Tag
Nỗi ám ảnh mang tên “Con nghỉ hè”

Bài 2: Quanh quẩn trong 4 bức tường, làm bạn với ti vi

Camera 360 trẻ 08/07/2024 08:29
aa
TTTĐ - Ở nhà cả ngày, không có chỗ chơi, nhiều đứa trẻ chỉ biết làm bạn với tivi hoặc dán mắt vào các trò chơi điện tử. Phụ huynh lo ngại tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của con nhưng cũng không biết phải làm thế nào…
"Bật ti vi - Tìm ký ức" với "Quán thanh xuân" tháng 8 Nỗi ám ảnh mang tên “Con nghỉ hè”

Ăn ngủ cùng… ti vi, điện thoại

Nghỉ hè, chị Nguyễn Thu Trang (Hai Bà Trưng, Hà Nội) dự định cho hai đứa con tham gia học kỳ quân đội nhưng vì một số lý do nên không thể thực hiện được. Ông bà ở xa, bố mẹ đều bận công việc nên chị Trang đành để hai đứa con tự ở nhà trông nhau. Để yên tâm hơn, chị và chồng thay phiên nhau giám sát các con qua camera

“Lần nào xem camera, cảnh quen thuộc vẫn là hai đứa con nằm dài xem tivi. Hầu như tivi mở cả ngày, chúng còn không ngủ trưa. Tối về, thằng bé vẫn ôm ti vi, nhiều hôm chưa kịp ăn tối đã lăn ra ngủ”, chị Trang kể.

Chị Trang cho biết thêm, thực sự mấy tháng nghỉ hè với gia đình chị là một sự khủng hoảng. Các con rất thiệt thòi, bị giam lỏng trong nhà bí bách. Bố mẹ đi làm cũng căng thẳng, thấp thỏm không yên, nhất là thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn. Tìm người trông trẻ theo giờ không yên tâm. Để các con ở nhà, cả ngày xem tivi cũng không tốt, rất dễ bị ảnh hưởng tới sức khỏe tâm lý.

Nghỉ hè, nhiều đứa trẻ cả ngày làm bạn với tivi
Nghỉ hè, nhiều đứa trẻ cả ngày làm bạn với tivi

“Các cháu mới nghỉ hè hơn một tháng, phải cuối tháng tám chúng mới trở lại trường. Vì vậy, vợ chồng mình đang phải tìm câu lậc bộ hay trại hè để các con có không gian vui chơi. Chi phí có tốn kém, đắt đỏ một chút thì hai vợ chồng cố “cày” thêm để bù vào”, chị Trang nói.

Không có người trông con, vợ chồng anh Nguyễn Hoàng Hiệp (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng để hai đứa con ở nhà với nhau. Để các con ở nhà "ngoan ngoãn" đồng thời có thể gọi điện kiểm tra bất cứ lúc nào, vợ chồng anh sắm cho chúng 1 chiếc điện thoại.

“Tôi đã giao kèo với chúng, mỗi ngày chỉ được xem khoảng 2-3 giờ và phải phục vụ cho việc học. Tuy nhiên, chiều về vẫn thấy đứa lớn ôm máy tính, đứa bé xem điện thoại thấy. Con chủ yếu lướt Tiktok, facebook và chơi game chứ không sử dụng vào việc học hành. Mỗi ngày chúng ôm máy tính, điện thoại 5-7 tiếng đồng hồ”, anh Hiệp cho biết.

Mong muốn một nơi vui chơi lành mạnh

Anh Hiệp lo ngại, các con xem mạng xã hội nhiều sẽ bị ảnh hưởng bởi những thông tin xấu độc như lừa đảo, bạo lực… Rất nhiều sự việc đáng tiếc đã xảy ra do trẻ bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội. Hơn nữa, lạm dụng các thiết bị điện tử có thể khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bài 2: Quanh quẩn trong 4 bức tường, làm bạn với ti vi
Phụ huynh luôn mong muốn con em có nơi vui chơi, sinh hoạt lành mạnh, bổ ích

“Qua các phương tiện truyền thông, tôi cũng được biết trẻ dùng thiết bị điện tử trên một giờ mỗi ngày có thể bị rối loạn não bộ, kém phát triển hơn những đứa trẻ không sử dụng. Cũng có thể nguyên nhân không phải do thiết bị điện tử mà là trẻ không dành thời gian cho trò chơi vận động và tương tác với con người thực sự, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển trí não”, anh Hiệp chia sẻ.

Vì thế, anh Hiệp phải tìm cách tạo không gian vui chơi, cải thiện tình trạng con xem máy tính, điện thoại quá nhiều. Làm sao con thực sự có một mùa hè bổ ích là điều không chỉ anh Hiệp mà rất nhiều phụ huynh khác quan tâm. Chị Hoàng Yến (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, ngay từ những ngày đầu nghỉ hè gia đình đã lên lịch hoạt động cho câu con trai vừa hết lớp 2 như: Tham gia học kỳ công an, theo khóa học bơi… Gia đình chị sẵn sàng chi số tiền lớn cho con được vui chơi ngày hè.

Tuy nhiên, các trại hè, khoá học trải nghiệm chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi kết thúc, con lại rơi vào điệp khúc ở nhà xem tivi, điện thoại. “Tôi mong có mô hình bán trú hay câu lạc bộ cho các con được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động trải nghiệm phong phú trong những ngày hè. Tôi không đặt nặng vấn đề học hành mà chỉ mong con được vui chơi thoải mái nhất để có những ngày hè thực sự bổ ích”, chị Yến tâm sự

(Còn nữa)

Mới đây, báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết hiện trẻ em ở nước ta sử dụng từ 5 - 7 tiếng/ngày vào internet, cao hơn 2-3 lần so với khuyến cáo. Con số này có thể cao hơn trong mùa hè nếu chúng ta không kịp nhận diện và quan tâm đúng mức. Thực tế cho thấy, sau mỗi kỳ nghỉ hè, số lượng trẻ đến bệnh viện thăm khám vì xuất hiện triệu chứng nghiện màn hình, nghiện game online gia tăng.

Đọc thêm

Tình cảm sâu sắc của thanh niên Hà Nội với Tổng Bí thư Camera 360 trẻ

Tình cảm sâu sắc của thanh niên Hà Nội với Tổng Bí thư

TTTĐ - Người dân, thanh niên Thủ đô nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trên các trang báo, mạng xã hội, mọi người bày tỏ lòng tôn kính, tình cảm sâu sắc dành cho Tổng Bí thư, một người mẫu mực, cả cuộc đời vì nước, vì dân.
Với dân công nghệ, EQ không thấp như bạn nghĩ Camera 360 trẻ

Với dân công nghệ, EQ không thấp như bạn nghĩ

TTTĐ - Tọa đàm Với dân công nghệ, EQ không thấp như bạn nghĩ, vừa diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, đã thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, bạn trẻ. Chương trình này là diễn đàn của nhiều diễn giả là cá nhân thành công, xuất thân là sinh viên công nghệ, khoa học kỹ thuật và đã giải đáp thắc mắc của người trẻ về những định kiến chưa đúng.
Những cô gái xinh đẹp “phá kén” toả sáng Camera 360 trẻ

Những cô gái xinh đẹp “phá kén” toả sáng

TTTĐ - Các cô gái này là nữ sinh trong trường đại học trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Họ đã được vinh danh trong một số cuộc thi nhan sắc, tài năng và thể hiện được tài sắc vẹn toàn của bản thân.
Trường Đại học Mở Hà Nội công bố điểm sàn năm 2024 Camera 360 trẻ

Trường Đại học Mở Hà Nội công bố điểm sàn năm 2024

TTTĐ - Ngày 19/7, Hội đồng Tuyển sinh trường Đại học Mở Hà Nội công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) đối với 21 ngành đào tạo trình độ đại học hệ chính quy năm 2024.
Giới trẻ "quay về" với báo in Camera 360 trẻ

Giới trẻ "quay về" với báo in

TTTĐ - Trong thời đại bùng nổ công nghệ số, khi thông tin tràn ngập trên mạng xã hội và các thiết bị di động, nhiều người cho rằng báo in đã lỗi thời và không còn thu hút được giới trẻ. Tuy nhiên, trái ngược với những dự đoán đó, xu hướng giới trẻ "quay về" với báo in đang phát triển mạnh mẽ.
Đà Nẵng: Nắm bắt nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của trẻ em Nhịp sống trẻ

Đà Nẵng: Nắm bắt nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của trẻ em

TTTĐ - Tại Kỳ họp Hội đồng trẻ em thành phố Đà Nẵng lần thứ XI năm 2024, các vấn đề được các em thiếu nhi quan tâm liên quan tới phòng, chống bạo lực học đường và phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong trường học.
Cùng giúp người neo đơn, khuyết tật có mái nhà kiên cố Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Cùng giúp người neo đơn, khuyết tật có mái nhà kiên cố

TTTĐ - Dự kiến đầu tháng 8/2024, Đoàn Thanh niên xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ, Hà Nội sẽ khởi công xây dựng và hoàn thành hai công trình sơn, sửa nhà, xây nhà vệ sinh khép kín cho hai gia đình thuộc hộ nghèo là gia đình mẹ con em Cường (thôn Và) và cô Nguyễn Thị Hoà (thôn Bến).
Gen Z trưởng thành hơn từ những lần trao đổi sinh viên Camera 360 trẻ

Gen Z trưởng thành hơn từ những lần trao đổi sinh viên

TTTĐ - Bạn trẻ Phạm Hà Trang, sinh viên ngành Nhật Bản học (BJS) khóa 2020 – 2024 của trường Đại học Việt Nhật (VJU) – Đại học Quốc gia Hà Nội, vừa trở về Việt Nam sau hai tuần tham dự trại hè tại Thái Lan. Cô gái là một trong những sinh viên tiêu biểu, liên tục ghi danh trong các chương trình trao đổi sinh viên của nhà trường với các quốc gia khác.
Thành đoàn Đà Nẵng thắt chặt đoàn kết với Tỉnh đoàn Salavan CHDCND Lào Nhịp sống trẻ

Thành đoàn Đà Nẵng thắt chặt đoàn kết với Tỉnh đoàn Salavan CHDCND Lào

TTTĐ - Thành đoàn Đà Nẵng và Đoàn Thanh niên tỉnh Salavan (CHDCND Lào) sẽ tổ chức cho thanh thiếu niên hai tỉnh, thành phố tham gia các chương trình tình nguyện do Đoàn Thanh niên hai tỉnh, thành phố tổ chức; góp phần thắt chặt đoàn kết và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện.
Cơ hội để các em nhỏ phát triển kỹ năng trong dịp hè Nhịp sống trẻ

Cơ hội để các em nhỏ phát triển kỹ năng trong dịp hè

TTTĐ - Mùa hè là khoảng thời gian lý tưởng để trẻ em tham gia các lớp học kỹ năng, năng khiếu. Các lớp học này được tổ chức theo hình thức vừa học, vừa chơi, giúp thanh thiếu nhi tái tạo năng lượng, có thêm kiến thức để phục vụ học tập và nâng cao kỹ năng mềm.
Xem thêm