Tag
Khánh Hòa

Mùa khai thác rong mơ, món quà từ biển

Muôn mặt cuộc sống 10/08/2024 12:16
aa
TTTĐ - Mỗi ngày bắt đầu từ 3 giờ sáng hàng trăm tàu, thuyền của ngư dân ngư dân xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) lại tấp nập nối đuôi nhau ra biển khai thác rong mơ.
Kịp thời cứu một ngư dân Quảng Ngãi gặp nạn trên vùng biển Vùng 3 Hải quân kịp thời cứu 4 ngư dân gặp nạn trên biển Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển
Tại bờ biển xã Ninh Phước hàng trăm ngư dân đang đẩy, rải rong biển phơi trải dài trên bờ biển (Ảnh H.Quảng)
Tại bờ biển xã Ninh Phước hàng trăm ngư dân đang đẩy, rải rong biển phơi trải dài trên bờ biển (Ảnh: H.Quảng)

Rong mơ hay còn gọi là rau mơ là loại rong biển được sử dụng làm thức ăn bổ dưỡng. Người dân vùng biển còn dùng rong mơ như vị thuốc có khả năng chữa được nhiều bệnh.

Nhiều địa phương ven biển của nước ta có rong mơ nhưng tại vùng biển Khánh Hòa rong mơ tập trung nhiều và có chất lượng tốt.

Những ngày đầu tháng 8, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô tìm về xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) ghi nhận không khí làm việc của bà con ngư dân trong mùa khai thác rong biển (rong mơ, rong xanh).

Tại bờ biển xã Ninh Phước, hàng trăm ngư dân đang đẩy, rải rong biển ra phơi trải dài trên bờ biển.

Chị Thảo - người dân địa phương cho biết, ngư dân dậy từ 3 giờ sáng, lên tàu thuyền ra vùng biển Rạng Cạn lặn vớt rong biển.

Theo kinh nghiệm của ngư dân, từ tờ mờ sáng đi ra biển đến khi nước ngập tới bụng là có rong để vớt, chịu nắng, chịu ướt, mỗi ngư dân có thể thu hoạch từ 2 - 3 tạ rong biển tươi (khoảng 5kg rong tươi phơi được 1kg rong khô).

Nghề khai thác rong đòi hỏi nhiều kinh nghiệm không chỉ ngụp lặn mà cả kỹ năng thăm dò và định vị được các khu vực có rong.

Nếu thành thục các kỹ năng này thì trung bình mỗi chuyến ra khơi cắt rong có thể thu được 300 - 500kg rong biển tươi.

Trung bình mỗi người ra biển vớt rong có thu nhập 500 nghìn đồng/ngày; còn những người đẩy, rải, thu rong trên bờ có thu nhập khoảng 200 nghìn đồng/ngày.

Mùa rong biển thường diễn ra từ tháng 5 - 8 hàng năm (Ảnh H.Quảng)
Mùa rong biển thường diễn ra từ tháng 5 - 8 hàng năm (Ảnh: H.Quảng)
Người dân đẩy, rải, thu rong trên bờ có thu nhập 200 nghìn đồng/ngày (Ảnh H.Quảng)
Người dân đẩy, rải, thu rong trên bờ có thu nhập 200 nghìn đồng/ngày (Ảnh: H.Quảng)

Ngư dân Sáu Nhiều chia sẻ, xã Ninh Phước có khoảng trên 200 tàu thuyền lớn nhỏ tham gia khai thác rong biển/ Mỗi thuyền có từ 3 - 4 người mò vớt rong mơ, rong xanh. Hiện nay, 1kg rong khô có giá 4,5 nghìn đồng.

Những năm trước, 1kg rong biển khô có giá từ 700 - 800 nghìn đồng, tổng số tiền mà các ngư dân xã Ninh Phước khai thác rong biển bán được là trên 50 tỷ đồng cho một vụ mùa. Khai thác rong biển cũng là nguồn thu nhập chính của nhiều ngư dân trong xã.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Ngọc Minh, quyền Chủ tịch UBND xã Ninh Phước cho biết: Thống kê hiện nay trong xã có khoảng hơn 200 thuyền (thuyền, thúng) đang khai thác rong biển. Mùa rong biển thường diễn ra từ tháng 5 - 8 hàng năm, sớm thì tháng 3 bà con đã khai thác rong biển rồi.

Hiện nay, toàn xã có 217 hộ với 7.396 nhân khẩu, ngoài việc bà con ngư dân khai thác rong biển, còn nuôi trồng thuỷ sản và khai thác hải sản.

Việc khai thác rong phải gắn với bảo vệ môi trường biển. Khi khi cắt rong thì để lại gốc bám và đoạn thân dài khoảng 10cm nhằm duy trì sự phát triển của rong.

ngư dân địa phương dậy từ 3 giờ sáng, lên tàu thuyền ra vùng biển Rạng Cạn lặn vớt rong biển (Ảnh H.Quảng)
Ngư dân địa phương dậy từ 3 giờ sáng, lên tàu thuyền ra vùng biển Rạng Cạn lặn vớt rong biển (Ảnh: H.Quảng)

Nhiều ngư dân trong vùng chia sẻ, vùng biển Rạng Cạn thuộc xã Ninh Phước có chu vi rộng hơn 5 hải lý, với nhiều san hô, sinh vật biển, các loài hải sản như ốc, mực, tôm hùm, cá… đặc biệt là rong mơ.

Trong tiềm thức của những người dân làm nghề, những chiếc thuyền chở đầy rong vào bờ sau nhiều tiếng đồng hồ cực nhọc ngụp lặn là “món quà” của biển, mang lại cuộc sống ổn định cho người dân.

Theo họ, khai thác rong biển cũng giống đánh cược, có chuyến thắng đậm rong chất đầy thuyền nhưng có chuyến được rất ít, nhất là khi gặp trời mưa hay biến động của thời tiết.

Được biết, loại rong mơ này bắt đầu mọc từ tháng 3 Âm lịch và hết mùa vào tháng 8 Âm lịch.

Ngoài việc khai thác hải sản phát triển kinh tế, ngư dân còn tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.

Đọc thêm

Thủ tướng cùng cán bộ, công chức Văn phòng Chính phủ ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Thủ tướng cùng cán bộ, công chức Văn phòng Chính phủ ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Chiều 10/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chính phủ đã tham gia quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, hưởng ứng lễ phát động ủng hộ đồng bào của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Chung tay khắc phục hậu quả sau bão, ổn định cuộc sống Nhân dân Muôn mặt cuộc sống

Chung tay khắc phục hậu quả sau bão, ổn định cuộc sống Nhân dân

TTTĐ - Sau khi bị siêu bão Yagi (bão số 3) càn quét, thực hiện phương châm 4 tại chỗ, Đảng uỷ, UBND phường Cửa Đông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã huy động cả hệ thống chính trị cùng chung tay thu dọn, cắt tỉa, trồng lại cây xanh, nhanh chóng khắc phục hậu quả sau bão để ổn định cuộc sống của Nhân dân.
Chung sức cùng báo Tuổi trẻ Thủ đô xoa dịu mất mát của trẻ em vùng lũ Xã hội

Chung sức cùng báo Tuổi trẻ Thủ đô xoa dịu mất mát của trẻ em vùng lũ

TTTĐ - Bão số 3 đã đi qua nhưng những ảnh hưởng do nó để lại vẫn vô cùng nặng nề với người dân các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, trong đó có hàng triệu trẻ em.
Đổi mới, đột phá, nâng tầm vị thế họ Ngô Muôn mặt cuộc sống

Đổi mới, đột phá, nâng tầm vị thế họ Ngô

TTTĐ - Ngày 13, 14/9/2024, tại Trung tâm Hội nghị Bộ Tư lệnh Thủ đô (đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy, Hà Nội), họ Ngô Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029. Đại hội được đặt rất nhiều tin tưởng và kỳ vọng.
Hà Nội ban hành lệnh báo động 1 trên sông Hồng, sông Đuống Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội ban hành lệnh báo động 1 trên sông Hồng, sông Đuống

TTTĐ - Ngày 10/9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội ban hành lệnh số 54/L-BCH, báo động I trên sông Hồng.
Quận Ba Đình di dời khoảng 200 hộ dân tại khu vực nguy hiểm Muôn mặt cuộc sống

Quận Ba Đình di dời khoảng 200 hộ dân tại khu vực nguy hiểm

TTTĐ - Ngày 10/9, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết, quận đang di dời toàn bộ khoảng 200 hộ dân có nguy cơ cao tại khu vực bờ vở sông Hồng, thuộc địa bàn phường Phúc Xá.
Nỗ lực ổn định cuộc sống Nhân dân sau bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Nỗ lực ổn định cuộc sống Nhân dân sau bão, lũ

TTTĐ - Khi siêu bão Yagi (bão số 3) quét vào Hà Nội, các lực lượng thuộc Công an TP đã ứng trực tại các điểm nóng, triển khai công tác ứng phó nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, tất cả vì bình yên cuộc sống của Nhân dân.
TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh công tác chăm lo người có công Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh công tác chăm lo người có công

TTTĐ - Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đề nghị các doanh nghiệp Nhà nước thuộc TP Hồ Chí Minh cân đối nguồn quỹ phúc lợi để chăm lo, hỗ trợ các thương binh, bệnh binh.
Hơn 1600 người tham gia khắc phục hậu quả bão tại Quốc Oai Muôn mặt cuộc sống

Hơn 1600 người tham gia khắc phục hậu quả bão tại Quốc Oai

TTTĐ - Để khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, huyện Quốc Oai đã huy động hơn 1600 người, trong đó có sự tham gia của lực lượng quân đội, dân quân tự vệ, tổ chức đoàn thể và Nhân dân
Báo động lũ số 1 trên sông Đáy, số 3 trên sông Bùi Muôn mặt cuộc sống

Báo động lũ số 1 trên sông Đáy, số 3 trên sông Bùi

TTTĐ - Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mỹ Đức, Hà Nội, tổng lượng mưa trên địa bàn huyện từ đầu năm 2024 đến 6h ngày 10/9/2024 là 1.795,7 mm, tăng 363,1 mm so năm 2023. Trong đó, mưa từ ngày 6/9 đến 6h ngày 10/9 là 350,7mm (tại An Mỹ là 309 mm, Cầu Dậm là 371 mm, Bạch Tuyết 372 mm). Mực nước sông Đáy, tại An Mỹ đã trên báo động 1.
Xem thêm