Tag

Góp tâm huyết phát triển làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Vinh

Nông thôn mới 15/04/2020 17:34
aa
TTTĐ - Được tiếp xúc, gắn bó với những cây tre, cây mây từ khi còn nhỏ nên anh Nguyễn Phương Quang (36 tuổi, thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã sớm có tình yêu với nghề mây, tre đan truyền thống. Bằng tài năng và đôi bàn tay khéo léo của mình, anh Quang đã đưa sản phẩm mây tre Phú Vinh đến khắp các thị trường trong và ngoài nước. Anh cũng là người trẻ tuổi nhất được phong tặng danh hiệu nghệ nhân của làng nghề Phú Vinh.

Góp tâm huyết phát triển làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Vinh

Sản phẩm mây tre đan của Công ty TNHH Việt Quang cũng được chứng nhận là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao của huyện Chương Mỹ (Hà Nội)

Bài liên quan

Làng nghề truyền thống tìm hướng tháo gỡ khó khăn trong mùa dịch Covid-19

Miệt mài “giữ lửa” văn hóa truyền thống cho Hà Nội

Ươm tơ ở làng nghề truyền thống Thái Bình

Chương trình mỗi xã một sản phẩm: Sức bật cho nông thôn mới Thủ đô

Đưa hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội vươn ra "biển lớn"

Khơi dậy tiềm năng du lịch làng nghề của Hà Nội

Tình yêu nghề bắt nguồn từ gia đình

Đến thăm nghệ nhân Nguyễn Phương Quang mới biết, gia đình anh là gia đình duy nhất làm nghề thủ công truyền thống ở Thủ đô Hà Nội có ba đời đều được phong danh hiệu nghệ nhân. Chính vì sinh ra từ cái nôi của nghề truyền thống mây tre đan nên ngay từ nhỏ, anh Quang đã được thừa hưởng sự khéo léo, niềm đam mê với nghề đan lát truyền thống của gia đình.

Với 36 năm tuổi đời nhưng nghệ nhân Nguyễn Phương Quang đã có tới 26 năm tuổi nghề. Anh Quang kể rằng: “Năm tôi lên 10 tuổi, trong một lần ngồi xem bố và anh trai đan những chiếc giỏ xinh xắn, tôi đã chăm chú theo dõi và bắt đầu làm theo từ những bước đơn giản nhất. Chỉ sau một thời gian ngắn, tôi đã có thể đan thành thạo và chế tác ra những sản phẩm tinh tế, có kiểu dáng phong phú.

Khi bắt đầu có ý thức, tôi vẫn chưa hề có ý định phải tiếp nối truyền thống của gia đình, lúc đó tôi chỉ nghĩ đơn giản là mình cần một việc làm có thu nhập ổn định. Tuy nhiên, nghề đến với tôi cũng như một cái duyên, cái nghiệp vì cứ thỉnh thoảng trong đầu tôi lại lóe lên một ý tưởng về sản phẩm mới. Vậy là tôi lại mày mò nghiên cứu và chế tạo nó thành một sản phẩm cụ thể”.

Nhiều khi, để có được một sản phẩm ưng ý, anh Quang phải đan tới ba, bốn mẫu thử nghiệm với nhiều lõi đan khác nhau nhằm tìm ra lõi đan phù hợp nhất cho sản phẩm của mình. Chính vì tính cầu toàn như vậy nên những sản phẩm như giỏ xách, chao đèn, khay đựng ấm chén… của gia đình anh đều được giới sành chơi cũng như du khách quốc tế rất ưa chuộng.

Với lợi thế sẵn có là gia đình làm nghề truyền thống, cùng với ý trí, quyết tâm phát triển làng nghề, mang sản phẩm thủ công truyền thống của làng Phú Vinh đến với đông đảo khách hàng trong và ngoài nước, anh Quang đã bỏ rất nhiều công sức để tìm kiếm thị trường.

Đứng trước xu hướng công nghiệp hóa, đưa máy móc cạnh tranh với sức lao động của con người, anh Quang tâm sự: “Tôi không chạy theo xu hướng phát triển sản phẩm hàng loạt theo thị trường mà vẫn giữ nguyên cách làm thủ công, bởi sự tinh tế của từng sợ mây, sợi nan được chuốt bằng tay sẽ khiến sản phẩm có độ “nuột” hơn.

Nghệ nhân Nguyễn Phương Quang đang tỉ mỉ đan từng chi tiết nhỏ
Nghệ nhân Nguyễn Phương Quang đang tỉ mỉ đan từng chi tiết nhỏ

Hầu hết các sản phẩm của gia đình tôi làm ra đều bằng phương pháp thủ công, có màu sắc tự nhiên nhưng nếu muốn có màu đậm hơn, tôi áp dụng phương pháp cổ truyền mà cha tôi chỉ dạy, đó là đun nan, mây trong hỗn hợp nước lá thèn đen, lá sòi, lá bàng rồi vớt ra phơi khô, sau đó lại tiếp tục làm lại quy trình thêm vài lần nữa để cho màu đen ngấm vào từng thớ mây nhỏ mịn. Nhờ vậy mà từng sợi mây trắng ngà đã có màu đen tự nhiên”.

Để tăng tính thẩm mĩ cho các sản phẩm mây tre đan, anh Quang đã kết hợp với những vật liệu như gốm, sứ, gỗ… để cho ra đời những sản phẩm đẹp về mẫu mã và kiểu dáng. Bên cạnh đó, anh Quang vẫn áp dụng lõi đan cổ với các họa tiết truyền thống như đan hoa dâu, đan đường gấm, kết hợp với các đường kỉ hà để tạo điểm nhấn cho từng sản phẩm. Với cách làm cổ điển nhưng không bỏ qua những nét cách tân hiện đại, anh Quang đã góp phần bảo tồn kĩ thuật đan mây tre truyền thống hàng trăm năm của làng ngề Phú Vinh.

“Giữ lửa” truyền thống

Ở tuổi 28, anh Quang đã được phong danh hiệu nghệ nhân và được trao tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú. Hơn 20 năm gắn bó với nghề truyền thống là ngần đấy năm anh góp phần làm rạng danh truyền thống gia đình.

Bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự nghiệp của anh Quang là năm 2007, trong Hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, sản phẩm “Giỏ đựng trái cây” của anh Quang xuất sắc giành giải cao. Cũng trong thời gian này, nhiều du khách đã tìm đến gia đình Quang để đặt mua sản phẩm, vừa là để trang trí, vừa để xuất khẩu.

Anh cũng là tác giả của sản phẩm “Chiếc bình sen mây” cực kỳ tinh xảo có chiều cao tới 4,1m, đường kính 1,5m, tổng trọng lượng là 120kg được vinh danh trong Kỷ lục Guiness Việt Nam năm 2009 và trưng bày tại Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

“Tôi bắt tay vào làm chiếc bình này từ năm 2008, phải mất gần 2 năm tôi mới hoàn thành. Có lẽ đây là sản phẩm lớn nhất mà tôi đã từng làm về mây tre đan. Hy vọng đây cũng là sản phẩm thể hiện được tâm nguyện của một người con làng nghề đối với quê hương”, anh Quang chia sẻ với giọng hạnh phúc.

Với sự nhạy bén của tuổi trẻ, anh Quang đã mạnh dạn vay vốn thành lập công ty để mở rộng sản xuất. Sau hơn hai năm chuẩn bị cơ sở vật chất, Công ty TNHH Việt Quang đã ra đời. Sản phẩm mây, tre đan của “gia đình ba đời là nghệ nhân” không chỉ dừng lại tiêu thụ ở thị trường trong nước mà đã vươn tới thị trường Mỹ, Tây Ban Nha, Anh, Italia, Đức và cả thị trường nổi tiếng “khó tính” là Nhật Bản.

Đơn hàng ngày một nhiều, mỗi năm đem lợi nhuận về cho công ty hàng tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho hơn chục lao động và việc làm thời vụ cho khoảng 20 lao động tại địa phương. Trong thời gian tới, nghệ nhân Nguyễn Phương Quang muốn hướng tới những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo, chất lượng cao.

Anh nói rằng: “Do tình hình chung và nhu cầu sử dụng của thị trường thế giới ngày càng khắt khe nên tôi rất trăn trở làm sao có thể giữ được thương hiệu của làng nghề truyền thống. Bằng cách sáng tác những mẫu mới vừa mang dáng vẻ hiện đại đồng thời mang đặc thù của vùng miền, của mây tre Phú Vinh, tôi tin rằng sản phẩm của gia đình tôi sẽ có cơ hội phát triển bền vững”.

Với những cống hiến hết mình trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển làng nghề mây tre đan truyền thống Phú Vinh, chàng nghệ nhân trẻ Nguyễn Phương Quang đã vinh dự được nhận Huy hiệu tuổi trẻ sáng tạo do Trung ương Đoàn thanh niên trao tặng năm 2011, Giải thưởng Lương Định Của dành cho thanh niên nông thôn xuất sắc năm 2010 vì những đóng góp không nhỏ của mình cho làng nghề Phú Nghĩa cũng như cho ngành mây tre đan Việt Nam.

Đặc biệt, sản phẩm mây tre đan của Công ty TNHH Việt Quang cũng được chứng nhận là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao của huyện Chương Mỹ (Hà Nội).

Trang thông tin có sự phối hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

Đọc thêm

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn Nông thôn mới

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn

TTTĐ - Ngày 17/9, tại Quảng Ngãi đã diễn ra hội thảo tổng kết dự án "Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn". Hội thảo do UBND huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi), tập đoàn ADM và World Vision International tại Việt Nam tổ chức.
Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Nông thôn mới

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa Nông thôn mới

Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa

TTTĐ - Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Xem thêm