Tag
Văn hóa gia đình Hà Nội thời công nghệ số

Bài 1: Đừng lệ thuộc vào thiết bị hiện đại

Người Hà Nội 27/06/2023 07:35
aa
TTTĐ - Công nghệ số mang đến cho cả thế giới biết bao tiến bộ, thuận lợi. Dù vậy, không thể không tính đến những mặt trái, những hệ lụy mà nó tác động đến đời sống đô thị. Với bề dày văn hóa lâu bền, với truyền thống gắn kết yêu thương "gia đình là trên hết", người Hà Nội đã khéo léo tận dụng những tiện ích của công nghệ số để cuộc sống trở nên hiện đại, văn minh hơn nhưng vẫn đậm đà tình thân ái.
Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Phát huy giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại Gốm cổ Kim Lan hứa hẹn phát huy giá trị trong cuộc sống hiện đại

Hòa chung vào xu thế

Sự phát triển bùng nổ, lan rộng của công nghệ số hiện đại đã mang đến nhiều tiện ích, trải nghiệm mới mẻ cho mỗi người từ thành thị cho tới vùng quê. Việc kết nối internet hay sở hữu một thiết bị thông minh như smartphone, máy tính bảng… đã trở nên dễ dàng và phổ biến đối với mỗi gia đình.

Những chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop, máy vi tính để bàn, ti-vi có kết nối mạng internet… được nhiều người ví như “một thành viên công nghệ” trong gia đình. Bởi mỗi người chúng ta đang dành thời gian, quan tâm, chăm sóc, làm việc, học tập và giải trí cùng với nó nhiều giờ trong ngày.

Nhiều gia đình đã lập nhóm Zalo, Facebook… trên mạng xã hội để tiện nói chuyện, trao đổi. Một tấm ảnh gia đình cùng status đăng trên trang cá nhân có thể nhận được rất nhiều lượt yêu thích và bình luận của bạn bè, người quen.

Anh Trần Việt Hưng (ở phường Văn Quán, quận Hà Đông) chia sẻ gia đình nhỏ của anh có hai vợ chồng và 2 con một cháu đang học đại học, một cháu vừa học xong lớp 8. Từ 4 năm nay anh đã lập nhóm zalo gia đình để thuận tiện trao đổi những câu chuyện như: Hôm nay nhà mình ăn gì, đưa đón con/em đi học thêm, giờ nào thì về nhà…

Gia đình lớn hơn bao gồm cả bố mẹ thân sinh và gia đình anh chị em ruột của anh cũng lập một nhóm Zalo để thỉnh thoảng nhắn nhau những việc chung như đám hiếu, đám hỉ, cùng về thăm ông bà… Anh còn là thành viên của nhóm Zalo đại gia đình để biết được những thông tin giỗ chạp, hiếu hỉ, thăm nom cô dì, chú, bác, anh chị em trong họ.

“Mình thấy trao đổi thông tin trên nhóm zalo như vậy rất thuận tiện, đỡ tốn thời gian để thông báo, trao đổi với từng người như trước đây", anh Trần Việt Hưng cho biết.

Những thiết bị công nghệ hiện đại giúp các gia đình có nhiều phương tiện giải trí hơn (Ảnh minh họa)
Những thiết bị công nghệ hiện đại giúp các gia đình có nhiều phương tiện giải trí hơn (Ảnh minh họa)

Những tiện ích giải trí phong phú, đa dạng, công nghệ số giúp các thành viên gia đình giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống thường ngày, thư giãn sau thời gian học tập, làm việc mệt mỏi. Hầu như ai cũng có những thiết bị cá nhân thay vì cả gia đình chỉ có 1 chiếc TV như ngày xưa. Mỗi người trong từng độ tuổi có thể thoải mái lựa chọn những hình thức giải trí phù hợp với bản thân mình như đọc tin tức, xem phim, nghe nhạc, chơi game, hay chuyện trò, chia sẻ với bạn bè, người thân trên các mạng xã hội.

Ngoài chức năng giải trí, trẻ em cũng có thể thông qua các ứng dụng hay trò chơi hữu ích, mang tính giáo dục, học tập để rèn luyện khả năng tư duy cũng như thu nhận thêm kiến thức. Còn người lớn, bên cạnh những kiến thức thông thường khác, hoàn toàn có thể tìm kiếm các thông tin hữu ích trên internet về chăm sóc gia đình, con cái để vừa mở mang tri thức, nâng cao hiểu biết, vừa góp phần củng cố hạnh phúc.

Đặc biệt, trong thời gian dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, công nghệ và cuộc sống số càng nâng cao giá trị sử dụng trong đời sống gia đình người Hà Nội. Không thể về quê hay ra khỏi khu vực giãn cách, người ở Thủ đô vẫn có thể cập nhật tình hình của mình cũng như người thân ở khắp đất nước và cả trên thế giới, động viên nhau rất nhiều, giảm đi những lo lắng.

Không những thế, thông qua các thiết bị hiện đại, việc tuyên truyền, phổ biến tình hình dịch bệnh, các quy định của thành phố được cập nhật đến người dân nhanh hơn để họ dễ dàng hiểu và làm theo. Đó cũng là một trong những yếu tố quyết định để Hà Nội giảm được nhiều thiệt hại do dịch bệnh.

Khi ngồi cạnh nhau mà mỗi người một điện thoại
Khi ngồi cạnh nhau mà mỗi người một điện thoại

Trong khi đó, công nghệ số cũng giúp ích nhiều cho người Hà Nội trong việc mua sắm các vật dụng thiết yếu cho gia đình, hỗ trợ khai báo y tế, tìm hiểu thông tin để điều trị cho người nhiễm bệnh...

Cũng trong khoảng thời gian đó, công nghệ số mang lại rất nhiều giá trị tinh thần cho các gia đình khi cùng nhau tìm hiểu các món ăn tăng cường sức khỏe, các bài tập luyện tại nhà khi không thể ra ngoài trời vận động, những hình thức giải trí mùa dịch mà chắc chắn rằng nhiều năm sau chúng ta còn nhớ về giai đoạn đầy khó khăn nhưng cũng hết sức kiên cường, dũng cảm ấy của mỗi gia đình Hà Nội.

Hà Nội là một thành phố năng động nên các xu thế công nghệ hiện đại, những thiết bị mới nhất luôn được người dân tìm mua. Nơi đây cũng là thị trường lớn của các công ty viễn thông, điện tử, công nghệ. Nhìn vào các thiết bị trong mỗi gia đình sử dụng ta cũng sẽ dễ dàng đoán được mức sống, nơi sống của họ.

Mặt trái của đô thị

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng là đô thị lớn với rất nhiều mặt trái, trong đó cũng có cả những hệ lụy mà công nghệ số mang lại.

Nhiều gia đình đã công nhận việc sử dụng internet chiếm rất nhiều thời gian trong ngày. Khác với nông thôn, thành thị nhỏ, người dân có quan hệ họ hàng nhiều, sống giữa làng xóm, có nhiều mối quan hệ cần qua lại, người Hà Nội có phần sống khép kín hơn. Chính vì thế, tại đây, sau mỗi giờ làm việc căng thẳng, vào buổi tối hoặc ngày nghỉ, trong mỗi gia đình hình ảnh bố mẹ và con cái mỗi người một góc sử dụng một thiết bị thông minh để xem phim, lướt facebook, chơi game… đã trở nên quen thuộc.

Các thành viên vẫn quây quần bên nhau mỗi sáng mỗi tối nhưng thay vì giao tiếp, chuyện trò, tâm sự, chia sẻ, trực tiếp để hiểu và đồng cảm với nhau thì có những người lại im lặng chôn chặt những nỗi niềm, thả hồn vào những nhân vật trên thế giới ảo, trên mạng xã hội.

Bài 1: Đừng lệ thuộc vào thiết bị hiện đại

Buồn chán với lối sống gắn liền với điện thoại, internet của con trẻ, bà Ngọc (Thạch Thán, Quốc Oai, Hà Nội) tâm sự: "Sau một ngày các con đi làm, cháu đi học về tưởng cả gia đình có cơ hội quây quần nói chuyện nhưng mỗi người một cái điện thoại, cháu nhỏ thì xem TV, chẳng ai muốn nói chuyện nên tôi lại phải làm bạn với cái đài hoặc vườn tược, con mèo, con gà".

Theo chuyên gia xã hội học, ThS Trịnh Phương Thảo, khoa Công tác xã hội, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, việc quá phụ thuộc và lạm dụng các thiết bị công nghệ đã chi phối cuộc sống của mỗi người, khiến thời gian họ dành cho gia đình ngày một ít đi. Điều này đồng nghĩa với việc giao tiếp ít hơn, các thành viên sẽ dần ít hiểu nhau hơn, rồi có thể dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có. Trách nhiệm của họ với công việc chung của gia đình bị lơ là, sự không hiểu nhau dẫn đến bất hòa, cãi vã…

“Điều dễ nhận thấy, tại thành phố lớn như Hà Nội, các ông bố bà mẹ trẻ cũng vì công nghệ mà thờ ơ, ít gần gũi với con cái mình hơn. Có những khi họ chỉ mở phim hoạt hình, ca nhạc hay trò chơi cho các bé ngồi một mình, rồi sau đó lại quay trở về với thế giới riêng. Vì vậy, con cái sẽ không được trò chuyện, chia sẻ với bố mẹ nhiều, dẫn đến thiếu thốn tình cảm gia đình và sự quan tâm chăm sóc.

Sự lạm dụng công nghệ cũng gây ảnh hưởng cả đến thể chất, tinh thần, lối sống và thói quen sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Thời gian dành cho việc sử dụng các thiết bị này đã chiếm hết thời gian dành cho các hoạt động vui chơi, rèn luyện thể chất, thăm hỏi họ hàng…”, ThS Trịnh Phương Thảo nhấn mạnh.

Bài 1: Đừng lệ thuộc vào thiết bị hiện đại

Ông Minh (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng ngao ngán cảnh các con, các cháu lười vận động, suốt ngày chỉ biết cắm mặt vào máy tính, điện thoại. "Các con, cháu tôi không chịu giao tiếp chuyện trò với hàng xóm, ở đây chục năm không biết ai vào với ai. Chúng nó còn trẻ thế mà không biết ý thức về sức khỏe sau này về già sẽ rất nhiều bệnh tật. Tôi nói nhiều lần nhưng chẳng đứa nào chịu nghe", ông Minh chia sẻ.

Vì thế, chờ cả ngày để đến tối được chuyện trò với con nhưng mỗi người một thế giới nên ông đành sang hàng xóm hoặc rủ các ông bà già trong tổ hưu trí đi tập thể dục ngày hai lần cho đỡ buồn. Những dịp lễ tết thường cũng chỉ có ông qua lại với họ hàng chứ khó mà bảo con cháu đi cùng.

Việc bố mẹ trẻ sử dụng thiết bị thông minh, intermet để dụ con ăn, dụ con tự chơi để làm việc của mình hoặc nghỉ ngơi thay vì chơi đùa, trò chuyện cùng con cũng không phải là hiếm ở Hà Nội. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng sự lạm dụng, chìm đắm trong thế giới mạng đã vô tình tạo điều kiện cho sự cô đơn, lạnh nhạt len lỏi vào tổ ấm gia đình. Nó âm thầm phá vỡ sự cố kết bền chặt trong mỗi gia đình.

Mỗi người đã tự đẩy mối quan hệ của bản thân, gia đình trở nên xa cách, khiến các thành viên không “xa mặt” nhưng “cách lòng”. Nguy hiểm hơn, các thành viên trong gia đình mất dần kỹ năng giao tiếp, thấu hiểu nhau trong cuộc sống, trở nên thờ ơ, lạnh nhạt và xa lánh nhau.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô Người Hà Nội

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô

TTTĐ - Ngày 3/10, tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình gặp mặt phụ nữ tiêu biểu tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ Người Hà Nội

70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ

TTTĐ - Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) bằng một chuỗi các sự kiện văn hóa được tổ chức tại nhiều địa điểm trên khắp thành phố.
Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội Người Hà Nội

Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội

TTTĐ - Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 trên địa bàn Thủ đô nhằm hình thành thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc từ việc đọc sách và xây dựng tủ sách của mỗi gia đình, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Huyền Sâm và những thông điệp gửi gắm tại "Hoa sữa về trong gió" Nhịp điệu cuộc sống

Huyền Sâm và những thông điệp gửi gắm tại "Hoa sữa về trong gió"

TTTĐ - Bộ phim truyền hình “Hoa sữa về trong gió” đang trở thành hiện tượng trong lòng người hâm mộ với nhiều cảnh quay tuyệt đẹp và thông điệp sâu sắc về giá trị gia đình. Với những hình ảnh biểu tượng của Hà Nội như Hồ Gươm, cột cờ Hà Nội và con đường hoa trên phố Phan Đình Phùng, bộ phim không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội xưa đầy hoài niệm, mà còn nói về những giá trị truyền thống tốt đẹp về gia đình và văn hóa người Thủ đô đầy tinh tế.
Dịu dàng Thu trên phố Người Hà Nội

Dịu dàng Thu trên phố

TTTĐ - Tháng 10 vừa chạm ngõ, gõ cửa từng nhà. Gió thu mơn man dạo qua từng con phố, nẻo đường Hà Nội. Người Thủ đô bao đời nay vẫn yêu mùa Thu đến lạ, đón mùa về tựa như người bạn cũ hồi hương sau chuyến đi xa.
Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024 Người Hà Nội

Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024

TTTĐ - Ngày 1/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa Người Hà Nội

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa

TTTĐ - Chiều 30/9, Hội Nhà báo TP Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết về “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa”. Sự kiện nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân Người Hà Nội

Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân

TTTĐ - Sáng 10/10/1954, Hà Nội ngợp trời rừng cờ, hoa, cổng chào, băng rôn và biểu ngữ. Hàng vạn người dân đổ ra đường, rạo rực trong ngày hội lớn, chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Thúc đẩy tình yêu với sách, bồi đắp văn hóa đọc cho cộng đồng Người Hà Nội

Thúc đẩy tình yêu với sách, bồi đắp văn hóa đọc cho cộng đồng

TTTĐ - Đến với Hội Sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024, các đơn vị xuất bản không chỉ mang đến nguồn bồi đắp tri thức, khai mở tâm hồn mà còn thúc đẩy tình yêu với sách, góp phần phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng. Phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với bà Khúc Thị Hoa Phượng - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam để làm rõ hơn về vấn đề này.
Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công Người Hà Nội

Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công

TTTĐ - Ngày 29/9, tại Cụm di tích Đình, Đền, Miếu khu Thượng (phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội), “Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công" được công nhận nghề truyền thống Hà Nội.
Xem thêm