Cà Mau mùa nước nổi
Phân bón Cà Mau công bố định hướng phát triển bền vững Phân bón Cà Mau: Đồng hành nâng cao giá trị sầu riêng Việt Nam Phân bón Cà Mau: “Gieo yêu thương, gặt hạnh phúc” |
Cảnh sắc và nghề truyền thống tài hoa
Mùa nước nổi ở Cà Mau là một kỳ quan thiên nhiên đặc biệt, được tạo thành từ những dòng kênh rạch, cánh đồng ngập nước và những khu rừng ngập mặn rộng lớn.
Giai đoạn này, con nước dâng cao, bao phủ khắp các vùng đất, tạo nên một cảnh quan đầy lôi cuốn với những cánh đồng lúa, sen, và các loài thủy sinh khác.
Khung cảnh mùa nước nổi ở Cà Mau (Ảnh: Báo Cà Mau) |
Cảnh quan thiên nhiên hoang sơ này khiến du khách có cảm giác hòa mình vào không gian tĩnh lặng, gần gũi với thiên nhiên. Đây là cơ hội lý tưởng để tham gia các chuyến du lịch sinh thái, đi thuyền trên các con kênh, khám phá đời sống sông nước của người dân miền Tây hoặc đơn giản là thưởng ngoạn vẻ đẹp của các khu rừng ngập mặn, hệ sinh thái độc đáo của Cà Mau.
Bên cạnh vẻ đẹp thiên nhiên, Cà Mau còn nổi bật với những nghề thủ công truyền thống, gắn liền với đời sống người dân vùng sông nước. Những nghề này không chỉ thể hiện sự sáng tạo và tài hoa mà còn là nguồn thu nhập quan trọng, góp phần làm phong phú các sản phẩm du lịch.
Một trong những nghề thủ công lâu đời và đặc sắc ở Cà Mau nổi bật phải kể đến là nghề đan lát. Sản phẩm đan lát của người dân địa phương, từ những chiếc giỏ xách, thảm đến các vật dụng gia đình như chổi, mũ, giỏ tre, đều được làm từ nguyên liệu tự nhiên như cói, lục bình, tre. Mỗi sản phẩm đều mang dấu ấn riêng, thể hiện sự tỉ mỉ và khéo léo của người thợ.
Ngoài ra, nghề làm mắm cũng là một trong những nghề truyền thống mang đậm màu sắc chân chất. Bởi vì nhắc đến Cà Mau, không thể nào quên với nguồn thủy sản phong phú, đặc biệt là tôm, cá, cua, đã trở thành nơi sản xuất mắm nổi tiếng, đặc sản của miền Tây.
Các sản phẩm mắm Cà Mau, như mắm tôm, mắm cá, mắm cua, không chỉ là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của người dân địa phương mà còn là món quà đặc sản được du khách ưa chuộng.
Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiêu Minh Tiên cho biết: “Thời gian qua, tỉnh Cà Mau xác định phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch biển, đảo gắn với văn hóa bản sắc địa phương là định hướng xuyên suốt, lâu dài.
Khai thác các lợi thế sẵn có của điều kiện tự nhiên, giá trị văn hoá truyền thống từ các làng nghề truyền thống như tôm khô, cá khô, muối ba khía, gác kèo ong, đan đát... tạo nên dấu ấn du lịch khác biệt, độc đáo của địa phương.
Do đó, bức tranh về du lịch Cà Mau phải phát triển theo hướng du lịch xanh, có sự tham gia, đóng góp của cộng đồng để tạo nên sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, mang tính chất đặc trưng. Trong đó, du lịch trải nghiệm gắn liền với các hoạt động đời sống, sản xuất của người dân là loại hình cần được ưu tiên.
Đưa văn hóa truyền thống vào sản phẩm du lịch
Với bờ biển dài và hệ thống kênh rạch chằng chịt, Cà Mau là một điểm đến lý tưởng cho các tour du lịch sinh thái, khám phá cuộc sống sông nước.
Tuy nhiên, những năm gần đây, tỉnh đã chú trọng hơn vào việc kết hợp văn hóa truyền thống vào các hoạt động du lịch tạo ra những sản phẩm độc đáo mang đậm dấu ấn địa phương. Các nghề thủ công như đan lát, làm mắm, hay chế biến thủy sản truyền thống đã trở thành điểm nhấn trong hành trình du lịch của nhiều du khách.
Theo số liệu từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau cho biết trong 10 tháng đầu năm 2024, tỉnh đã đón hơn 1,7 triệu lượt khách, với doanh thu đạt hơn 2.557 tỷ đồng, tăng 6,16% so với cùng kỳ năm 2023. Đó là một trong những thành quả ấn tượng và quan trọng thúc đẩy sự kết hợp giữa thiên nhiên và con người tại nơi đây.
Mùa nước nổi là dịp lý tưởng để trải nghiệm văn hóa, ẩm thực và đời sống của người dân vùng sông nước (Ảnh: Thanh Huyền) |
Ngoài ra, trong năm 2024, tỉnh còn đã triển khai nhiều dự án phát triển du lịch cộng đồng giúp người dân tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch, vừa bảo tồn văn hóa truyền thống, vừa nâng cao thu nhập.
Các mô hình du lịch cộng đồng như tham quan làng nghề, trải nghiệm nghề thủ công truyền thống, hay tham gia các lễ hội địa phương đã thu hút được sự quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ông Tiêu Minh Tiên kỳ vọng: “Để thúc đẩy hơn nữa phát triển du lịch tỉnh nhà, thời gian tới ngành chức năng tỉnh chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, gắn liền phát triển xứng tầm với điều kiện tài nguyên thiên nhiên.
Tỉnh đã và đang xây dựng chiến lược tăng trưởng du lịch tỉnh trong thời gian tới, trong đó du lịch xanh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với phát triển nông nghiệp, tạo sản phẩm du lịch OCOP là then chốt.
Với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Cà Mau sẽ tiếp tục khôn ngừng khai thác những giá trị văn hóa truyền thống trong các sản phẩm du lịch. Ưu tiên chủ yếu khách nội địa với mục tiêu đạt khoảng 2 triệu lượt khách, doanh thu đạt trên 3 nghìn tỷ đồng và tăng trưởng du lịch đạt trên 10%/năm cho những năm tiếp theo.