Tag
Người trẻ Hà Nội giao tiếp thế nào cho thời thượng và văn minh?

Bài 1: Giữ gìn lời ăn tiếng nói chốn công cộng

Người Hà Nội 05/04/2024 09:25
aa
TTTĐ - Mang trên mình truyền thống và trọng trách giữ gìn bản sắc thanh lịch, văn minh, người trẻ làm thế nào để giao tiếp, ứng xử vừa thời thượng vừa đúng chuẩn mực? Đó là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra, nhất là tình trạng "trẻ hóa" hiện tượng hành xử kém duyên chốn công cộng của một bộ phận những người thiếu ý thức hiện nay. Loạt bài "Người trẻ Hà Nội giao tiếp thế nào cho thời thượng và văn minh?" mang đến cái nhìn của những người trong cuộc và những lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia, nhà giáo dục để mang đến vài gợi ý nhằm giúp người trẻ ở Thủ đô có thể soi chiếu và thực hành.
Lồng ghép quy tắc ứng xử nơi công cộng trong bản sắc văn hóa Cách làm hay trong thực hiện văn hóa công sở và công cộng Hà Nội: Nhức nhối nạn trộm hoa trang trí nơi công cộng ngày Tết

Ông bà ta có câu “họa từ miệng mà ra” để chỉ cách ứng xử khéo léo, chú ý lời ăn tiếng nói, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong từng hoàn cảnh. Đó chính là cách thể hiện sự văn minh, lịch sự của mỗi người.

Nét xưa tinh tế

Từ ngày xưa, thế hệ trước đã có nhiều câu ca dao, tục ngữ đúc kết cách giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày của người Việt.

Câu nói “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang / Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” chính là cách ông cha dạy bảo con cháu thế hệ sau cần phải ăn nói khéo léo, tinh tế. Theo tâm lý bình thường của con người, ai cũng muốn được lắng nghe những lời nói dịu dàng, êm ái, tôn trọng mình, càng không ai thích bị đối phương cư xử khiếm nhã, nói những điều khó nghe, thô tục nhất là ở những nơi công cộng, có nhiều ánh mắt nhìn vào.

Người Hà Nội luôn chú ý tới hình ảnh của mình nơi đông người (Ảnh minh họa)
Người Hà Nội luôn chú ý tới hình ảnh của mình nơi đông người (Ảnh minh họa)

Câu chữ thốt ra, thái độ thể hiện trong từng hoàn cảnh giao tiếp, chính là một phần bộc lộ trình độ văn hóa của mỗi người. Một người biết kiềm chế cảm xúc, ăn nói lễ phép, kính trên nhường dưới, không chen vào câu nói người khác sẽ dễ dàng gây thiện cảm với người đối diện.

Ngược dòng lịch sử, Hà Nội nay, Thăng Long xưa vốn là mảnh đất kinh kỳ lâu đời, nơi tụ hội của người dân tứ xứ đổ về đây để sinh sống, làm ăn, học tập. Họ mang theo những nét đẹp của quê hương mình, theo năm tháng được chắt lọc hình thành lên văn hoá giao tiếp và ứng xử của người Tràng An.

Người Hà Nội được coi là tiêu chuẩn của việc sử dụng lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hàng ngày một cách tinh tế, lịch sự, văn minh. Từ văn hóa giao tiếp, cách chào hỏi, xưng hô và cách dụng ngôn của họ đều toát lên một nét đặc trưng.

Các đặc điểm độc đáo của người dân Hà Nội xưa được thể hiện qua giọng nói phát âm rõ ràng, dễ nghe; phong cách ăn mặc giản dị, nhã nhặn; lối giao tiếp khiêm tốn, niềm nở; cách ăn uống điềm đạm, lịch lãm nhưng không thiếu đi sự sành điệu và tinh tế.

Thời hiện đại, cùng với mạng xã hội, các xu hướng, những trend mới về lối nói, ngôn ngữ nở rộ ồ ạt từng ngày tác động trực tiếp, ảnh hưởng rất nhiều đến mỗi người nhưng không phải ai cũng đủ nhận thức để đánh giá, xem xét kỹ càng, đặc biệt là người trẻ. Để chứng tỏ mình cập nhật, thời thượng và đu trend, họ dễ dàng có những hành vi ứng xử, có lối nói năng, hành xử, giao tiếp hùa theo nhau, theo hot trend tại những nơi đông người.

Bài 1: Giữ gìn lời ăn tiếng nói chốn công cộng

Mặc dù điều đó toát lên "chất" vui vui, hay hay và ít nhiều người được người xung quanh hưởng ứng nhưng thật tai hại nếu xu hướng đó đưa người ta đến với những hành vi lệch chuẩn, gây khó chịu cho cộng đồng.

Ở thời đại nào cũng vậy, việc giữ gìn lời nói ngày càng trở nên cần thiết trong chốn công cộng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh và uy tín của mỗi cá nhân. Đặc biệt trong thời đại số hóa, mọi hành vi và ngôn từ dù tích cực hay tiêu cực đều dễ dàng bị ghi lại, lan truyền trên mạng, gây ra những hậu quả không thể lường trước.

Hơn hết, giới trẻ là đối tượng chủ yếu sử dụng các trang mạng xã hội, việc tiếng xấu đồn xa, hay xuất hiện những phát ngôn không cẩn trọng sẽ là ấn tượng xấu đối với tương lai phía trước của họ.

Từ thế giới "ảo" đến ứng xử "thật"

Vậy phải làm gì để giáo dục người trẻ coi trọng việc giữ gìn tiếng nói ở những nơi công cộng? Điều này là một vấn đề đáng suy ngẫm và chia sẻ. Mặc dù có những quan điểm phê phán cho rằng việc người trẻ chưa có ý thức duy trì những giá trị truyền thống trong văn hóa giao tiếp của người Việt, việc sử dụng ngôn ngữ chưa phù hợp làm ảnh hưởng tới cách ứng xử, lối sống của chính họ.

Cũng có những quan điểm khác coi đó là một phản ứng tự nhiên trong quá trình phát triển ngôn ngữ. Người trẻ cần có ý thức giữ gìn, tinh chỉnh lời ăn tiếng phù hợp với văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cũng như xây dựng môi trường giao tiếp tích cực, văn minh, lịch sự và xu thế phát triển của xã hội.

Bản chất mỗi người thể hiện qua cách ứng xử với những người xung quanh
Bản chất mỗi người thể hiện qua cách ứng xử với những người xung quanh

Trong không gian giao tiếp ngày càng mở rộng như hiện nay thì việc nâng cao nhận thức, lời nói, ứng xử của mỗi thanh niên càng trở nên quan trọng, để tô đẹp thêm cho môi trường văn hóa nơi bản thân mình đang sinh sống, học tập.

Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, một trong những vấn đề đang thu hút sự chú ý chính là việc giữ gìn lời nói trong chốn công cộng hàng ngày của người trẻ (bao gồm cả tin nhắn, trò chuyện trực tuyến và hội thoại hàng ngày…).

Sống trong thời đại 4.0, những giới trẻ dễ dàng học hỏi và tiếp thu những cái mới, họ có những cách giao tiếp, ứng xử khác nhau trong cuộc sống để bắt kịp xu hướng.

Theo nguyên tắc của người Việt xưa, cách xưng hô thường được phân biệt theo giới tính hoặc độ tuổi, vai vế. Nếu giới tính là nam giới thì sẽ dùng “anh”, “chú”, “bác”, “ông”; nữ giới thì dùng “chị”, “cô”, “bác”, “bà”. Người lớn tuổi hơn thì “anh”, “chị”, “cô”, “chú”, “bác”, “ông”, “bà”, người nhỏ tuổi hơn thì “em”, “cháu”...

Một bộ phận người trẻ hiện nay lại có xu hướng xưng hô khác hẳn với những quy định của ông cha. Trên mạng xã hội, họ gọi nhau là “bảnh”, “thắm” trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, xã hội.

Người trẻ coi đó cách xưng hô gần gũi để dễ dàng giao tiếp cũng như trao đổi kết bạn, tìm kiếm việc làm, cùng nhau những chia sẻ những câu chuyện có ích trong cuộc sống... tại một cộng đồng mới.

Gen Z đăng những dòng trạng thái trên mạng xã hội, sử dụng cách xưng hô “bảnh” để được giải đáp thắc mắc
Gen Z đăng những dòng trạng thái trên mạng xã hội, sử dụng cách xưng hô “bảnh” để được giải đáp thắc mắc

Ngược lại với vấn đề trên, sẽ không gây tranh cãi gì nếu những cô gái, chàng trai biết chừng mực giao tiếp tế nhị, văn minh, lịch sự đúng nơi, đúng chỗ.

Thói quen sử dụng thường xuyên tiếng lóng, chửi thề, nói trống không với người lớn hơn mình… khiến không ít người nghe cảm thấy khó chịu, phản cảm không phải là một vấn đề mới. Cái mới chính là một bộ phận giới trẻ lại “bình thường hóa” cách giao tiếp chưa chuẩn mực này ở ngoài đời thực lẫn không gian mạng.

Mặt khác, hiện tượng tiếng lóng và cách nói giản lược từ là những bước phát triển tự nhiên của mỗi nền ngôn ngữ sống, nhằm làm cho giao tiếp trở nên sinh động, tiện dụng và hợp thời hơn.

Riêng với giới trẻ, họ thường thể hiện bản thân qua những câu nói hóm hỉnh, từ ngữ theo xu hướng nhưng thường chưa thấu hiểu đầy đủ ý nghĩa và tác động của chúng. Do đó, việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, thái độ lễ phép và lối ứng xử trọng nghĩa tình, là điều cần được rèn giũa, uốn nắn hàng ngày từ gia đình và trường học.

Bởi trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người sẽ có cơ hội được tiếp xúc với nhiều người khác nhau, có những tính cách, quan điểm khác nhau khi đi học, đi làm, đi chơi… tại nhiều địa điểm, không gian công cộng khác nhau.

Người biết cách giao tiếp, ăn nói dễ nghe, lịch sự sẽ nhanh chóng gây được thiện cảm cho người đối diện. Cho dù họ có những quan điểm khác, góc nhìn khác về một sự việc, mình vẫn sẽ có tâm thế lắng nghe, học hỏi và tiếp thu.

Việc người trẻ "lẫn lộn" giữa ảo và thực, "bê" không gian giao tiếp ứng xử trên mạng xã hội ra đời thực đang tạo ra một vài hệ lụy, tác động lên văn hóa ứng xử của người Hà Nội mà chúng ta cần kịp thời đưa ra những điều chỉnh để đưa đúng giới trẻ phát triển theo "khuôn vàng thước ngọc" mà cha ông để lại.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô Người Hà Nội

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô

TTTĐ - Ngày 3/10, tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình gặp mặt phụ nữ tiêu biểu tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ Người Hà Nội

70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ

TTTĐ - Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) bằng một chuỗi các sự kiện văn hóa được tổ chức tại nhiều địa điểm trên khắp thành phố.
Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội Người Hà Nội

Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội

TTTĐ - Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 trên địa bàn Thủ đô nhằm hình thành thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc từ việc đọc sách và xây dựng tủ sách của mỗi gia đình, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Huyền Sâm và những thông điệp gửi gắm tại "Hoa sữa về trong gió" Nhịp điệu cuộc sống

Huyền Sâm và những thông điệp gửi gắm tại "Hoa sữa về trong gió"

TTTĐ - Bộ phim truyền hình “Hoa sữa về trong gió” đang trở thành hiện tượng trong lòng người hâm mộ với nhiều cảnh quay tuyệt đẹp và thông điệp sâu sắc về giá trị gia đình. Với những hình ảnh biểu tượng của Hà Nội như Hồ Gươm, cột cờ Hà Nội và con đường hoa trên phố Phan Đình Phùng, bộ phim không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội xưa đầy hoài niệm, mà còn nói về những giá trị truyền thống tốt đẹp về gia đình và văn hóa người Thủ đô đầy tinh tế.
Dịu dàng Thu trên phố Người Hà Nội

Dịu dàng Thu trên phố

TTTĐ - Tháng 10 vừa chạm ngõ, gõ cửa từng nhà. Gió thu mơn man dạo qua từng con phố, nẻo đường Hà Nội. Người Thủ đô bao đời nay vẫn yêu mùa Thu đến lạ, đón mùa về tựa như người bạn cũ hồi hương sau chuyến đi xa.
Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024 Người Hà Nội

Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024

TTTĐ - Ngày 1/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa Người Hà Nội

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa

TTTĐ - Chiều 30/9, Hội Nhà báo TP Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết về “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa”. Sự kiện nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân Người Hà Nội

Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân

TTTĐ - Sáng 10/10/1954, Hà Nội ngợp trời rừng cờ, hoa, cổng chào, băng rôn và biểu ngữ. Hàng vạn người dân đổ ra đường, rạo rực trong ngày hội lớn, chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Thúc đẩy tình yêu với sách, bồi đắp văn hóa đọc cho cộng đồng Người Hà Nội

Thúc đẩy tình yêu với sách, bồi đắp văn hóa đọc cho cộng đồng

TTTĐ - Đến với Hội Sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024, các đơn vị xuất bản không chỉ mang đến nguồn bồi đắp tri thức, khai mở tâm hồn mà còn thúc đẩy tình yêu với sách, góp phần phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng. Phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với bà Khúc Thị Hoa Phượng - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam để làm rõ hơn về vấn đề này.
Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công Người Hà Nội

Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công

TTTĐ - Ngày 29/9, tại Cụm di tích Đình, Đền, Miếu khu Thượng (phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội), “Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công" được công nhận nghề truyền thống Hà Nội.
Xem thêm