Tag

Các làng nghề truyền thống tạo việc làm ổn định cho hơn 250 nghìn lao động

Nông thôn mới 10/09/2021 00:00
aa
TTTĐ - Những năm gần đây, các làng nghề, cơ sở nghề nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chủ động nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường để ổn định sản xuất, phát triển ngày càng toàn diện hơn. Đặc biệt, các làng nghề đã tạo việc làm ổn định cho hơn 250 nghìn lao động.
Chương trình OCOP góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn Nhiều điểm hấp dẫn tại hội chợ làng nghề và sản phẩm OCOP Việt 2020 Công nhận sản phẩm OCOP góp phần quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng Hà Nội có nhiều tiềm năng lựa chọn và phân hạng các sản phẩm OCOP Góp tâm huyết phát triển làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Vinh

Nâng cao đời sống người dân lao động

Nằm ở phía tây Thủ đô Hà Nội, huyện Thạch Thất nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống. Hiện, cả huyện có 59 làng có nghề với khoảng 14 nghìn hộ sản xuất, thu hút hơn 37 nghìn lao động nông thôn như làng nghề cơ kim khí Phùng Xá, xã Phùng Xá; Làng nghề đồ mộc - may xã Hữu Bằng; Làng nghề mây tre, giang đan ở xã Bình Phú; Làng nghề mộc Chàng Sơn, xã Chàng Sơn; Làng nghề mộc - xây dựng ở xã Canh Nậu, Dị Nậu; Làng nghề bánh chè lam thôn Thạch, xã Thạch Xá…

Những năm qua, các làng nghề ở Thạch Thất đã góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Các làng nghề truyền thống tạo việc làm ổn định cho hơn 250 nghìn lao động
Sản phẩm chè lam Thạch Xá (Thạch Thất, Hà Nội) được tiêu thụ nhiều vào dịp Tết, lễ

Trưởng phòng Kinh tế huyện Thạch Thất Hoàng Chí Lượng cho biết: Để phát huy được những tiềm năng lợi thế, thời gian qua, các làng nghề ở Thạch Thất đã không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã phù hợp thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng. Nhờ vậy, thị trường được mở rộng, doanh thu tăng đều qua từng năm.

Hiện nay, ngày công của một lao động tại các làng nghề ở vào khoảng từ 250.000 đến 300.000 đồng. Nhờ mức thu nhập ổn định, đời sống của người dân ở các làng nghề ngày càng nâng cao.

Cùng với làng nghề Thạch Thất, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) cũng nổi tiếng từ hàng nghìn năm nay. Trải qua bao thăng trầm và những thách thức về thị trường tiêu thụ, các sản phẩm lụa từ làng nghề này vẫn trụ vững và ngày càng góp phần đáng kể vào công cuộc xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Hiện nay, đây không chỉ là nơi mua bán sản phẩm mà còn dần trở thành một điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Điều này một mặt gia tăng sức bán sản phẩm lụa, mặt khác tạo thêm việc làm từ các dịch vụ du lịch, tạo điều kiện cho người dân nâng cao thu nhập và quảng bá văn hóa truyền thống.

Tăng cường xây dựng thương hiệu làng nghề

Theo ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, hiện thành phố Hà Nội có 1.350 làng nghề, làng có nghề. Trong đó có 313 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã; 207 làng có nghề đang phát triển, 287 làng có nghề có dấu hiệu mai một, 543 làng có nghề đã bị mai một.

Trong những năm qua Hà Nội đã tăng cường công tác bảo tồn và phát triển làng nghề, đến nay đã hỗ trợ được được 56 làng nghề xây dựng thương hiệu trong đó 20 làng nghề được hỗ trợ nhãn hiệu tập thể.

Các làng nghề truyền thống tạo việc làm ổn định cho hơn 250 nghìn lao động
Các làng nghề đã tạo việc làm ổn định cho hơn 250 nghìn lao động (Ảnh tư liệu)

Các sản phẩm của làng nghề đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, bao gồm: Sản phẩm may mặc; sản phẩm gốm sứ; sản phẩm dệt và thêu ren truyền thống; đồ gỗ phục vụ tiêu dùng và xây dựng; sản phẩm cơ khí; chế biến nông sản thực phẩm (bánh, bún, kẹo, giò chả, bánh chưng, chè…).

Mặc dù thu nhập bình quân của người lao động ở các làng nghề truyền thống nhìn chung là thấp, tuy nhiên vẫn cao hơn so với lao động thuần nông, phổ biến ở mức 5-6 triệu đồng/lao động/tháng. Bình quân tốc độ phát triển làng nghề tăng từ 6-15%/năm. Hoạt động sản xuất nghề nông thôn đã tạo ra việc làm ổn định cho hơn 250 nghìn lao động trên địa bàn nông thôn thành phố Hà Nội.

Các làng nghề đều có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu qua các năm. Trong đó, có khoảng 100 làng nghề đạt doanh thu từ 10 đến 20 tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt từ 20 đến 50 tỷ đồng/năm và khoảng 20 làng nghề đạt trên 50 tỷ đồng/năm, đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương.

Các làng nghề khác nhau, mức thu nhập của các lao động cũng có sự khác nhau, như: Các làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ thu nhập lao động bình quân đạt 18,5 triệu đồng/người/tháng; Làng nghề truyền thống nhiếp ảnh thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức thu nhập lao động bình quân đạt 10,8 triệu đồng/người/tháng; Làng nghề mây tre đan thôn Thái Hòa, xã Bình Phú, huyện Thạch Thất thu nhập bình quân đạt 11,2 triệu đồng/người/tháng…

Ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng và trình UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 12/4/2021 về Phát triển ngành nghề nông thôn năm 2021; Kế hoạch hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể làng nghề năm 2021.

Sở cũng đang tập trung xây dựng chính sách phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề trên địa bàn thành phố; Xây dựng Đề cương Đề án quy hoạch phát triển làng nghề Hà Nội giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2040; Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch hỗ trợ dự án phát triển ngành nghề nông thôn và hỗ trợ đánh giá tác động môi trường làng nghề; kế hoạch cơ giới hóa trong nông nghiệp.

Đọc thêm

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn Nông thôn mới

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn

TTTĐ - Ngày 17/9, tại Quảng Ngãi đã diễn ra hội thảo tổng kết dự án "Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn". Hội thảo do UBND huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi), tập đoàn ADM và World Vision International tại Việt Nam tổ chức.
Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Nông thôn mới

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa Nông thôn mới

Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa

TTTĐ - Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Xem thêm