Tag

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng học đường

Chung tay vì an toàn thực phẩm 11/10/2023 11:00
aa
TTTĐ - Thừa cân béo phì ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm và hiện nay đang có xu hướng tăng nhanh tại các thành phố lớn. Do đó, dinh dưỡng học đường là một trong các hoạt động rất quan trọng trong công tác chăm sóc, nâng cao sức khỏe học sinh.
Tập huấn công tác dinh dưỡng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế Ăn trái cây đúng cách để giữ trọn chất dinh dưỡng Sử dụng và bảo vệ nước sạch đúng cách để cải thiện dinh dưỡng, sức khỏe Người bị đau mắt đỏ cần chế độ dinh dưỡng ra sao?

Gần 56% học sinh lớp 5 thừa cân béo phì ở nội thành Hà Nội

Tại hội thảo quốc tế "Phát triển năng lực hệ thống trong công tác Dinh dưỡng học đường tại Việt Nam" mới đây, PGS.TS. Bùi Thị Nhung - Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho hay, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em và học sinh Việt Nam đang tăng.

Nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em và học sinh Việt Nam tăng do chế độ ăn không hợp lý, thừa năng lượng, chất đạm, thiếu vi chất; trẻ ít hoạt động thể lực; trẻ thích ăn các thức ăn nhanh, chế biến sẵn, thực phẩm có nhiều đường; đặc biệt cha mẹ, ông bà thích trẻ em bụ bẫm.

Trẻ em cần được vận động thể chất để tránh béo phì, thừa cân. Ảnh minh hoạ.
Trẻ em cần được vận động thể chất để tránh béo phì, thừa cân. Ảnh minh hoạ.

Theo khảo sát mới đây, tỉ lệ học sinh lớp 5 thừa cân, béo phì ở nội thành Hà Nội lên tới gần 56 %, ở ngoại thành dao động từ 20-30%.

Theo PGS. TS. Trần Thanh Dương - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho học sinh, trong nhiều năm qua Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp xây dựng các hướng dẫn thông tin, tài liệu và thực đơn về bữa ăn học đường.

Hiện nay việc triển khai bữa ăn học đường được thực hiện ở hầu hết các trường mầm non, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn trong công tác tổ chức và chất lượng bữa ăn học đường.

Tại Hội thảo các đại biểu đã thảo luận về các giải pháp can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng học đường và giáo dục dinh dưỡng ở Việt Nam, học tập các kinh nghiệm của các chuyên gia Nhật Bản về hoạt động dinh dưỡng học đường tại Nhật Bản. Được biết, Việt Nam cũng đã có Dự án Phát triển hệ thống dinh dưỡng Việt Nam (VINEP) với Nhật Bản từ 2013 về việc đào tạo cử nhân dinh dưỡng tiết chế.

Các nhà quản lý, các chuyên gia cũng cho rằng cần tập trung nghiên cứu xây dựng chính sách, phát triển nguồn lực, đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng bữa ăn học đường; truyền thông giáo dục dinh dưỡng học đường; giám sát tình trạng dinh dưỡng học sinh; huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện tốt công tác dinh dưỡng học đường góp phần thực hiện mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045.

Phát hiện sớm các dấu hiệu thừa cân béo phì ở trẻ em

Béo phì ở trẻ em rất nguy hiểm, không chỉ có nhiều nguy cơ trở thành người lớn béo phì mà còn mang đến một tương lai nhiều bệnh tật và hệ lụy xấu khi trưởng thành. Vì thế, cha mẹ cần nhận biết những dấu hiệu bệnh béo phì ở trẻ em nhằm có các biện pháp phòng tránh kịp thời.

Đầu tiên là dấu hiệu về số cân nặng của trẻ cao hơn so với mức bình thường. Chỉ số trung bình giữa cân nặng và chiều cao của trẻ nếu cao hơn 20% so với mức tiêu chuẩn thì cha mẹ phải nghĩ ngay tới tình trạng trẻ đang có nguy cơ bị béo phì. Đồng thời, một số vùng trên cơ thể như đùi, cánh tay, hai bên ngực, cằm xuất hiện mỡ thừa, việc đi lại của trẻ trông nặng nề, khó coi.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Trẻ béo phì thường có nhu cầu ăn rất tốt và cha mẹ cũng rất thích đáp ứng nhu cầu ăn uống của con Phần ăn của trẻ sẽ được tăng lên dần dần cùng với suy nghĩ trẻ càng lớn càng ăn nhiều là tất nhiên. Tuy nhiên nếu việc này xảy ra nhanh trong một thời gian ngắn và kéo dài liên tục thì cha mẹ nên xem chừng, vì chiều hướng béo phì chắc chắn đã đến rất gần.

Trẻ dễ béo phì nếu thích ăn và được cho ăn nhiều những món bột đường như cơm, sôcôla, kem, bánh ngọt... hoặc những món béo như thịt mỡ, thịt quay, thức ăn chiên, lăn bột,… Mặc dù trẻ con rất cần chất béo để tăng trưởng cơ thể và phát triển não bộ nhưng năng lượng dư thừa từ chất béo sẽ làm tăng cân nhanh hơn rất nhiều so với các chất dinh dưỡng khác.

Phần lớn trẻ nhỏ không chịu ăn rau cũng sẽ bị béo phì do khẩu phần ăn không cân đối mà nghiêng nhiều về những chất tạo năng lượng (béo, ngọt, đạm). Rau củ, trái cây là những thực phẩm giúp mau no nhưng lại cung cấp ít năng lượng và là nguồn cung cấp các vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể trẻ. Chất xơ trong rau củ, trái cây còn có tác dụng “quét” bớt chất béo trong đường ruột ra khỏi ống tiêu hóa và giảm lượng chất béo được hấp thu.

Thường ai cũng nghĩ trẻ ngủ nhiều mới bị béo phì nhưng thực ra trẻ béo phì thường thức khuya và ngủ ít hơn những trẻ có thể trạng bình thường. Trẻ béo phì thường thức khuya để xem thiết bị điện tử, mắt không ngừng dán vào màn hình, còn tay thì liên tục đưa thức ăn vào miệng. Thức khuya làm trẻ đói và cơ thể cần đòi hỏi ăn thêm. Việc ăn một bữa khuya giàu năng lượng rồi đi ngủ thì toàn bộ năng lượng đó sẽ hoàn toàn được dùng cho tạo mỡ dự trữ.

Cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động để phòng ngừa thừa cân béo phì ở trẻ. Theo đó, phụ huynh cần cho trẻ ăn đúng giờ theo bữa, đảm bảo đa dạng thực phẩm, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi; Không cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn ngọt (bánh kẹo, nước ngọt, chè, kem...), thức ăn béo (trà sữa, thức ăn nhanh, đồ chiên, xào, mỡ động vật...).

Đọc thêm

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

TTTĐ - Thời gian qua, Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết Trung thu 2024, Sở Y tế Hà Nội và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã liên tục kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu tại nhiều cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố.
Kỳ 2: Cảnh giác với những sản phẩm "nhà làm" Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kỳ 2: Cảnh giác với những sản phẩm "nhà làm"

TTTĐ - Những năm gần đây, thị trường các sản phẩm bánh Trung thu "tự làm" khá sôi động tuy nhiên việc quản lý, kiểm tra lĩnh vực này đang có những khó khăn nhất định.
Thu giữ gần 7.000 chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc Sức khỏe

Thu giữ gần 7.000 chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc

TTTĐ - Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Ninh vừa phối hợp với lực lượng chức năng bắt vụ vận chuyển bánh Trung thu trái phép với số lượng lớn.
Kỳ 1: Liên tiếp thu giữ các sản phẩm“nhiều không” Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kỳ 1: Liên tiếp thu giữ các sản phẩm“nhiều không”

TTTĐ - Càng gần đến dịp Trung thu, thị trường các sản phẩm bánh kẹo, bánh Trung thu càng tiêu thụ mạnh, sức mua cũng tăng lên nhanh chóng. Lực lượng chức năng cũng kịp thời truy xuất, thu hồi các sản phẩm không bảo đảm vệ sinh ATTP, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên địa bàn.
Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm hàng cứu trợ vùng bão lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm hàng cứu trợ vùng bão lũ

TTTĐ - Sở Y tế giao cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội thực hiện biện pháp kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các thực phẩm tài trợ, hỗ trợ, ủng hộ… cho Nhân dân trong vùng lụt bão.
Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh

TTTĐ - Cuối tuần vừa qua, hàng nghìn người dân Hà Nội đổ xô tới các siêu thị, chợ dân sinh mua nhu yếu phẩm, rau củ quả, thịt tươi sống tích trữ trước bão Yagi (bão số 3).
Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng

TTTĐ - Dù việc sản xuất kinh doanh bánh Trung thu handmade mang tính thời vụ, chỉ kéo dài trong khoảng hơn 1 tháng nhưng vấn đề an toàn thực phẩm được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu.
Không sử dụng gia súc, gia cầm chết để chế biến thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Không sử dụng gia súc, gia cầm chết để chế biến thực phẩm

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân vùng ngập lụt, ảnh hưởng mưa bão tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.
Những lưu ý để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lũ lụt Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những lưu ý để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lũ lụt

TTTĐ - Lũ trên sông Hồng ở Hà Nội vượt báo động 2 khiến Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc bị ảnh hưởng nặng nề. Lúc 0 giờ ngày 11/9, mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,54m, trên báo động 2 là 0,04m. Mưa lụt là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố. Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, người dân cần chú ý những điều sau:
Hỗ trợ người dân nhu yếu phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hỗ trợ người dân nhu yếu phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa lũ

TTTĐ - Nhằm đảm bảo nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh, quản lý chất thải sau bão số 3 và mưa lũ năm 2024, Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 4301/SYT-NVY ngày 9/9/2024 gửi các đơn vị y tế trong và ngoài công lập trực thuộc để triển khai thực hiện.
Xem thêm