Tag

Chuyển đổi số phải quyết tâm cao, hành động quyết liệt

Công nghệ số 16/09/2024 17:56
aa
TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 16/9/2024 về việc xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương.
Đại hội đổi mới, ấn tượng với tư duy chuyển đổi số Chuyển đổi số là yêu cầu hàng đầu để phát triển Tổ chức cuộc thi về cải cách hành chính, chuyển đổi số Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng với GenAI
Thủ tướng Phạm Minh Chính nghe giới thiệu về các kết quả áp dụng chuyển đổi số trong giao dịch ngân hàng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nghe giới thiệu về các kết quả áp dụng chuyển đổi số trong giao dịch ngân hàng (Ảnh minh hoạ: VGP/Nhật Bắc)

Chỉ thị nêu: Trong thời gian qua, việc triển khai các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số, Chiến lược dữ liệu đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Hạ tầng kỹ thuật cơ bản đáp ứng được nhu cầu; các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được đẩy mạnh xây dựng, từng bước đưa vào khai thác, sử dụng. Nhiều dịch vụ công đã được cung cấp trực tuyến toàn trình. Kinh tế số, xã hội số đều có bước phát triển tích cực; kỹ năng số của cán bộ công chức, viên chức và người dân được nâng cao; xếp hạng quốc gia về Chính phủ điện tử được cải thiện...

Tuy nhiên, quá trình triển khai cũng bộc lộ không ít thách thức và bất cập như: người đứng đầu ở một số bộ, ngành, địa phương chưa coi chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là nhiệm vụ trọng tâm; công tác hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính tiến triển chậm. Một số khu vực chưa có điện lưới quốc gia dẫn đến việc triển khai hạ tầng số còn khó khăn. Quy mô phát triển kinh tế của các vùng, miền trên cả nước chưa đồng đều, nhất là các địa phương thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn khá cao dẫn đến việc người dân sở hữu các thiết bị thông minh còn thấp.

Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước còn hạn chế, chưa tạo ra nhiều giá trị gia tăng; chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến còn chưa cao; xếp hạng quốc gia về Chính phủ điện tử tuy có cải thiện nhưng mới ở mức trung bình trong khu vực, chưa có sự đột phá. Nguy cơ về mất an toàn thông tin mạng còn tiềm ẩn rủi ro, thách thức; chưa đầu tư nguồn lực thích đáng, đặc biệt là việc thu hút nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và an toàn thông tin mạng.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Chuyển đổi số là công việc khó đòi hỏi nỗ lực lớn

Chuyển đổi số là công việc khó, phải có quyết tâm cao, hành động quyết liệt và cần xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, các mũi đột phá để tạo động lực cho quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số. Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) do Bộ Công an chủ trì xây dựng, là đề án quan trọng, đột phá trong thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, tạo ra nhiều tiện ích, dịch vụ, mang lại lợi ích thiết thực, phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn.

Thành công từ Đề án 06 giúp rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cần được các bộ, ngành, địa phương trên toàn quốc tiếp tục học tập, phát huy và mở rộng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình chuyển đổi số quốc gia. Trên tinh thần đó, để khắc phục tồn tại trong thời gian vừa qua, tạo động lực, đột phá cho chuyển đổi số và phát triển kinh tế số, xã hội số, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào phương pháp tiếp cận và bài học kinh nghiệm triển khai thành công Đề án 06, mỗi bộ, ngành, địa phương nghiên cứu tìm ra mũi đột phá cho mình.

Các cơ quan, đơn vị xây dựng một đề án về chuyển đổi số có tính chất tương tự như Đề án 06 và bảo đảm kết nối với Đề án 06, tập trung chỉ đạo thực hiện xong và thành công trong thời gian từ nay đến hết năm 2025, phù hợp với Chương trình chuyển đổi số quốc gia, các chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số, Chiến lược dữ liệu quốc gia, Đề án 06 và các chiến lược, chương trình, đề án, kế hoạch chuyển đổi số khác của bộ, ngành, địa phương.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Nguyên tắc xây dựng Đề án chuyển đổi số

Đề án chuyển đổi số khi xây dựng phải dựa trên một số nguyên tắc sau: Thứ nhất, lựa chọn đưa vào đề án các mũi đột phá có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng tới ngành, lĩnh vực, địa phương thuộc phạm vi quản lý; giải quyết các vấn đề này sẽ tạo nên những động lực chính thúc đẩy hoạt động và tạo đột phá trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế số của bộ, ngành và địa phương.

Thứ hai, các mũi đột phá có thể tập trung vào nội hàm phát triển kinh tế số với 4 trụ cột là công nghiệp công nghệ thông tin, kinh tế số ngành, quản trị số và dữ liệu số hoặc phát triển Chính phủ số, chính quyền số, đô thị thông minh theo nguyên tắc lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

Thứ ba, các vấn đề đưa vào đề án phải cụ thể, tường minh, đo lường được (ưu tiên bằng hình thức trực tuyến thông qua các nền tảng số), phân công nhiệm vụ phải rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả.

Thứ tư, Đề án cần bảo đảm tính khả thi và có thể được triển khai ngay dựa trên nhu cầu thực tiễn và theo khuôn khổ pháp lý hiện hành mà không cần phải sửa đổi thể chế và chính sách.

Thứ năm, phân định rõ danh mục nhiệm vụ của bộ, ngành và nhiệm vụ của địa phương trong thúc đẩy phát triển, đầu tư xây dựng, tránh chồng chéo, lãng phí.

Thứ sáu, bảo đảm đồng bộ với các chương trình, chiến lược của quốc gia, ngành, lĩnh vực; các nghị quyết, đề án, kế hoạch của bộ, ngành, địa phương về chuyển đổi số để tránh trùng lặp, tối ưu nguồn lực triển khai.

Thứ bảy, có phương án, giải pháp bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin mạng nhằm hạn chế nguy cơ lộ, mất bí mật nhà nước, thông tin nội bộ và dữ liệu cá nhân người dùng trên không gian mạng.

Thứ tám, ngân sách triển khai đề án được cân đối từ ngân sách của bộ, ngành, địa phương và được triển khai một cách thiết thực, hiệu quả. Trường hợp cần thiết báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định.

Thứ chín, việc xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện đề án phải bảo đảm tuân thủ quy trình thủ tục và nguồn lực thực hiện đề án theo quy định của pháp luật.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Xác định các mũi đột phá

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp chủ trì xác định các mũi đột phá, bảo đảm có đề án mang tính đột phá thực hiện chuyển đổi số trong ngành, lĩnh vực, phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương mình.

Trong quá trình xác định các mũi đột phá, các bộ, ngành, địa phương bám sát thực tiễn chuyển đổi số, bảo đảm đồng bộ, gắn liền với triển khai Đề án 06 tại bộ, ngành, địa phương mình.

Các bộ, ngành, địa phương có liên quan tới các dự thảo tiểu Đề án chuyển đổi số bảo đảm kết nối với Đề án 06 do Bộ Công an xây dựng, chuyển cho các bộ, ngành, địa phương theo chỉ đạo của Chính phủ tại điểm d khoản 18 Phụ lục Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 5 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ, tổ chức nghiên cứu, lồng ghép các nhiệm vụ, giải pháp vào nội dung Đề án chuyển đổi số của bộ, ngành, địa phương mình.

Các bộ, ngành, địa phương căn cứ mũi đột phá đã được xác định, xây dựng đề án chuyển đổi số mang tính đột phá cho ngành, lĩnh vực, địa phương mình. Trường hợp các bộ, ngành, địa phương đã có Chương trình/Dự án/Đề án về chuyển đổi số mang tính đột phá của ngành, lĩnh vực, địa phương thuộc phạm vi quản lý thì bộ, ngành, địa phương cần thuyết minh và xác định rõ mũi đột phá và tính khả thi để tập trung thực hiện xong từ nay đến hết năm 2025. Thời gian hoàn thành trước ngày 15 tháng 10 năm 2024 (bao gồm cả trường hợp xây dựng đề án mới).

Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về triển khai đề án tại ngành, lĩnh vực, địa phương mình quản lý; định kỳ hàng tháng tổ chức họp để rà soát, giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai đề án.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Công bố mô hình thành phần hạ tầng chuyển đổi số trước ngày 30/9

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông - Cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số công bố mô hình thành phần hạ tầng chuyển đổi số, trong đó xác định rõ trách nhiệm, cơ quan chủ trì, hoàn thành trước ngày 30 tháng 9 năm 2024.

Cơ quan chức năng tổng hợp kết quả triển khai của các bộ, ngành, địa phương (có ý kiến về tính khả thi, đồng bộ khi cần thiết) tại báo cáo định kỳ về chuyển đổi số, kịp thời tham mưu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai phù hợp với tình hình thực tế.

Bộ Công an xây dựng, hoàn thiện tài liệu tổng hợp bài học kinh nghiệm, cách làm từ Đề án 06, phổ biến cho các bộ, ngành, địa phương để tham khảo, hoàn thành trước ngày 20 tháng 9 năm 2024.

Bộ Tài chính chủ trì tổng hợp, bố trí kinh phí sự nghiệp từ ngân sách nhà nước hàng năm để thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án thuộc đề án trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành, địa phương và khả năng cân đối của ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp kế hoạch đầu tư công hàng năm trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai các chương trình, dự án thuộc đề án theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Long An đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong giao thông và nông nghiệp Nhịp sống phương Nam

Long An đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong giao thông và nông nghiệp

TTTĐ - Ngày 2/4, đoàn công tác tỉnh Long An do ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND tỉnh, làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Đoàn đã có buổi làm việc với Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) Ibaraki, Hiệp hội Hữu nghị Việt Nam - Ibaraki cùng nhiều doanh nghiệp và đại diện Hiệp hội Nông nghiệp Ibaraki (JA).
Ứng dụng công nghệ AI xử lý vi phạm về môi trường, đô thị Công nghệ số

Ứng dụng công nghệ AI xử lý vi phạm về môi trường, đô thị

TTTĐ - Nhằm từng bước nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn cũng như thay đổi thói quen, hành vi của Nhân dân, thời gian qua, quận Ba Đình, Hà Nội đã triển khai lắp đặt hệ thống camera tại các ngõ, các vị trí thường xuyên mất vệ sinh môi trường để thực hiện công tác giám sát và xử lý khi có vi phạm phát sinh.
Thách thức khi triển khai vé điện tử liên thông theo mô hình MaaS Công nghệ số

Thách thức khi triển khai vé điện tử liên thông theo mô hình MaaS

TTTĐ - Quản lý dữ liệu hành khách chính là một trong những thách thức mà Hà Nội đối mặt khi triển khai hệ thống vé điện tử thống nhất và tích hợp các phương thức di chuyển đa dạng theo mô hình MaaS (Mobility as a Service - Giao thông như một dịch vụ).
Samsung Solve for Tomomorrow - thắp lửa đam mê công nghệ Công nghệ số

Samsung Solve for Tomomorrow - thắp lửa đam mê công nghệ

TTTĐ - Từng mơ hồ về định hướng tương lai, Đinh Gia Bảo (học sinh chuyên Tin trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên) được thắp lửa niềm đam mê với lập trình sau khi tham gia cuộc thi Samsung Solve for Tomomorrow. Từ đây nhiều cơ hội phát triển mới đang đến với em.
Bổ sung nhiều tính năng mới trên ứng dụng iHanoi Công nghệ số

Bổ sung nhiều tính năng mới trên ứng dụng iHanoi

TTTĐ - Theo thông tin từ Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội, nhiều tính năng mới được bổ sung trên iHanoi nhằm hỗ trợ hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp; tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
VinBigdata mở đăng ký khóa Kỹ sư AI miễn phí mùa 6 Công nghệ số

VinBigdata mở đăng ký khóa Kỹ sư AI miễn phí mùa 6

TTTĐ - Ngày 1/4, VinBigdata (thuộc Tập đoàn Vingroup) công bố triển khai Chương trình Đào tạo Kỹ sư AI Vingroup năm 2025. Học viên sẽ được đào tạo miễn phí với sự dẫn dắt của chuyên gia đầu ngành trong nước và thế giới. Đi cùng là cơ hội phát triển nghề nghiệp tại Vingroup cùng học bổng du học trường top đầu thế giới về công nghệ.
“Xóa mù” công nghệ số: Nhiệm vụ chiến lược trong kỷ nguyên mới Công nghệ số

“Xóa mù” công nghệ số: Nhiệm vụ chiến lược trong kỷ nguyên mới

TTTĐ - Trong bài viết "Học tập suốt đời", Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định việc học tập, tiếp thu tri thức mới, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa phát triển bền vững cho mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, nhiều chương trình đang được triển khai quyết liệt, trong đó phong trào "Bình dân học vụ số" là điển hình mang tính bao trùm, góp phần "xóa mù" công nghệ số cho toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ - những người sẽ làm chủ đất nước trong tương lai.
MobiFone nâng tầm trải nghiệm với dịch vụ công trực tuyến và công nghệ chặn cuộc gọi rác Công nghệ số

MobiFone nâng tầm trải nghiệm với dịch vụ công trực tuyến và công nghệ chặn cuộc gọi rác

TTTĐ - Trong vai trò Đại lý Dịch vụ công trực tuyến, nhà mạng MobiFone liên tục nhận nhiều lời khen từ khách hàng về trải nghiệm hiện đại và tiện lợi.
Tỉnh Long An và Vingroup hợp tác chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và phát triển bền vững Công nghệ số

Tỉnh Long An và Vingroup hợp tác chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và phát triển bền vững

TTTĐ - Ngày 28/3, UBND Long An và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững giai đoạn 2025 - 2030 và hưởng ứng cam kết của Chính phủ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Giới trẻ "quốc tế hóa" di sản Việt trên nền tảng số Công nghệ số

Giới trẻ "quốc tế hóa" di sản Việt trên nền tảng số

TTTĐ - Những câu chuyện văn hóa, những di sản Việt được kể bằng ngôn ngữ giới trẻ, thông qua nền tảng số chắc chắn sẽ lan tỏa và tiếp cận thế giới nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Xem thêm