Tag
Dạy và học trực tuyến: Từ giải pháp tình thế đến chiến lược mang tầm vóc quốc gia

Bài 5: Cần đầu tư mạnh mẽ, quyết liệt xây dựng hạ tầng, dữ liệu

Giáo dục 12/09/2021 00:00
aa
TTTĐ - Cần phải đầu tư quyết liệt về hạ tầng, dữ liệu... đó là khẳng định của PGS.TS Chu Cẩm Thơ, nhà sáng lập POMATH, Trưởng ban Nghiên cứu đánh giá Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam về giải pháp dạy và học trực tuyến.
Bài 4: Những vùng “trắng” công nghệ thông tin Bài 3: Thích ứng nhanh theo đòi hỏi của thực tế Bài 2: Những bài giảng "có hồn" kết tinh từ tâm huyết, sáng tạo Dạy và học trực tuyến: Từ giải pháp tình thế đến chiến lược mang tầm vóc quốc gia

Tạo tài nguyên dùng chung

Cụ thể, PGS.TS Chu Cẩm Thơ đánh giá, dạy trực tuyến được coi là một nội dung quan trọng trong chuyển đổi số trong giáo dục, với mục tiêu kép. Đó là, vừa tiến hành các hoạt động giảng dạy trên nền tảng số, vừa đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục năng lực số cho công dân (bao gồm nhân lực ngành Giáo dục và các học sinh là công dân tương lai). Chính vì vậy, để chuyển đổi số thành công trong giáo dục, thì việc đầu tiên đó là tiến hành thành công dạy học trực tuyến.

PGS.TS Chu Cẩm Thơ
PGS.TS Chu Cẩm Thơ

Tuy nhiên, bà Chu Cẩm Thơ cũng phân tích để dạy học trực tuyến đạt hiệu quả, chất lượng thì không đơn giản. Theo đánh giá của một số nghiên cứu được thực hiện sau các đợt giãn cách bởi tác động của dịch Covid-19 và quá trình triển khai dạy học trực tuyến trong 20 năm qua thì việc dạy học online mới đạt được yêu cầu ở mức độ thấp, đó là duy trì việc học và tương tác giữa giáo viên và học sinh. Còn lại, rất ít các nhà trường (cả ở đại học và phổ thông) và các sản phẩm giáo dục trực tuyến có được hệ sinh thái học tập toàn diện ở cấp độ cao, phát huy thực sự sức mạnh của công nghệ.

Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay, ngành Giáo dục xác định năm học 2021-2022 học trực tuyến không phải là giải pháp tình thế mà sẽ là giải pháp lâu dài, ổn định trong dịch bệnh.

Để kịp thời hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến và thúc đẩy phát triển xã hội số, tại lễ phát động chương trình "Sóng và máy tính cho em" ngày 12/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ TT&TT khẩn trương xây dựng và triển khai ưu tiên nguồn lực hỗ trợ học sinh khó khăn không có phương tiện học tập trực tuyến, bảo đảm công bằng trong tiếp cận phương thức dạy và học mới.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, Bộ đã xây dựng phương án hướng dẫn tận dụng các bài giảng điện tử có sẵn ở trên mạng. Bộ cũng chuẩn bị kho học liệu lớn trên cổng thông tin điện tử, kết nối trên YouTube…

PGS.TS chu Cẩm Thơ cho rằng, nhiều người vẫn coi dạy trực tuyến là tạm thời trong mùa dịch
Nhiều người vẫn coi dạy trực tuyến là tạm thời trong mùa dịch

Chủ trương là vậy nhưng chắc chắn không thể một sớm một chiều đồng bộ được từ nông thôn đến miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Vì thế, bà Chu Cẩm Thơ cho rằng, chúng ta cần tập trung vào tăng cường năng lực công nghệ cho giáo viên, cụ thể là chuyển đổi bài dạy từ trực tiếp sang trực tuyến. Điều đó giúp giúp giáo viên tìm, lựa chọn được công nghệ phù hợp để hiện thực hóa ý tưởng sư phạm của mình trong dạy học trực tuyến. Bên cạnh đó, giáo viên phải dành thời gian học sử dụng, luyện tập thành thạo các kĩ năng…

“Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy, mỗi nhà trường hoặc cụm trường có thể lựa chọn công nghệ, rồi tập huấn cho giáo viên. Các giáo viên cùng tạo ra giáo án để trở thành tài nguyên dùng chung. Những hành động như vậy sẽ là giải pháp tạm thời, giúp vượt qua khó khăn của giáo dục trong giai đoạn hiện nay”, bà Chu Cẩm Thơ nhấn mạnh.

Chúng ta cũng biết rằng, có rất nhiều học sinh, sinh viên chưa được trang bị đầy đủ thiết bị, hạ tầng để sẵn sàng cho dạy học trực tuyến. Ngoài ra, tâm lý của phụ huynh và học sinh, sinh viên cũng chưa sẵn sàng coi học trực tuyến là xu hướng lâu dài mà vẫn chỉ là học tạm trong mùa dịch hiện nay.

Bài 5: Cần có sự đầu tư mạnh mẽ, quyết liệt để xây dựng hạ tầng, dữ liệu

Bên cạnh đó, nhận thức, ý thức tham gia dạy, học trực tuyến của thầy và trò chưa thể hiện được. Dạy học trực tuyến không phải giải pháp tình thế trong mùa dịch mà phải là phương thức bắt buộc, đồng hành với dạy học trực tiếp để phát triển năng lực người học trong thời đại ngày nay.

Cần có chiến lược chuyển đổi số trong giáo dục

Từ những lý do trên, bà Chu Cẩm Thơ cho rằng, với sức mạnh của công nghệ, chúng ta nên nghĩ đến việc dạy học trực tuyến sẽ giúp thực hiện những ý tưởng sư phạm mà bình thường khó làm được. Đó là, học cá nhân hóa. Theo đó, người học có thể học mọi lúc, mọi nơi; Học với chương trình phù hợp năng lực, sở thích của mình.

Dạy học sáng tạo với sự hỗ trợ của “người thầy công nghệ” đã thể hiện ngày càng tốt ý tưởng sư phạm trong tạo ra cơ hội tương tác, phong cách và sản phẩm học tập, nhóm học tập với sự hỗ trợ của đa phương tiện. Giáo dục trực tuyến, đa văn hóa với lớp học toàn cầu có thể kết nối người học khắp nơi; khai thác nguồn tri thức khổng lồ.

Dạy học trực tuyến cần phải thay đổi từ trong nhận thức của cá người dạy và người học
Dạy học trực tuyến cần phải thay đổi từ trong nhận thức của cả người dạy và người học

Chỉ bấy nhiêu lợi ích từ công nghệ, chúng ta có khẳng định rằng dạy học trực tuyến không phải là giải pháp tình thế, mà là giải pháp dạy học cần được thực hiện trong thời đại ngày nay. Trong lĩnh vực GD&ĐT, chuyển đổi số sẽ hỗ trợ đổi mới giáo dục và đào tạo theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời.

Bà Chu Cẩm Thơ nhấn mạnh: “Để dạy và học trực tuyến không phải là giải pháp tình huống trong bối cảnh dịch bệnh, chúng ta cần có chiến lược chuyển đổi số trong giáo dục, với sự đầu tư hạ tầng số, dữ liệu, tài nguyên giáo dục số đồng bộ. Từ đó, chúng ta có thể tiến hành giáo dục kết hợp trực tiếp và trực tuyến.

Song song với đầu tư hạ tầng công nghệ, nguồn dữ liệu, tài nguyên giáo dục số, hệ thống quản trị số đồng bộ, chúng ta cũng cần đào tạo lại nguồn nhân lực trong ngành giáo dục để các kỹ năng quản trị, giảng dạy… đáp ứng được yêu cầu”.

Với những lý do trên, bà Chu Cẩm Thơ cho rằng ngành Giáo dục nói riêng và hệ thống chính trị nói chung cần có sự đầu tư mạnh mẽ, quyết liệt để xây dựng hạ tầng, dữ liệu, nâng cao năng lực số cho đội ngũ; Thay đổi mô thức quản trị để chuyển đổi số thực sự được diễn ra và trở thành nguồn lực quyết định sự tiến bộ về chất cho giáo dục Việt Nam.

Để dạy học trựuc tuyến không phải là giải pháp tình thế, cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng, thay đổi nhận thức....
Để dạy học trực tuyến không phải là giải pháp tình thế, cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực...

Trước nhu cầu bức thiết của việc ứng dụng CNTT vào dạy và học trong tình hình dịch bệnh, đòi hỏi ngành Giáo dục phải nhanh chóng tìm ra các giải pháp hữu hiệu. Ngành GD&ĐT cũng coi ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy là việc làm cần thiết nếu muốn bứt phá cho tương lai và cũng là nhu cầu nội tại từ tình hình dịch bệnh hiện nay.

Để chuẩn bị cho điều này, từ tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, với mục tiêu Việt Nam gia nhập nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI). Trong đó, giáo dục là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong triển khai thực hiện chuyển đổi số…

Cùng với sự chuẩn bị có tính chiến lược và tạo đà, thử thách thông qua đợt dịch Covid-19 lần này, chúng ta sẽ biến gian nguy thành cơ hội để đột phá thúc đẩy ngành Giáo dục cất cánh trong tương lai.

Đọc thêm

Quốc học Huế gia nhập thành viên mạng lưới LabelFrancÉducation Giáo dục

Quốc học Huế gia nhập thành viên mạng lưới LabelFrancÉducation

TTTĐ - Trường THPT chuyên Quốc học Huế đáp ứng các điều kiện và chính thức gia nhập mạng lưới LabelFrancÉducation (Pháp) gồm 600 trường trên toàn thế giới, trong đó có nhiều trường ở Việt Nam đã được công nhận.
Nghiêm cấm lợi dụng Ban đại diện cha mẹ học sinh thu các khoản ngoài quy định Muôn mặt cuộc sống

Nghiêm cấm lợi dụng Ban đại diện cha mẹ học sinh thu các khoản ngoài quy định

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hải Phòng chỉ đạo nghiêm cấm việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, trường để thu các khoản thu ngoài quy định, tăng cường công tác quản lý các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2024-2025 sau bão số 3.
“Trung thu lan tỏa yêu thương” sẻ chia với đồng bào vùng lũ Giáo dục

“Trung thu lan tỏa yêu thương” sẻ chia với đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Giờ học Hoạt động trải nghiệm của học sinh trường Tiểu học Văn Yên, quận Hà Đông, Hà Nội sáng 16/9 đặc biệt hơn mọi ngày.
Nhịp sống trở lại bình thường ở nhiều trường học vùng ngập lụt Giáo dục

Nhịp sống trở lại bình thường ở nhiều trường học vùng ngập lụt

TTTĐ - Sau nhiều ngày phải tạm dừng đến trường vì ngập lụt sau bão số 3, hôm nay (16/9), học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội đã trở lại trường học.
Công ty CP Giáo dục quốc tế HTC khánh thành trường Mầm non Hugo Giáo dục

Công ty CP Giáo dục quốc tế HTC khánh thành trường Mầm non Hugo

TTTĐ - Tối 14/9, Công ty CP Giáo dục quốc tế HTC đã long trọng tổ chức khánh thành trường Mầm non Ngôi nhà Hugo tại phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, Hải Phòng. Hơn 600 khách mời và phụ huynh, học sinh nhà trường đến dự buổi lễ.
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng khai giảng năm học mới Giáo dục

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng khai giảng năm học mới

TTTĐ - Trường Đại học (ĐH) Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng vừa long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 tại cơ sở 2, Khu đô thị đại học Đà Nẵng
Vệ sinh môi trường, phòng dịch bệnh trước khi đón học sinh trở lại Giáo dục

Vệ sinh môi trường, phòng dịch bệnh trước khi đón học sinh trở lại

TTTĐ - Sau lũ, những khu vực bị ngập, nhiều rác thải gây ô nhiễm môi trường. Đây cũng là lúc nhiều dịch bệnh bùng phát.
Trường THPT Hoàng Diệu đình chỉ học sinh đánh bạn Giáo dục

Trường THPT Hoàng Diệu đình chỉ học sinh đánh bạn

TTTĐ - Học sinh trường THPT Hoàng Diệu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đánh bạn đã bị đình chỉ học.
Hơn 5.000 tân sinh viên nhập học Giáo dục

Hơn 5.000 tân sinh viên nhập học

TTTĐ - Từ ngày 12 - 14/9, hơn 5.000 tân sinh viên Học viện Hành chính quốc gia làm thủ tục nhập học.
Thầy cô lội bùn dọn dẹp trường lớp sau mưa lũ Giáo dục

Thầy cô lội bùn dọn dẹp trường lớp sau mưa lũ

TTTĐ - Nước lũ rút, nhịp sống của người dân đang dần trở lại bình thường, các thầy cô giáo lại xắn tay dọn dẹp trường lớp để sẵn sàng đón học sinh.
Xem thêm