Tag
Người trẻ Hà Nội giao tiếp thế nào cho thời thượng và văn minh?

Bài 3: "Giải mã" những ngôn ngữ lệch chuẩn

Người Hà Nội 10/04/2024 09:07
aa
TTTĐ - Chuyên gia Nguyễn Văn Thanh - Phó Giám đốc Trung tâm kỹ năng sống văn hóa Việt "giải mã" những nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn để giao tiếp của giới trẻ Hà Nội.
Bài 2: Khi lối ứng xử kém duyên bị "trẻ hóa"... Bài 1: Giữ gìn lời ăn tiếng nói chốn công cộng

Những tấm gương xấu

Tại Hà Nội, nơi mà lời ăn tiếng nói thanh lịch, văn minh luôn được đề cao, các cơ quan chức năng, các cơ quan báo chí, chuyên gia đề cập, phản ánh nhiều; Quy tắc ứng xử nơi công cộng, tại học đường vẫn được tiến hành tuyên truyền và thực hiện thường xuyên nhưng đó đây vẫn xuất hiện và chưa thực sự loại bỏ được việc nói tục chửi bậy ra khỏi đời sống, đặc biệt trong giới trẻ.

Chuyên gia Nguyễn Văn Thanh - Phó Giám đốc Trung tâm kỹ năng sống văn hóa Việt nhận định: "Hiện nay ở Hà Nội, vấn đề nói tục, chửi bậy và những hành xử, giao tiếp kém văn minh ở giới trẻ có xu hướng xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt có hiện tượng "trẻ hóa" khi có cả học sinh lớp 1. Điều này cho thấy, giới trẻ đang bị tác động nhiều bởi những yếu tố tiêu cực từ bên ngoài. Chúng ta cần tìm hiểu rõ những nguyên nhân để lý giải những hiện tượng này".

Chuyên gia Nguyễn Văn Thanh trong một buổi nói chuyện về kĩ năng giao tiếp, ứng xử với các em học sinh
Chuyên gia Nguyễn Văn Thanh trong một buổi nói chuyện về kĩ năng giao tiếp, ứng xử với các học sinh

Theo anh Nguyễn Văn Thanh, nguyên nhân dẫn đến tình trạng người trẻ sử dụng ngôn ngữ không trong sáng khi giao tiếp thì rất nhiều nhưng có thể gói gọn trong một số yếu tố tác động. Trước hết, nguyên nhân rất lớn và phổ biến nhất đó là từ phía người lớn.

Nếu người lớn cũng mở miệng ra là chửi thề, đệm những từ cửa miệng, dùng những từ ngữ thô tục, ứng xử với những người xung quanh không đẹp thì đương nhiên sẽ tạo thành tấm gương xấu để trẻ bắt chước.

Trẻ em sinh ra như tờ giấy trắng, tất cả hành động, lời nói của trẻ đều tập nhiễm và học tập từ người lớn. Vì thế, nếu không tạo được môi trường văn hóa lành mạnh cho trẻ thì đương nhiên trẻ sẽ bị ảnh hưởng, tưởng đó là chuyện bình thường, được phép làm và sẽ làm theo.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của internet, trẻ em được tiếp xúc với rất nhiều phương tiện thông tin, trang mạng xã hội, kênh... từ rất sớm. Trong khi đó, trong nhà trường, chúng ta vẫn còn chú trọng dạy kiến thức nặng hơn, còn dạy kĩ năng sống và giao tiếp ứng xử thì chưa được quan tâm đúng mực.

Bên cạnh đó, điều này còn tùy thuộc vào văn hóa vùng miền khá lớn. Từ kinh nghiệm thực tế nhiều năm đi giảng dạy tại các nơi trên địa bàn Hà Nội, chuyên gia Nguyễn Văn Thanh cho biết có những từ rất tục nhưng người lớn tuổi, thậm chí người già ở đó nói thường xuyên và cho rằng đó là thói quen tự nhiên, rất bình thường.

Đó chính là lý do tại sao khi người trẻ lớn lên tại môi trường đó cũng nói theo và mang trong mình quan niệm rằng đó là từ phổ thông, không có vấn đề gì khi nói ở chốn đông người.

Gen Z ra đời cùng sự nở rộ của internet và mạng xã hội
Gen Z sống trong môi trường nở rộ của internet và mạng xã hội

Chúng ta đã có nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục sâu rộng nhưng cần phải nhắc đi nhắc lại sao cho hiệu quả thực chất. Một điều rất quan trọng nữa là các biện pháp xử phạt hay ngăn cấm hình thức nói tục, chửi bậy còn khá hạn chế. Điển hình là trên các mạng xã hội, việc livestreams phát ngôn thiếu kiềm chế, sử dụng nhiều ngôn ngữ thô tục vẫn diễn ra và thu hút lượng người theo dõi, tương tác rất lớn.

Theo chuyên gia Nguyễn Văn Thanh, không khó để từ mạng xã hội bước ra đời sống, đời sống bước vào mạng xã hội, ranh giới giữa hai không gian này nhiều khi khá mong manh. Để phân biệt hay kiềm chế được thì mỗi người phải có bản lĩnh và nền tảng văn hóa vững vàng.

Vì những lý do đó, các bạn trẻ thường học được những từ ngữ không trong sáng từ môi trường xã hội xung quanh, bao gồm cả bạn bè, gia đình và truyền thông. Khi đã trở thành một phần của thói quen giao tiếp hàng ngày, việc sử dụng từ ngữ không lịch sự, thiếu văn minh trở nên tự nhiên và dễ dàng hơn.

Giới trẻ, đặc biệt là gen Z được sinh ra trong thời đại bùng nổ công nghệ. Ngay từ rất sớm, họ đã được tiếp xúc với các loại điện thoại thông minh, laptop... Đặc biệt các nền tảng mạng xã hội giúp họ dễ dàng kết nối, chia sẻ, trò chuyện trực tuyến với nhau. Trái lại, đó cũng là mảnh đất màu mỡ để những văn hóa ngôn ngữ lệch lạc có cơ hội phát triển.

Bài 3:
Những "màn livestreams bẩn" thu hút đông đảo người xem

Việc người trẻ được tiếp xúc với phương tiện thông tin đại chúng từ sớm, tại thời điểm nhận thức chưa hoàn thiện, ảnh hưởng rất lớn tới thế giới quan, chuẩn mực đạo đức của họ.

Trên mạng xã hội, có không ít người ưa chuộng sử dụng ngôn từ thô tục và chửi bậy đã tạo ra các trang fanpage như: “Hội người thích chửi thề", “Hội những người thích chửi bậy", “Hội những người thích chửi"... Từ những thói quen dùng mạng xã hội thường xuyên, họ dễ dàng bình thường hoá nó trở thành nét tính cách, có những lời nói, cách ứng xử thiếu tinh tế, không tôn trọng người khác chốn công cộng.

Tâm lý đám đông

Thực tế, giao tiếp nơi công cộng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân, đặc biệt thế hệ trẻ. Trong cuộc sống, mỗi người không thể tồn tại, phát triển nếu chỉ một mình mà không phụ thuộc vào bất cứ ai, như việc đi học thì phải có bạn cùng tiến.

Ngoài việc tiếp thu những điểm tốt thì trẻ con cũng dễ bị nhiễm những thói hư tật xấu từ bạn bè. Thêm vào đó là tâm lý đám đông, trong môi trường học tập, học sinh sẽ quan sát các bạn và thường có xu hướng làm theo để không bị kỳ thị hoặc tránh bị coi là lạc hậu.

Giới trẻ ham thích học hỏi, luôn yêu thích cái mới, cái đẹp nhưng cũng dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh (Ảnh minh họa)
Giới trẻ ham thích học hỏi, luôn yêu thích cái mới, cái đẹp nhưng cũng dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh (Ảnh minh họa)

Bạn Khánh Mai (18 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: “Ở nhà, mình chưa từng nói tục nhưng khi học THPT, kết bạn mới, giao tiếp với hàng ngày thì mình nói từ lúc nào không hay. Nói nhiều thành quen, nhiều khi mình được các bạn phổ cập nhiều từ ngữ mới, nếu không biết thì có thể không hiểu mọi người đang nói đến chuyện gì”.

Nhiều bạn trẻ cũng cho rằng, nói tục chửi bậy, sử dụng từ lóng là cách thức hiệu quả để giải tỏa căng thẳng, bực bội, thậm chí còn cho đó là màu sắc cá tính của nhân. Hành vi đó xuất phát từ nhu cầu được bộc lộ cái tôi nổi trội, mong sự chú ý của mọi người bất chấp quy tắc, nội quy của khu vực công cộng hay thái độ của cộng đồng.

Một số bạn trẻ quan niệm rằng, chỉ khi nói tục, chửi bậy mới thể hiện đẳng cấp, uy tín, tạo ra sự chú ý. Những người bỗ bã, suồng sã mới là minh chứng cho sự "cool ngầu", mới là những người quyền lực với người khác.

"Không cập nhật các ngôn ngữ "hot" thì mình như bị văng ra khỏi câu chuyện, lơ ngơ, "quê" lắm, bạn bè cười cho", em Diệu My (15 tuổi, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết.

Chuyên gia Nguyễn Văn Thanh cho rằng, nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do các em thiếu nhận thức về bản thân khi bắt chước không kiểm soát; cho rằng việc sử dụng ngôn từ thô tục là dấu hiệu của sự trưởng thành. "Trẻ con luôn muốn được giống người lớn. Đó là lý do các em bắt chước biểu hiện bên ngoài mà chưa thể nhìn thấy cốt lõi bên trong của người trưởng thành là gì", chuyên gia Nguyễn Văn Thanh nhận định.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Gắn biển công trình “Tu bổ tôn tạo di tích đình, đền Đông Thiên” Người Hà Nội

Gắn biển công trình “Tu bổ tôn tạo di tích đình, đền Đông Thiên”

TTTĐ - Sáng 4/10, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã tổ chức lễ gắn biển công trình “Tu bổ, tôn tạo di tích đình, đền Đông Thiên” (phường Vĩnh Hưng).
Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 Người Hà Nội

Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024

TTTĐ - Tối mai (4/10), tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội sẽ diễn ra đêm khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.
Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô Người Hà Nội

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô

TTTĐ - Ngày 3/10, tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình gặp mặt phụ nữ tiêu biểu tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội Người Hà Nội

Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội

TTTĐ - Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 trên địa bàn Thủ đô nhằm hình thành thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc từ việc đọc sách và xây dựng tủ sách của mỗi gia đình, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Dịu dàng Thu trên phố Người Hà Nội

Dịu dàng Thu trên phố

TTTĐ - Tháng 10 vừa chạm ngõ, gõ cửa từng nhà. Gió thu mơn man dạo qua từng con phố, nẻo đường Hà Nội. Người Thủ đô bao đời nay vẫn yêu mùa Thu đến lạ, đón mùa về tựa như người bạn cũ hồi hương sau chuyến đi xa.
Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024 Người Hà Nội

Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024

TTTĐ - Ngày 1/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa Người Hà Nội

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa

TTTĐ - Chiều 30/9, Hội Nhà báo TP Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết về “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa”. Sự kiện nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân Người Hà Nội

Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân

TTTĐ - Sáng 10/10/1954, Hà Nội ngợp trời rừng cờ, hoa, cổng chào, băng rôn và biểu ngữ. Hàng vạn người dân đổ ra đường, rạo rực trong ngày hội lớn, chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công Người Hà Nội

Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công

TTTĐ - Ngày 29/9, tại Cụm di tích Đình, Đền, Miếu khu Thượng (phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội), “Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công" được công nhận nghề truyền thống Hà Nội.
Điểm hẹn mùa thu, "kho vàng" tri thức Nhịp điệu cuộc sống

Điểm hẹn mùa thu, "kho vàng" tri thức

TTTĐ - Diễn ra vào dịp cuối thu hàng năm, Hội Sách Hà Nội vừa là điểm hẹn của người yêu sách, vừa là "kho vàng" để mỗi người bồi đắp tri thức và tâm hồn mình thông qua những ấn phẩm được chọn lựa.
Xem thêm