh phát triển mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, nhờ vậy mở ra cơ hội lớn cho nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam.

Đơn cử, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau khi nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật giữa Việt Nam và Trung Quốc được ký, trái sầu riêng của Việt Nam đã chính thức được phép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đến nay, đã có 51 vùng trồng và 25 cơ sở đóng gói sầu riêng được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu.

Các vùng trồng đã được cấp mã số hiện có diện tích vào khoảng 3.000ha, sản lượng ước tính 68.000 tấn/năm. Số lượng xuất khẩu sầu riêng có thể tăng lên sau khi hồ sơ của các vùng trồng và cơ sở đóng gói khác được tiếp tục gửi để Tổng cục Hải quan Trung Quốc xem xét phê duyệt.

Chiều 17/9, lô hàng sầu riêng tươi đầu tiên của Việt Nam đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc với sự tham gia của 5 doanh nghiệp, tổng trọng lượng hơn 100 tấn.

Cấp mã số vùng trồng là “chìa khóa” đưa nông sản Việt ra thế giới
Đến nay, cả nước đã cấp 4.597 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu tại 54 tỉnh, thành phố

Sầu riêng chỉ là một trong những thí dụ điển hình có được “hộ chiếu” xuất ngoại chính ngạch. Việc cấp mã số vùng trồng được xem là “chìa khóa”, là điều kiện bắt buộc để nông sản Việt vươn ra thị trường thế giới. Nếu đáp ứng được các yêu cầu về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, ngành nông nghiệp còn rất nhiều cơ hội, tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch nhiều mặt hàng nông sản.

Tuy nhiên, trong quá trình thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói vẫn còn xảy ra một số bất cập. Cụ thể, nhiều địa phương chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này. Tỷ lệ diện tích cây trồng được cấp mã số vùng trồng chưa cao, mới chỉ tập trung ở một số cây ăn quả chủ lực.

Đáng chú ý, công tác giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói sau khi được cấp mã số tại một số địa phương vẫn còn những hạn chế, chưa bảo đảm đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của nước nhập khẩu.

Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Hoàng Trung thông tin: Hiện diện tích trồng trọt được cấp mã số vùng trồng trên địa bàn cả nước chưa cao, mới chỉ tập trung ở một số cây ăn quả chủ lực. Trong khi đó, công tác giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói sau khi được cấp mã số tại một số địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, chưa bảo đảm duy trì đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của nước nhập khẩu.

“Bên cạnh đó, tình trạng sử dụng sai mã số và sử dụng mã số của tổ chức, cá nhân khác để xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường diễn ra ngày càng phức tạp khiến nước nhập khẩu phải cảnh báo vi phạm hoặc tạm dừng nhập khẩu. Việc này đã ảnh hưởng lớn đến uy tín nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế và nghiêm trọng hơn là mất thị trường xuất khẩu”, ông Hoàng Trung nhấn mạnh.

Phát triển số lượng mã số vùng trồng

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, đến nay, cả nước đã cấp 4.597 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu tại 54 tỉnh, thành phố; 1.419 mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu cho các loại quả tươi (thanh long, xoài, vú sữa, chuối, bưởi, chanh không hạt, nhãn, vải, ớt, thạch đen...) được phép xuất khẩu sang Trung Quốc, Mỹ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Về phía các doanh nghiệp, theo Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (tỉnh Bến Tre) Ngô Tường Vy, các thị trường có yêu cầu khác nhau về mã số vùng trồng nhưng để được cấp mã số phải áp dụng sản xuất theo hướng an toàn. Do đó, các địa phương cần hướng dẫn nông dân ghi chép nhật ký sản xuất để có thể truy xuất nguồn gốc.

Các ngành chức năng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói...; Xử lý nghiêm trường hợp vi phạm để không ảnh hưởng đến những doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Cấp mã số vùng trồng là “chìa khóa” đưa nông sản Việt ra thế giới
Sầu riêng của Ðạ Huoai được cấp mã số vùng trồng, đây là điều kiện tiên quyết để sản phẩm xuất khẩu được sang thị trường Trung Quốc

Để thực hiện tốt công tác quản lý cũng như phát triển số lượng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, trước hết chính quyền các địa phương phải thật sự quan tâm vấn đề này.

Theo đó, các địa phương cần lên kế hoạch tuyên truyền, phổ biến cho người dân nắm rõ được tầm quan trọng của việc cấp, duy trì mã số vùng trồng; Duy trì việc tập huấn, nâng cao trình độ của cán bộ địa phương; Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các vùng trồng và cơ sở đóng gói theo quy mô sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.

Về phía cơ quan chức năng, để siết chặt công tác quản lý, mới đây Cục Bảo vệ thực vật đã yêu cầu Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng chỉ làm thủ tục kiểm dịch thực vật cho các lô hàng xuất khẩu có mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói đứng tên tổ chức, cá nhân sở hữu mã số. Trường hợp tổ chức, cá nhân xuất khẩu lô hàng không phải là chủ sở hữu mã số thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân đại diện mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói cho công ty xuất khẩu.

Trong trường hợp chủ mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói không trực tiếp xuất khẩu mà cho phép các tổ chức, cá nhân khác sử dụng mã số của mình thì phải có báo cáo bằng văn bản về Cục Bảo vệ thực vật…

Đọc thêm

Hà Nội hỗ trợ hơn 213 tỷ đồng phát triển sản xuất vụ Đông Nông thôn mới

Hà Nội hỗ trợ hơn 213 tỷ đồng phát triển sản xuất vụ Đông

TTTĐ - Sáng 4/10, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết Hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ Đông góp phần khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn TP năm 2024.
Nông nghiệp Hải Phòng ước thiệt hại gần 5.000 tỷ đồng sau bão số 3 Kinh tế

Nông nghiệp Hải Phòng ước thiệt hại gần 5.000 tỷ đồng sau bão số 3

TTTĐ - Chiều 3/10, Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí định kỳ tuần thứ 40 năm 2024 của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng tổ chức đã thông kê thiệt hại sau bão số 3 trên địa bàn ước là 4.881,898 tỷ đồng.
Nhiều giải pháp góp phần nâng cao chất lượng canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long Nông thôn mới

Nhiều giải pháp góp phần nâng cao chất lượng canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long

TTTĐ - Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa phối hợp với Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) và Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền tổ chức hội thảo quốc gia “Đất và phân bón” lần thứ nhất năm 2024 với chủ đề “Thực trạng độ phì nhiêu đất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác lúa”.
Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc Nông thôn mới

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc

TTTĐ - Sáng 3/10, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai mạc "Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 năm 2024". Hội chợ có quy mô 100 gian hàng tiêu chuẩn và trên 1.000 m2 diện tích đất trưng bày được thiết kế, trang trí đặc biệt.
Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1057/QĐ-TTg ngày 30/9/2024 công nhận huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu Nông thôn mới

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Có thể thấy, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, việc nghiên cứu đưa ra các phương pháp canh tác nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai Nông thôn mới

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai

TTTĐ - Sau khi bão và hoàn lưu bão đi qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã và đang chuẩn bị mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả, khôi phục lại sản xuất nông nghiệp sau khi nước lũ rút nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trong thời gian sớm nhất.
Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3 Nông thôn mới

Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

TTTĐ - TP Hà Nội đã triển khai một số chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất với tổng số kinh phí trong giai đoạn 2024-2025 là 2.346,18 tỷ đồng.
Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ Nông thôn mới

Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ

TTTĐ - Từng là nhữn g vùng quê trù phú, giờ đây, nhiều cánh đồng, trang trại, bãi bồi… tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trở nên tan hoang, xơ xác sau cơn bão số 3 và trận mưa lũ lịch sử. Phần lớn lúa, hoa màu, cây cảnh, vật nuôi… của bà con nông dân đều ra đi sau cơn thịnh nộ của đất trời. Ước tính thiệt hại của ngành nông nghiệp Thủ đô sau trận bão, lũ vừa qua lên tới trên 2.286 tỷ đồng.
Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ Nông thôn mới

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ

TTTĐ - Hơn hai tuần kể từ khi cơn bão số 3 (YAGI) đổ bộ vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nền nông nghiệp Thủ đô dường như trở về “con số 0”. Lúa, hoa màu, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm… đều bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, kéo theo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung hàng hóa, thực phẩm cho người dân Thủ đô trong những tháng cuối năm. Vậy thành phố, các ban, ngành có giải pháp, chính sách như thế nào trong công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, giúp ngành nông nghiệp“vượt bão”, tiếp tục giữ vững vai trò là lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô?
Xem thêm