Bình Dương quyết tâm đạt được tiêu chuẩn y tế quốc gia
Tỉnh đoàn Bình Dương và báo Tuổi trẻ Thủ đô ký kết chương trình phối hợp toàn diện Bình Dương chủ động phòng cháy, chữa cháy đối với chung cư, nhà cao tầng |
Hiện nay, việc triển khai và hoàn thành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã đến năm 2030 đang đứng trước ý nghĩa lớn lao trong việc nâng cao hiệu quả và năng lực của hệ thống y tế cơ sở. Tuy nhiên, đầu đầu thách thức lớn nhất nằm ở việc triển khai 10 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia của tỉnh. Nhiều trạm y tế vẫn còn khó khăn, đặc biệt là về trang thiết bị và đội ngũ bác sĩ.
Để đẩy nhanh lộ trình xây dựng các xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế, ngành y tế tỉnh đã phối hợp với các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến huyện, xã làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe. Ngành đã trực tiếp cùng với 9 trung tâm y tế huyện, thị, thành phố rà soát những vấn đề khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện để có biện pháp giải quyết, tháo gỡ; tiêu chí nào dễ làm trước, tiêu chí nào khó làm sau.
Ngành y tế tỉnh Bình Dương phúc tra xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã đến năm 2030 (Ảnh: Hoàng Linh) |
Tại tỉnh Bình Dương, có tổng cộng 91 trạm y tế tại xã, phường, và thị trấn. Việc nâng cao chất lượng và đạt chuẩn Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã đã được đặt lên hàng đầu. Ngành y tế tập trung vào việc tuyên truyền, huy động nguồn lực, và thúc đẩy đầu tư từ cả nguồn vốn Nhà nước và xã hội. Cụ thể, việc đào tạo và bố trí nguồn nhân lực theo vị trí việc làm, cũng như xây dựng kế hoạch bảo đảm có bác sĩ làm việc định kỳ tại các trạm, đã được quan tâm đặc biệt.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Dầu Tiếng cho biết, với mục tiêu phấn đấu đạt chuẩn quốc gia về y tế, UBND huyện Dầu Tiếng đã chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện tiếp tục hỗ trợ các xã, thị trấn hoàn thiện lộ trình 10 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về y tế. UBND huyện quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị khám, chữa bệnh, và tập trung vào đội ngũ cán bộ y, bác sĩ có trình độ chuyên môn, tay nghề, áp dụng phương pháp chữa bệnh mới vào điều trị, đồng thời chú trọng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân”.
Bình Dương ưu tiên đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại để người dân được yên tâm điều trị |
Hiện tại, ngành y tế tỉnh đang tiến hành phúc tra xã để đảm bảo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã đến năm 2030. Theo Bác sĩ Huỳnh Minh Chín, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương, Bộ tiêu chí quốc gia về y tế là một trong những kim chỉ nam để y tế cơ sở triển khai tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các trạm y tế tự chấm điểm theo thang điểm của bộ tiêu chí, sau đó Sở Y tế thành lập các đoàn phúc tra với đầy đủ thành phần theo hướng dẫn của Quyết định số 1300/QĐ- BYT của Bộ Y tế để có đánh giá toàn diện, khách quan.
Bộ tiêu chí mới rất rõ ràng, cụ thể nên việc chấm điểm rất thuận lợi, song nhiều tiêu chí nhỏ gộp trong một danh mục tiêu chí lớn nên nếu không đạt tiêu chí lớn này số điểm bị trừ rất nặng. Tiêu chí dễ bị trừ điểm nhất của các trạm y tế là về khám, chữa bệnh y học cổ truyền và phục hồi chức năng.
Bình Dương đang rất thiếu bác sĩ, địa phương này đang có nhiều chính sách thu hút, đào tạo nâng cao năng lực khám, điều trị cho người dân |
Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1300/QĐ-BYT về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã đến năm 2030. Đây là những yêu cầu cơ bản đối với y tế xã cần đạt đến năm 2030.
Hàng năm, các xã đánh giá 10 tiêu chí quốc gia của y tế xã. Xã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế phải đạt từ 80 điểm trở lên và có thời hạn trong 3 năm, nếu các năm tiếp theo không đạt thì phải rút danh hiệu đã công nhận.
Ngành y tế tỉnh đã phối hợp với các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến huyện, xã làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe để đẩy nhanh lộ trình xây dựng các xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế. Ngành đã trực tiếp cùng với 9 trung tâm y tế huyện, thị, thành phố rà soát những vấn đề khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện để có biện pháp giải quyết, tháo gỡ.
Trước đó, ông Nguyễn Lộc Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã có những chia sẻ về khó khăn, vướng mắc của ngành y tế cho biết, ngành y tế đang đối mặt với việc thiếu nhân sự chuyên môn. Đội ngũ nhân viên y tế có tay nghề và thâm niên ở khu vực công đã nghỉ việc hoặc chuyển sang y tế tư nhân, đặc biệt là những bác sĩ, chuyên viên, kỹ thuật viên, điều dưỡng viên có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn. Ngành cũng rất khó khăn trong việc tuyển mới điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên do đặc thù ngành học vất vả, không có điều kiện làm thêm để tăng thu nhập như bác sĩ. Một số bệnh viện, cơ sở y tế gặp khó khăn khi thực hiện cơ chế tự chủ; tình hình thiếu thuốc, vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm gây khó khăn cho công tác khám, chữa bệnh và hoạt động chung của đơn vị. Các vụ việc xử lý kỷ luật, thậm chí vướng vòng lao lý của cán bộ ngành y tế thời gian gần đây đã ảnh hưởng rất lớn, nhiều người có kinh nghiệm trong công tác đấu thầu đã xin nghỉ việc, cán bộ, công chức, viên chức e ngại khi tham gia vào công tác đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế… Tỉnh cũng cần thay đổi hoạt động đào tạo theo hướng ngày càng bài bản, chuyên nghiệp, liên tục đào tạo cho các y, bác sĩ, điều dưỡng với các khóa ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ trình độ sơ cấp đến chuyên môn cao. Về vấn đề tự chủ bệnh viện, theo ông vẫn còn chồng chéo trong các quy định pháp luật liên quan gây khó khăn cho các đơn vị y tế; nên cho phép mỗi đơn vị quyết định giá dịch vụ phù hợp để tạo nguồn thu phục vụ hoạt động. |
Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 20301. Chỉ đạo, điều hành công tác CSSK 2. Nhân lực y tế 3. Cơ sở hạ tầng TYT xã 4. Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác 5. Y tế dự phòng, Phòng, chống HIV/AIDS, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm 6. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và Y học cổ truyền 7. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em 8. Dân số - Kế hoạch hóa gia đình 9. Truyền thông - Giáo dục sức khỏe 10. Ứng dụng công nghệ thông tin. |