Tag
Những thủ tục "lòng vòng" tại dự án “Nàng tiên cá” ở Khánh Hòa

Bài 3: Vợ chồng 80 tuổi khóc cho tương lai con cháu

Đường dây nóng 12/10/2023 09:40
aa
TTTĐ - Từ trung tâm thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) theo đường Phạm Văn Đồng ven biển lên hướng Bắc gần chục cây số là Bãi Tiên có cát trắng, thung lũng cây xanh thơ mộng. Đến đầu Bãi Tiên, đường Phạm Văn Đồng vòng lên núi đi tiếp tới dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Champarama Resort&Spa từ năm 2013 của một doanh nghiệp tư nhân.
Những thủ tục "lòng vòng" tại dự án “Nàng tiên cá” ở Khánh Hòa Bài 2: Người dân mong được đối xử đúng luật

Đoạn đường thẳng đi xuyên Bãi Tiên, dài khoảng cây số từ Phạm Văn Đồng tới mũi Kê Gà thường được gọi là đường Trần Phú B chia dự án ra khu C sát biển với khu B sát núi. Khu C rộng 15,61ha đã xây dựng khách sạn căn hộ cao 30 tầng cùng nhiều biệt thự kinh doanh; Khu B rộng 28,2ha có hàng trăm hộ dân sinh sống. Giữa tháng 9/2023, những hộ dân cuối cùng ở đây đã bị cưỡng chế để lấy đất cho dự án...

Sáng 19/9/2023, phường Vĩnh Hòa (TP Nha Trang, Khánh Hòa) tổ chức cưỡng chế đất của gia đình ông Nguyễn Văn Tiến, sinh năm 1943. Ông Tiến cùng vợ và 7 người con nghe đọc quyết định cưỡng chế đã bật khóc. Gần năm qua, họ đã làm nhiều đơn kêu cứu mà không có kết quả.

Trước đó, ngày 7/12/2022, gia đình ông nhận được 2 quyết định của UBND TP Nha Trang do Phó Chủ tịch UBND TP Lưu Thành Nhân ký, thu hồi đất cho dự án Champarama Resort&Spa. Trong đó, một quyết định thu hồi 7.509,5m2 đất có hơn 160 mét mặt tiền đường Trần Phú B với nhiều nhà cửa, hàng quán buôn bán. Một quyết định thu hồi 16.886,9 m2 đất phía trong, trồng cây ăn trái. Đây là cơ ngơi gia đình ông tạo dựng 46 năm qua từ đất hoang.

Dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Champarama Resort&Spa với khu C sát biển đã hoàn thành tòa nhà 30 tầng và biệt thự kinh doanh, còn khu B sát núi xanh tươi vừa cưỡng chế nhiều nhà.
Dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Champarama Resort&Spa với khu C sát biển đã hoàn thành tòa nhà 30 tầng và biệt thự kinh doanh, còn khu B sát núi với cây cối xanh tươi cũng vừa bị cưỡng chế

Lý do gia đình ông Nguyễn Văn Tiến chưa chịu bàn giao đất là do giá bồi thường quá thấp so với giá thị trường. Trong khi đất ở khu C, nằm sát đường lên núi, đang được doanh nghiệp rao bán hơn 100 triệu đồng/m2 thì đất của gia đình ông sát đường phía đối diện hướng xuống biển chỉ được bồi thường 1,6 triệu đồng/m2. Đất phía trong còn rẻ hơn nữa, chỉ được bồi thường 0,48 triệu đồng/m2.

Gia đình ông yêu cầu tăng giá bồi thường đất cho hợp lý nhưng không được giải quyết.

Nửa tháng sau ngày bị cưỡng chế, ông Tiến kể, từ năm 1977, Bãi Tiên còn hoang vu và chính quyền địa phương vận động dân ra khai hoang.

Lúc đó, vợ chồng ông đã có 3 con gái sinh năm 1969, 1972 và 1976 nhưng không có đất đai, nhà cửa phải ở nhà thuê nên quyết đi gây dựng cuộc sống mới.

Đường ra Bãi Tiên trắc trở, còn khoảng 7 cây số đường mòn đi trên bờ đá và sườn núi. Bãi Tiên không điện, không nước, không cây to.

Ông Tiến với nhà đất mặt tiền đường Trần Phú B, đối diện tòa nhà 30 tầng, trước cưỡng chế
Ông Tiến với nhà đất mặt tiền đường Trần Phú B, đối diện tòa nhà 30 tầng, trước khi bị cưỡng chế

Thửa ấy, gần trăm hộ dựng chòi lá trong lau sậy để khai hoang. Một số hộ có nhà nơi khác nên chuyển đi còn vài chục hộ như ông Tiến thì ở lại, khai khẩn đất đai mưu sinh. Vợ chồng ông Tiến tằn tiện mua được con bò kéo cày vỡ đất, mở rộng diện tích canh tác và cũng phát triển đàn bò có lúc hơn 30 con.

Cuộc sống khai hoang rất cơ cực. Nhiều người không chịu nổi đã bỏ về. Ông Tiến kể, lúc đó người thân từ Nha Trang ra thăm cũng nhiều lần khuyên bỏ nơi khổ cực quay về nhưng vợ chồng ông quyết bám trụ.

Năm 1987, khu dân cư Bãi Tiên chính thức thành làng kinh tế mới của phường Vĩnh Hải; Nay là tổ 14 Bãi Tiên, phường Vĩnh Hòa (TP Nha Trang, Khánh Hòa). Vợ chồng ông Tiến sinh thêm 4 người con nữa. Năm 1998, đường Trần Phú ở trung tâm thành phố Nha Trang được mở ra mũi Kê Gà, đổi tên đường là Phạm Văn Đồng đi tiếp qua sườn núi; Còn đoạn cuối khoảng 1km gọi là đường Trần Phú B. Mảnh đất của gia đình ông Tiến dọc trục đường này, mặt tiền hơn 160m.

Có đường, có điện, cuộc sống đỡ khổ. Tuy nhiên, mấy đứa con trước của ông bà với tuổi thơ lớn lên trong đói nghèo, heo hút nên ít được học hành. Còn người vợ ông Tiến do bệnh không được chữa chạy nên đôi mắt bị mù đã mấy chục năm.

Sáng 19/9/2023, ông Tiến phải đứng nghe quyết định cưỡng chế
Sáng 19/9/2023, ông Tiến nghe quyết định cưỡng chế khu đất của mình

Theo ông Tiến, năm 2001, Bãi Tiên mở ra dự án khu nghỉ mát Rusalka (tiếng Nga nghĩa là Nàng tiên cá) có phương án đền bù đất và hỗ trợ cuộc sống người dân đúng pháp luật nên được ủng hộ.

Tuy nhiên, dự án ra đời được mấy năm thì bị thu hồi, kê biên để xử lý hình sự rồi hủy kê biên, trả lại chủ đầu tư.

Ngày 16/4/2013, UBND tỉnh Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho dự án với tên gọi Champarama Resort & Spa, kinh doanh nhà ở cao cấp.

Ngày 6/8/2015, UBND tỉnh Khánh Hòa có Công văn số 5153/UBND chỉ đạo cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân ở khu B. Từ đó, khu C được đẩy mạnh xây dựng, kinh doanh còn khu B ổn định cuộc sống người dân.

“Được ổn định cuộc sống, vợ chồng tôi chia đất cho 7 đứa con cùng có mặt tiền đường Trần Phú B, hướng ra biển, đăng ký 3 hộ thường trú, mở các cơ sở kinh doanh.

Vợ chồng tôi 46 năm trước quyết đi khai hoang, lăn lộn cả đời để mong cho con cháu thoát cảnh ở mướn nhưng cuối đời lại rơi vào cảnh bị thu hồi hết đất đai như thế này", ông Tiến thở dài.

Vợ chồng ông Tiến và một số con cháu tá túc sau cưỡng chế
Vợ chồng ông Tiến và một số con cháu tá túc sau cưỡng chế

Còn vợ chồng cô út Nguyễn Thị Thanh Thúy trước đó có mở cơ sở kinh doanh ở Bãi Tiên, phụng dưỡng cha mẹ già. Cô sinh năm 1988 nên may mắn hơn các anh chị vì lớn lên đã có đường Phạm Văn Đồng, đi học xa thuận lợi.

“Chị em chúng tôi có 3 gia đình đăng ký hộ khẩu tại Bãi Tiên nhưng thành phố chỉ bố trí cho một mảnh đất tái định cư rộng 66,5m2 ở nơi thường sạt lở nên không dám nhận. Nếu nhận phải trả 478 triệu đồng, tức là gần 7,2 triệu đồng/m2, đắt gấp 4,5 lần giá bồi thường đất thu hồi của chúng tôi. Hiện gia đình tôi phải đi thuê nhà ở, tương lai không biết sẽ thế nào?”, chị Thúy nghẹn ngào.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm? Đường dây nóng

Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm?

TTTĐ - Tập thể người dân sống tại phường An Phú Đông, Quận 12 mong muốn được xóa quy hoạch "treo" nhiều năm để có thể xây, sửa lại nhà đã xuống cấp trầm trọng.
Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn Đường dây nóng

Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn

TTTĐ – Sáng 28/8, tại TP Kon Tum, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 8/2024. Đồng chí Lê Quang Thới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum chủ trì hội nghị.
Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”! Đường dây nóng

Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”!

TTTĐ - Ngày 26/3/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng bài “Một công chức mạo tin nhắn của lãnh đạo Sở để "khất nợ"? Mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hải Phòng đã có Thông báo phục hồi điều tra đối với vụ việc này.
Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà Đường dây nóng

Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà

TTTĐ - Công ty TNHH Kinh doanh và phát triển nhà Asiana House (Công ty Asiana House) có văn bản khất nợ đến tháng 5/2024 sẽ trả hết toàn bộ số tiền đặt cọc mua nhà của khách hàng nhưng đòi mãi đến nay bà Trương Mỹ Hồng vẫn chưa nhận được tiền.
Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào? Đường dây nóng

Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào?

TTTĐ - Vụ cựu quân nhân Lê Duy Chương bị ông Lưu Hồng Nam và bà Nguyễn Thị Hà làm giả hồ sơ, chữ ký để hợp thức hóa hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất... có dấu hiệu sai phạm của cơ quan chức năng?
Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình Bạn đọc

Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình

TTTĐ - Đất của gia đình ông Chương (thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng bị người khác làm giả sổ hộ khẩu, giả chữ ký, lập hợp đồng chuyển nhượng để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên người khác.
Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó Bạn đọc

Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó

TTTĐ – Đại diện Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng khẳng định, quan điểm của nhà trường là không bao che, sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả Bạn đọc

Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả

TTTĐ - Một giảng viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) bị tố có dấu hiệu vi phạm quy định trong hoạt động xuất bản, in và phát hành, gian dối trong công tác đào tạo, làm hồ sơ thi giảng viên chính và thi đua khen thưởng.
Hải Dương: Hàng trăm bến bãi có vi phạm, xử lý như thế nào? Đường dây nóng

Hải Dương: Hàng trăm bến bãi có vi phạm, xử lý như thế nào?

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, trên địa bàn tỉnh hiện có 448 bến bãi; trong đó có 324 bến bãi trong quy hoạch, 124 bến bãi không phù hợp với quy hoạch.
Quảng Ninh: Thực hư việc cán bộ phường yêu cầu xoá hình cờ tổ quốc Đường dây nóng

Quảng Ninh: Thực hư việc cán bộ phường yêu cầu xoá hình cờ tổ quốc

TTTĐ - UBND TP Hạ Long (Quảng Ninh) cho biết, sẽ phối hợp làm rõ, xử lý nghiêm các đối tượng thông tin sai lệch về việc một hộ dân trên địa bàn sơn cờ Tổ quốc trên tường nhà.
Xem thêm